Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬChuyên ngành Hệ thống điện Mã ngành 50513B Mã tuyển sinh C510301 · Trình độ đào tạo : Cao đẳng chuyên nghiệp · Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp. · Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Mục tiêu của chương trình là đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng chuyên ngành Hệ thống điện thuộc ngành Điện kỹ thuật, có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành nghề trong ngành Điện, trong lĩnh vực Hệ thống điện, có đủ trình độ ngoại ngữ và những kỹ năng mềm khác (làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo,...) để có thể thâm nhập tốt vào môi trường làm việc và đặc biệt trong môi trường hòa nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những chuẩn đầu ra cụ thể như sau: C1. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép. C2. Có động cơ học tập vì nghĩa vụ với xã hội, với gia đình và vì sự phát triển của bản thân. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử, giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. C3. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, tham gia làm việc trong môi trường quốc tế. Sử dụng công cụ tin học (máy tính, phần mềm chuyên dùng) để thực hiện các hoạt động trong công tác chuyên môn. C4. Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm có hiệu quả, có kỹ năng trình bày, báo cáo. C5. Có kiến thức và nhận thức đúng đắn về an toàn điện nói riêng và an toàn lao động nói chung, vận dụng được vào môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản và bảo vệ môi trường trong thực tế lao động, sản xuất. C6. Nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan đến ngành Điện và hệ thống điện, ứng dụng trong tính toán, thiết kế, phân tích và đánh giá một hệ thống điện cũng như các thiết bị điện và các thành phần trong hệ thống. C7. Thi công, lắp đặt, sửa chữa và vận hành một hệ thống điện, các thiết bị điện và các thành phần trong hệ thống. C8. Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong thực tế hoạt động và vận hành một hệ thống điện, các thiết bị cũng như các thành phần trong hệ thống. O1. Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ. O2. Có kiến thức liên quan thuộc ngành hoặc chuyên ngành khác (Tự động hóa, Điện tử, Cơ khí,...) và ứng dụng vào công tác chuyên môn. · Cơ hội nghề nghiệp + Kỹ thuật viên, phụ trách các công việc liên quan đến phần điện trong các xí nghiệp công nghiệp hoặc trong các công ty Điện lực, công ty Xây lắp điện. + Giảng dạy tại các trường Trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy thực hành tại các trường CĐ, ĐH · Tuyển sinh - điều kiện nhập học Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức và phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào cấp cao đẳng do Bộ GD-ĐT qui định, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường qui định. · Điều kiện tốt nghiệp Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. · Phương thức đào tạo + Tín chỉ + Tập trung + 2 – 4 năm tùy khả năng và điều kiện của người học + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với các thay đổi của công nghệ trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời · Danh sách các học phần
· Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Nhập môn ngành Điện - điện tử Giới thiệu và định hướng về nghề nghiệp cho sinh viên ngành Điện - điện tử. Tư vấn những công việc và những địa chỉ mà sinh viên có thể tham gia tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Giới thiệu tổng quan về 2 chuyên ngành Hệ thống điện và Tự động hóa. Vẽ Kỹ thuật điện - Hệ thống điện Học phần này trình bày một số quy định về bản vẽ sơ đồ điện, giới thiệu và hướng dẫn cách đọc các sơ đồ điện. Giới thiệu và ứng dụng phần mềm Autocad để vẽ các sơ đồ trong hệ thống điện. Chuyên đề Bù công suất phản kháng Học phần này nghiên cứu các biện pháp nâng cao hệ số công suất: bù tự