Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆTChuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Điện Lạnh Thermal and Refrigeration Engineering TechnologyMã ngành 50432 Mã tuyển sinh C510206 · Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật ngành Nhiệt Lạnh, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 1. Yêu cầu về kiến thức: 1.1. Kiến thức chung: · Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. · Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ. 1.2. Kiến thức chuyên môn: · Có kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí, trang bị điện- điện tử. · Có kiến thức tương đối chuyên sâu về lý thuyết cơ sở chuyên ngành như thủy khí và máy thủy khí, nhiệt động học kỹ thuật, truyền nhiệt. · Có kiến thức về cấu tạo của các thiết bị, về nguyên lý làm việc của các hệ thống lạnh dân dụng, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt công nghiệp như lò hơi, mạng nhiệt, hệ thống sấy và nhà máy nhiệt điện. · Có kiến thức về hệ thống điện điều khiển và điện động lực trong hệ thống lạnh; các quá trình vận hành và chuẩn đoán các hiện tượng hư hỏng của hệ thống lạnh. 2. Yêu cầu về kỹ năng: 2.1. Kỹ năng chuyên môn: · Thiết kế, gia công, thi công, lắp đặt cả phần cơ và phần điện cho các hệ thống lạnh, điều hòa không khí, lò hơi và hệ thống sấy nhiệt. · Thử nghiệm, vận hành an toàn và hiệu quả các hệ thống lạnh. · Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống lạnh dân dụng, lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống lò hơi, hệ thống sấy nhiệt. · Viết báo cáo kỹ thuật, lập dự trù kinh phí dự án công trình nhiệt lạnh. 2.2. Kỹ năng mềm: · Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản và thuyết trình. · Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350. · Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành. 3. Yêu cầu về thái độ: · Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước. · Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. · Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường.
· Cơ hội nghề nghiệp § Cán bộ kỹ thuật của các đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh các hệ thống nhiệt- lạnh. § Cán bộ kỹ thuật của các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát thi công các hệ thống nhiệt- lạnh. § Cán bộ kỹ thuật của các đơn vị nghiên cứu về năng lượng nhiệt, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng. § Cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng các phần mềm chuyên ngành nhiệt- lạnh phục vụ cho việc thiết kế ứng dụng trong thực tế và trong giảng dạy · Phương thức đào tạo + Tín chỉ + Tập trung + 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Vẽ Kỹ Thuật Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: dụng cụ vẽ, các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; các kỹ thuật cơ bản của vẽ hình học: các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép chiếu - Điểm - Đường thẳng - Mặt phẳng, các phép biến đổi, sự hình thành giao tuyến của các mặt. Cách biểu diễn vật thể: điểm, đường, hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt. Kỹ Thuật Điện Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điệncơ bản thường gặp trong sản xuất và đời sống. Vẽ Kỹ Thuật Cơ khí Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản để SV có thể đọc và vẽ các bản vẽ chi tiết cơ khí và các bản vẽ lắp thiết bị cơ khí cũng như các bản vẽ sơ đồ trên cơ sở TCVN và ISO. Nội dung trọng tâm là: Vẽ qui ước; bản vẽ chi tiết; các mối ghép và bản vẽ lắp; sơ đồ. Kỹ thuật Điện tử Nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực điện tử. Môn học giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng các linh kiện điện tử công nghiệp như diod bán dẫn, BJT (transistor lưỡng cực), FET (transitor trường), linh kiện quang bán dẫn, linh kiện điện tử công suất lớn và một số linh kiện điện tử thông dụng khác. Khái niệm về kỹ thuật xung, số. Cơ học lý thuyết Cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí nói chung, nội dung học phần bao gồm các phần: - Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực, giải quyết các bài toán về cân bằng. - Động học: Nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể trên quan điểm động hình học. - Động lực học: Nghiên cứu các bài toán động lực học trên cơ sở các định luật của Newton. Thủy khí Động lực Học phần này cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về tính chất của chất khí và chất lỏng, trên cơ sở đó nghiên cứu các bài toán ứng dụng trong thực tế: Tính chịu nén của chất khí, tính toán tổn thất năng lượng, tính toán thủy lực đường ống, tính toán lực cản vật chuyển động trong chất lỏng, dòng thế vận tốc, các bài toán dòng khí một chiều. Nghiên cứu ứng dụng các kết quả vào sản xuất và đời sống. Bơm Quạt Máy nén Môn học này giới thiệu cấu tạo, đặc điểm của các máy thủy khí thường được sử dụng trong sản xuất và đời sống như: bơm, quạt, máy nén và tuốc bin nước…Sau khi học sinh viên có khả năng chọn máy thuỷ khí cho phù hợp với yêu cầu làm việc và biết điều chỉnh các chế độ làm việc của máy cho phù hợp với điều kiện vận hành. Sức bền Vật liệu CK+ BTL Học phần cung cấp kiến thức về tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật: lý thuyết về nội lực,kéo nén đúng tâm, trạng thái ứng suất và các thuyết bền, đặc trưng hình học của mặt cắt ngang phẳng. các bài toán thanh chịu uốn, xoắn thuần túy, chịu lực phức tạp. Ổn định thanh thẳng. Truyền động Cơ Khí+ BTL Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế các cơ cấu truyền động, các mối ghép và các chi tiết máy điển hình. Cụ thể: cơ sở tính toán thiết kế máy, truyền động ma sát, truyền động bánh răng, truyền động trục vít - bánh vít, truyền động xích, truyền động vít - đai ốc, trục và ổ trục, khớp nối trục, các mối ghép cơ khí. Nhà máy Nhiệt điện Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tuốcbin: chu trình nhiệt và hiệu suất nhiệt tuốcbin hơi nước, sự biến đổi năng lượng trong tầng tuốcbin, tuốcbin nhiều tầng, thiết bị phụ và điều chỉnh tuốcbin, các kiến thức: tuốcbin khí, hiệu quả kinh tế và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà máy nhiệt điện, sơ đồ nhiệt và bố trí gian máy. Kỹ Thuật Cơ Khí Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp gia công, thiết bị và công nghệ để gia công kim loại như đúc; hàn; gia công áp lực; cắt gọt kim loại Trang bị Điện công nghiệp Cung cấp kiến thức về cơ sở truyền động điện, các loại động cơ điện và khí cụ điện, các mạch điện cơ bản và sơ đồ điện của một số máy gia công điển hình. Một số kiến thức cơ bản về điện tử công suất trong các máy công nghiệp: các thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều và một chiều, các thiết bị đóng ngắt, điều chỉnh điện một chiều và xoay chiều, thiết bị biến đổi tần số điện xoay chiều. Truyền Nhiệt Truyền nhiệt trình bày lý thuyết về phân bố nhiệt độ và trao đổi nhiệt, về cách ứng dụng của nó để tính toán thiết kế hoặc kiểm tra các quá trình hay thiết bị trao đổi nhiệt, lý thuyết về phân bố nhiệt độ và trao đổi nhiệt, về cách ứng dụng của nó để tính toán thiết kế hoặc kiểm tra các quá trình hay thiết bị trao đổi nhiệt. Nội dung bao gồm: Trao đổi nhiệt đối lưu, trao đổi nhiệt bức xạ, Trao đổi nhiệt phức hợp, dẫn nhiệt không ổn định, dao động nhiệt và sóng nhiệt. Nhiệt Động học Kỹ thuật Học phần NĐH giới thiệu các kiến thức cơ bản về năng lượng, nhiệt dung riêng, các định luật nhiệt động, các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng, phương trình vi phân, hơi nước và các quá trình của hơi nước, các kiến thức về không khí ẩm, các quá trình nhiệt động thực tế của khí và hơi, quá trình nén khí, các chu trình sinh công, các chu trình thiết bị làm lạnh, nhiệt động hoá học. Thiết bị Trao Đổi Nhiệt Trình bày nguyên lý làm việc, cấu tạo các thiết bị trao đổi nhiệt thông dụng. Kết cấu và phương pháp