nhiên, đặt thiết bị bù. Xác định dung lượng bù kinh tế tại các hộ tiêu thụ. Phân phối thiết bị bù trong mạng điện xí nghiệp. Mạch điện Giới thiệu các khái niệm và định luật cơ bản về mạch điện. Phân tích mạch ở chế độ xác lập điều hòa. Nghiên cứu mạng một cửa (hai cực), hai cửa (bốn cực) và mạch điện ba pha. Máy điện Học phần máy điện nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính của các loại máy điện thông dụng như: máy điện một chiều, máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ. Vật liệu điện Cung cấp các kiến thức cơ bản: các quá trình vật lý, các tính chất cơ bản và đặc tính của vật liệu điện, các vật liệu điện được sử dụng trong kĩ thuật điện, vật liệu dẫn điện, bán dẫn điện, vật liệu siêu dẫn, vật liệu từ, đặc biệt là các vật liệu cách điện ở điện áp cao và các kết cấu cách điện cao áp. Kỹ thuật điện tử Môn học kỹ thuật điện tử nhằm cung cấp toàn bộ nội dung về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số, cách nhận biết các linh kiện điện tử và các mạch điện tử ứng dụng cơ bản như mạch khuếch đại, mạch tạo dao động, một số mạch xung-số và các mạch nguồn ổn áp. Ngoài ra môn học này còn trình bày các mạch điện tử ứng dụng sử dụng UJT, SCR trong các mạch điều khiển nhiệt độ, nghịch lưu, biến tần, điều khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóng cao tần, các loại nguồn ổn áp đang được sử dụng trong công nghiệp. Lý thuyết điều khiển tự động Nhập môn lý thuyết điều khiển: Nhiệm vụ của lý thuyết điều khiển. Mô tả tín hiệu; điều khiển hệ một vào, một ra (SISO) liên tục tuyến tính: mô tả hệ thống. Phân tích hệ thống. Xác định tham số cho bộ điều khiển PID. Hướng dẫn sử dụng MATLAB Control Toolbox và Simulink Toolbox; Điều khiển hệ một vào - một ra (SISO) không liên tục, tuyến tính: Mô tả tín hiệu. Mô tả hệ thống. Phân tích hệ thống. Xác định tham số cho bộ điều khiển PID số. Hướng dẫn sử dụng MATLAB Control Toolbox và Simulink Toolbox. Kỹ thuật xung số A Kỹ thuật xung: Tín hiệu xung và mạch RLC. Khóa điện tử và các mạch biến đổi xung. Mạch dao động đa hài; Kỹ thuật xung số A: Hệ thống số đếm và khái niệm về mã. Đại số Boole. Các phần tử lôgic cơ bản. Hệ tổ hợp. Hệ tuần tự. Các bài thí nghiệm Kỹ thuật chiếu sáng Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các vần đề liên quan đến chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp. Trang bị những kiến thức cơ bản về chiếu sáng, chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp trong các công trình và tính toán chiếu sáng trong nhà cũng như trên đường phố. Tính toán mạng điện chiếu sáng và thiết lập sơ đồ đi dây cung cấp điện chiếu sáng. Khí cụ điện Giới thiệu cơ sở lý thuyết về khí cụ điện : giới thiệu chung, lực điện động trong khí cụ điện, sự phát nóng trong khí cụ điện, hồ quang điện, tiếp xúc điện,... Giới thiệu các khí cụ điện được sử dụng trong hệ thống phân phối điện năng, hệ thống điều khiển, hệ thống điện cao áp và hạ áp. Cung cấp điện Trình bày các kiến thức về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, các phương pháp tính toán kinh tế-kỹ thuật, phương pháp xác định phụ tải điện, tính toán tổn thất điện năng và phương pháp tính toán hệ thống cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp, nhà cao tầng và các công trình đô thị. Học phần cũng cung cấp kiến thức về tiết kiệm điện năng và nâng cao hệ số công suất trong các xí nghiệp công nghiệp. Đồ án Cung cấp điện Trên cơ sở kiến thức do học phần Cung cấp điện cung cấp, sinh viên sẽ được thực hành tính toán thiết kế cung cấp điện công nghiệp cũng như lập dự toán cho công trình cung cấp điện công nghiệp trong học phần Đồ án Cung cấp điện. Đo lường điện Giới thiệu cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đo lường: các khái niệm cơ bản và định nghĩa, mạch đo và thiết bị đo, đo lường những đại lượng điện (dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, góc pha, tần số,...), đo thông số của mạch điện.