xây dựng các mạng cung cấp nhiệt đặc trưng. Quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị và mạng nhiệt. Đo lường và Tự động Nhiệt Cơ sở đo lường và dụng cụ đo, đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lưu lượng và vận tốc, đo mức môi chất rắn và lỏng, đo độ ẩm và phân tích thành phần vật chất, cách chuyển đổi tín hiệu của thiết bị đo lường hiện đại. Lý thuyết điều chỉnh tự động: Các khái niệm cơ bản, tính chất của đối tượng và cách xây dựng phương trình động học của chúng, tuyến tính hoá các hàm phi tuyến¸ tính chất của các bộ điều chỉnh và cách xây dựng phương trình động học của chúng. Các khâu tiêu biểu của hệ thống tự động và các đặc tính động của chúng. Phương trình vi phân của hệ thống tự động, tính ổn định của hệ thống tự động, tính toán hệ thống tự động. Các thiết bị điều chỉnh tự động. Một số hệ thống điều chỉnh đối tượng nhiệt trong nhà máy điện và thiết bị lạnh. Lò Hơi Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý làm việc của lò hơi, nhiên liệu và các quá trình cháy, các loại buồng lửa lò hơi, trao đổi nhiệt trong lò hơi, quá trình thuỷ động trong lò hơi, các kiến thức: bộ quá nhiệt, bộ sấy không khí , bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và bộ sấy không khí, các trang bị phụ trong lò hơi, kim loại chế tạo và tính sức bền các phần tử lò hơi, vận hành lò hơi. Kỹ Thuật Lạnh I Cơ sở nhiệt động của máy lạnh, Tính chất của các môi chất lạnh. Cách nhiệt, cách ẩm phòng lạnh. Tính nhiệt kho lạnh. Các chu trình máy lạnh một cấp, nhiều cấp. Kỹ Thuật Lạnh II Máy nén lạnh piston, các thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh, máy lạnh hấp thụ, máy lạnh thâm độ. Điều Hòa Không Khí Bao gồm các kiến thức về tuần hoàn không khí trong phòng, hệ thống vận chuyển không khí, hệ thống đường ống, điều khiển tự động, thông gió và cấp gió tươi, lọc bụi tiêu âm.Các kiến thức về không khí ẩm, lựa chọn thông số môi trường tính toán hệ thống điều hoà không khí, cân bằng nhiệt, cân bằng ẩm, xử lý nhiệt ẩm, thành lập và tính toán các sơ đồ điều hoà không khí, hệ thống điều hoà không khí kiểu khô, kiểu ướt. Kỹ Thuật Sấy Giới thiệu nguyên lý, cấu tạo, tính toán xây dựng và vận hành các hệ thống sấy thường gặp trong các ngành công, nông nghiệp Lò Công Nghiệp Các đặc trưng cơ bản, chế độ làm việc, phương pháp xây dựng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, tính toán kỹ thuật nhiệt luyện kim Kỹ thuật An toàn Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong các môi trường cơ khí đặc trưng. Cụ thể: Một số vấn đề khoa học về bảo hộ lao động; Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn trong xí nghiệp cơ khí. Kỹ thuật an toàn khi vận hành thiết bị nâng chuyển. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị áp lực. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. Đồ án Lò Hơi Ứng dụng các kiến thức của môn học lò hơi và các môn học cơ sở ngành như: nhiệt động học kỹ thuật, truyền nhiệt để hoàn thành việc tính toán thiết kế cho một nhà máy nhiệt điện Đồ án Kỹ Thuật Lạnh Sinh viên nắm được cách tính toán, thiết kế hệ thống lạnh. Sơ đồ đấu nối và vận hành thực tế hệ thống lạnh. TTCM Rèn Dập Thực tập về các thao tác quai, đánh búa, nung kim loại, chặt, vuốt, là, tóp, xấn khi rèn, cụ thể là rèn các sản phẩm có hình dạng đơn giản.Nhiệt luyện sản phẩm sau khi rèn TTCM Công nghiệp - Hệ thống thiết bị thí nghiệm nhiệt lạnh - Qui trình gia công chế tạo các thiết bị nhiệt lạnh - Qui trình bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh - Vận hành và sử dụng các thiết bị nhiệt lạnh TTCM Điện Thực hành cơ bản về Điện, Khí cụ Điện và Mạch Điện nhằm trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng cần thiết về Điện Lạnh TTCM Lạnh 1 Thực hành về các hệ thống lạnh cơ sở và đơn giản nhất của hệ thống lạnh như: tủ lạnh, tủ kem, máy đá. TTCM Lạnh 2 Thực hành về các hệ thống lạnh phức tạp và hệ thống lạnh công nghịêp, khắc