Điện tử công suất Các khái niệm cơ bản. Linh kiện bán dẫn và điện từ. Các bộ chỉnh lưu. Các bộ nghịch lưu và biến tần. Các bộ biến đổi và biến tần trực tiếp. Các bộ biến đổi một chiều kiểu băm xung. Các bộ bù cos An toàn điện Cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản về an toàn điện và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người khỏi điện giật,cách tính toán dòng điện qua người trong các điều kiện khác nhau khi tiếp xúc với mạch điện và các chế độ, chính sách về an toàn điện. Tin học ứng dụng Giới thiệu về phần mềm MATLAB và công cụ Simulink, hướng dẫn lập trinh và sử dụng trong tính toán và mô phỏng các mạch điện, mạch điều khiển, hệ thống,... Thực tập điện cơ bản Học phần thực tập điện cơ bản giúp sinh viên hiểu biết tường tận các cấu tạo và đặc điểm của các loại mạch điện cơ bản như mạch nối tiếp, mạch song song, mạch hỗn hợp ; nắm được các nguyên tắc sử dụng các đồ nghề thông dụng và các dụng cụ thường dùng và hiểu được các phương pháp lắp đặt mạch điện đúng kỹ thuật và an toàn. Thực tập điện tử Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề cơ bản ban đầu mới bước vào lĩnh vực thực hành điện tử. Qua học phần này sinh viên phải làm được những việc cụ thể là: nhận dạng, kiểm tra, sử dụng được hết các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, các linh kiện bán dẫn…. Sử dụng được các dụng cụ chuyên dùng cho thực hành, hàn và tháo linh kiện, kỹ thuật làm mạch in và lắp ráp đo thử một số mạch đơn giản Thực tập máy điện Học phần này giúp sinh viên nắm được cấu tạo của dây quấn máy điện, từ đó thiết lập được các sơ đồ dây quấn cơ bản của động cơ điện xoay chiều. Thực hiện tính toán và sửa chữa dây quấn. Thí nghiệm Mạch điện Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn Mạch điện.Thông qua các bài thí nghiệm, sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học: nắm được các thông số của mạch điện; kiểm nghiệm lại các công thức và các định luật trong mạch điện; hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến sự hoạt động của mạch điện. Thí nghiệm Máy điện Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn học Máy điện. Thông qua các bài thí nghiệm sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học. Hiểu rõ về cấu tạo,nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành các loại máy điện. Xây dựng được các đường đặc tính của các loại máy điện cơ bản. Lấy được các thông số làm việc của các loại máy điện. Tính toán được các thông số ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại máy điện. Nắm bắt một cách trực quan kết quả thí nghiêm bằng máy tính. Thí nghiệm Kỹ thuật xung số Thí nghiệm Kỹ thuật xung số giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong các học phần Kỹ thuật xung số A. Nội dung của học phân gồm các bài thí nghiệm khảo sát hoạt động và các thông số kỹ thuật của các mạch tạo xung, các mạch số. Thực hiện các bài tập lập trình và xử lý chương trình trên vi xử lý. Truyền động điện Những nguyên tắc xây dựng hệ điều khiển truyền động điện. Mô hình toán học trong hệ điều khiển truyền động điện. Các phương pháp phân tích và tổng hợp hệ điều khiển truyền động điện. Phân tích và tổng hợp hệ điều khiển truyền động điện động cơ một chiều và động cơ không đồng bộ. Điều khiển vectơ động cơ không đồng bộ. Mạng điện Giới thiệu những vấn đề chung về hệ thống điện và mạng điện. Tính toán chế độ xác lập của mạng điện. Chọn tiết diện dây dẫn, máy biến áp. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện. Nâng cao hiệu quả kinh tế mạng điện. Ngắn mạch Giới thiệu cơ sở lý thuyết về ngắn mạch, các phương pháp tính toán ngắn mạch, tình trạng ngắn mạch duy trì và ngắn mạch không đối xứng. Tìm hiểu về quá trình quá độ trong mạch điện đơn giản và trong máy điện khi có ngắn mạch xảy ra. Kỹ thuật cao áp Phóng điện vầng quang. Phóng điện sét và bảo vệ chống sét đánh thẳng vào hệ thống điện. Quá trình sóng trên đường dây tải điện. Nối đất trong hệ thống điện. Bảo vệ chống sét cho hệ thống điện. Quá điện áp nội bộ. Đồ án Tiếp địa và chống sét Tính toán thiết kế hệ thống chống sét cho trạm biến áp và các công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thiết kế hệ thống tiếp đất cho hệ thống chống sét. Nhà máy điện Khái niệm chung về nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống điện và năng lượng. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện và trạm biến áp. Máy biến áp điện lực. Ảnh hưởng của dòng điện đối với các thiết bị điện và các phần có dòng điện chạy qua. Chọn các thiết bị điện chính trong nhà máy điện và trạm biến áp. Tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp. Thiết bị phân phối điện năng. Rơle tự động hóa Giới thiệu cơ sở lý thuyết về kỹ thuật bảo vệ rơle: khái niệm chung về bảo vệ rơle, các mạch bảo vệ dùng rơle (bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ quá dòng có hướng, bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ dòng so lệch, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ tần số cao và vô tuyến). Tự động đóng nguồn dự trữ, tự động đóng trở lại nguồn điện. Rơle bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện Nghiên cứu và tính toán bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện: bảo vệ máy phát điện; bảo vệ máy biến áp; bảo vệ thanh góp; bảo vệ đường dây. Thực tập Hệ thống điện Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết cũng như những kỹ năng cơ bản về thực hiện các mạch nhất thứ và mạch nhị thứ tại các trạm biến áp. Ngoài ra, sinh viên sẽ được hướng dẫn tính toán bảo vệ chống sét cho trạm biến áp bằng hệ thống thu sét. Thí nghiệm Mạng điện Thí nghiệm này giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong các học phần liên quan đến mạng điện. Nội dung của học phần gồm các bài thí nghiệm nghiên cứu sự phân bố điện áp trên đường dây truyền tải. Thí nghiệm Rơle và Cao áp Nội dung của học phần gồm các bài thí nghiệm cài đặt, chỉnh định các bảo vệ thường dùng trong hệ thống điện; các bài thí nghiệm phóng điện trong chất khí trong dầu máy biến áp và tính toán điện trở suất của đất. Điều khiển logic Lý thuyết cơ sở. Mạch tổ hợp và mạch trình tự. Bộ điều khiển lập trình PLC. Phương pháp lập trình PLC. Ngôn ngữ lập trình LADDER. Kỹ thuật lập trình điều khiển trình tự. Các chức năng chuyên dụng trên PLC. Những ứng dụng của PLC. Lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Các bài thí nghiệm Thực tập PLC Giúp cho sinh viên nắm được cấu tạo của CPU, các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter,... thực hiện được và đầy đủ các bài thực hành của sinh viên đề ra cũng như một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp Kỹ thuật cảm biến Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, cơ chế hoạt động, các thông số đo lường, phạm vi ứng dụng của cảm biến và cơ cấu chấp hành. Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên nhằm tạo cơ sở để có thể tính toán và lựa chọn cảm biến trong thiết kế các hệ thống tự động hóa trong điện công nghiệp Rơle số và ứng dụng Trình bày các kiến thức cơ bản về bảo vệ rơle, các loại bảo vệ rơle và cấu tạo, nguyên lý làm việc các loại rơle số dùng trong công nghiệp. Ngoài ra còn trình bày một số sơ đồ ứng dụng rơle số trong bảo vệ máy điện. Chuyên đề về Lưới điện phân phối Tính toán tổn thất điện áp, tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối tại các Điện lực. Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để tính toán các thông số dòng, áp và công suất trong lưới điện phân phối.
Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT a) Danh sách đội ngũ giảng viên: Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các học phần cơ sở và chuyên ngành là những GV thuộc các Bộ môn của Khoa Điện: · Bộ môn Hệ thống điện:
· Bộ môn Tự động hóa:
· Bộ môn Điện tử-Viễn thông · Bộ môn Công nghệ Thông tin b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng máy tính: - Phòng thí nghiệm Mạch và Máy điện - Phòng thí nghiệm Đo lường và cảm biến - Phòng thí nghiệm Tự động hóa - Phòng thí nghiệm Điện tử - Phòng máy tính Điện - Điện tử - Xưởng Điện 1 - Xưởng Điện 2 - Xưởng Điện tử c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành - Máy tính xách tay - Máy chiếu - Các phần mềm chuyên ngành
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||