phục, xử lý sự cố máy lạnh cũng như về các phần mềm mô phỏng hệ thống lạnh. TTCM Nóng Thực hành về các hệ thống nhiệt nóng như: máy sấy, lò hơi, năng lượng mặt trời, máy sản xuất nước nóng. Chuyên đề Lạnh Vận hành hệ thống lạnh. Xử lý sự cố gây sai lệch chế độ vận hành. Mạch điện điều khiển hệ thống lạnh. Chuyên đề Sấy Các tính chất của gỗ sấy, quy trình công nghệ sấy, phương pháp bảo quản gỗ sấy, tính toán công nghệ,tính toán nhiệt, tính khí động, tính chọn các thiết bị phụ trợ cho hệ thống sấy gỗ. Chuyên đề Điều hòa Không khí Ứng dụng các lý thuyết cơ sở của cá môn Máy và thiết bị lạnh, Truyền Nhiệt, Nhiệt Động học Kỹ Thuật và Điều Hòa Không Khí để tính toán thiết kế các hệ thống điều hòa không khí. Công nghệ làm lạnh bền vững Khác với các phương pháp làm lạnh truyền thống sử dụng chu trình nén hơi được giới thiệu trong các học phần Kỹ thuật Lạnh, học phần này cung cấp cho sinh viên cụ thể hơn về các nguyên lý và công nghệ làm lạnh mới bền vững hơn, như công nghệ làm lạnh hấp thụ khuếch tán, công nghệ làm lạnh hấp thụ rắn, công nghệ làm lạnh bằng điện từ, làm lạnh bằng chu trình không khí, chu trình Stirling, làm lạnh nhiệt điện…Học phần cũng giới thiệu về các môi chất lạnh hữu cơ mới và môi chất lạnh tự nhiên bền vững với môi trường, có khả năng thay thế cho các môi chất lạnh CFC và HCFC làm suy giảm tầng ôzôn. Kỹ thuật tiết kiệm năng lượng Tiết kiệm năng lượng là một trong những chính sách lớn quốc gia, thực hiện việc tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống nhiệt chuyên ngành như: tiết kiệm nhiệt trong lò hơi phần xử lý nước, xử lý khói, tận dụng nhiệt phần đuôi của lò hơi, của nhiên liệu tốt. Áp dụng tiết kiệm năng lượng trong vận hành hệ thống lạnh phục vụ nông nghiệp, công nghiệp như: vận hành hệ thống lạnh bia, đông lạnh…Tiết kiệm năng lượng trong vận hành hệ thống điều hoà không khí dân dụng và công nghiệp. Đồng thời tính toán tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống nhiệt khác như Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng Biogas… Kỹ thuật vận hành thiết bị áp lực Thiết bị áp lực là một thiết bị sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống nhiệt chuyên ngành. Trong lĩnh vực nóng như sấy, lò hơi, khí nén là các thiết bị hoạt động có nhiệt độ cao, áp lực lớn cho nên rất nguy hiểm trong vận hành, cần phải chú ý khi thao tác. Trong hệ thống lạnh, điều hoà không khí, khi hoạt động các hệ thống có các thiết bị, các bộ phận, các đoạn đường ống có áp lực phần cao áp khá lớn, kết hợp với phần môi chất lạnh khá nguy hiểm, cho nên khi vận hành cần phải hết sức chú ý để tránh gây ra nổ, bể, vỡ ảnh hưởng đến người vận hành va mọi người xung quanh. Chuyên đề lò hơi và mạng nhiệt Chuyên đề lò hơi và mạng nhiệt sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật vận hành, sửa chữa lò hơi, lò nung, các hệ thống cấp nhiệt cho các nhà máy xí nghiệp, thu hồi nhiệt và nghiên cứu các giải pháp nâng hiệu quả sử dụng của hệ thống mạng nhiệt. Chuyên đề năng lượng mới Sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về các nguồn năng lượng mới, hướng nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả các nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng cũ ngày càng cạn kiệt. Nghiên cứu, sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng khí biogas, Biomass, năng lượng địa nhiệt, thuỷ triều, năng lượng dòng nước, năng lượng sóng. Chuyên đề Bơm nhiệt Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các công nghệ bơm nhiệt khác nhau như bơm nhiệt nguồn không khí, bơm nhiệt nguồn đất, bơm nhiệt nguồn năng lượng mặt trời, bơm nhiệt nguồn nước sông/biển…Thiết kế và ứng dụng bơm nhiệt để hút ẩm, sấy lạnh hay sản xuất nước nóng đạt hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng. Môn học cũng sẽ giới thiệu các ứng dụng khác của bơm nhiệt trong các ngành công nghiệp khác nhau.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||