1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Mã ngành 50521

·         Mục tiêu đào tạo   

Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Điện tử viễn thông, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau

+ Có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

+ Nắm vững các kiến thức & kỹ năng cần có của một kỹ thuật viên trong vị trí người chuyên trách xây dựng, điều hành, bảo trì ... trong lĩnh vực điện tử và viễn thông.

+ Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ , khả năng tự học trong  môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời

+ Có phẩm chất tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.

·         Cơ hội nghề nghiệp      

+ Kỹ thuật viên phụ trách các công việc liên quan đến phần điện tử, viễn thông tại các nhà máy, xí nghiệp, các Công ty viễn thông, Bưu điện, đài phát thanh truyền hình..

+ Giảng dạy  tại các trường Trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy thực hành  tại các trường CĐ, ĐH

·         Phương thức đào tạo

+ Tín chỉ

+ Tập trung

+ 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học

+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp:

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

·         Danh sách các học phần

 

SốTT

Mã học phần

Tên học phần

Số tiết

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)
HP học trước
HP song hành(+)

LT-BT

TH - TN

Thực tập 

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1

5020040

Toán cao cấp I

4

0

0

4

 

2

5020140

Toán cao cấp II

3

0

0

3

Toán cao cấp I

3

5020060

Vật Lý I

3

0

0

3

 

4

5020150

Vật Lý II

3

0

0

3

Vật Lý I

5

5020020

Ngoại Ngữ I

3

0

0

3

 

6

5020100

Ngoại Ngữ II

3

0

0

3

Ngoại Ngữ I

7

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

3

3

HP không tích lũy

8

5020281

Giáo dục Môi trường

2

0

0

2

Tự chọn

9

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

HP không tích lũy

10

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

HP không tích lũy

11

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

HP không tích lũy

12

5020350

Nguyên lý CB của CNMLN I

2

0

0

2

 

13

5020400

Nguyên lý CB của CNMLN II

3

0

0

3

 

14

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

 

15

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

 

16

5040031

Vẽ Kỹ Thuật I

3

0

0

3

 

17

5050021

Tin học đại cương

2

1

0

3

 

18

5020360

Kỹ năng giao tiếp

2

0

0

2

Tự chọn

19

5020370

Pháp luật và nghề nghiệp

2

0

0

2

Tự chọn

20

5020380

Phương pháp học tập & Nghiên cứu khoa học

2

0

0

2

Tự chọn

21

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

Tự chọn

Số tín chỉ GDĐC phải tích lũy :

35

 

·        Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

1

5050043

Cấu kiện điện tử

3

0

0

3

 

2

5051023

Điện tử thông tin

3

0

0

3

Kỹ thuật mạch điên tử II

3

5050703

Đồ án Kỹ thuật mạch

1

0

1

2

Kỹ thuật mạch điên tử II(+)

4

5051613

Đo lường điện tử

2

0

0

2

Kỹ thuật mạch điên tử I

5

5050442

Kỹ Thuật Điện

2

0

0

2

 

6

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

1

0

3

Tin học đại cương

7

5050153

Kỹ thuật mạch điên tử I

3

0

0

3

Cấu kiện điện tử

8

5050463

Kỹ thuật mạch điên tử II

3

0

0

3

Kỹ thuật mạch điên tử I

9

5050473

Kỹ thuật truyền hình

3

0

0

3

Điện tử thông tin

10

5050482

Kỹ thuật Vi xử lý

3

0

0

3

Kỹ thuật xung số

11

5051573

Kỹ thuật xung số

3

0

0

3

 

12

5051663

Lý thuyết điều khiển tự động

2

0

0

2

Tự chọn

13

5050203

Lý thuyết mạch điện tử I

3

0

0

3

Toán cao cấp II

14

5051623

Lý thuyết mạch điện tử II

3

0

0

3

Lý thuyết mạch điện tử I

14

5051073

TH Điện tử

0

2

0

2

Kỹ thuật mạch điên tử I(+)

16

5051063

TH Xung số

0

2

0

2

Kỹ thuật xung số

17

5050903

Thông tin số

3

0

0

3

Kỹ thuật xung số

18

5050283

TN Cấu Kiện Điện Tử

0

1

0

1

Cấu kiện điện tử(+)

19

5050573

TN kỹ thuật mạch điện tử

0

1

0

1

Kỹ thuật mạch điên tử I(+)

20

5050973

TT KT  Vi xử lý

0

0

2

2

Kỹ thuật Vi xử lý(+)

21

5050603

TT Kỹ Thuật Điện

0

0

1

1

Kỹ Thuật Điện

22

5051633

TT Kỹ thuật truyền hình

0

0

1

1

Kỹ thuật truyền hình(+)

23

5050983

TT Thông tin Analog-Digital

0

0

2

2

TN kỹ thuật xung-số

24

5052000

Đồ án tổng hợp ĐT

0

0

5

5

Kỹ thuật mạch điên tử II (*)

Tổng số :

56

 

·        Chuyên ngành điện tử

1

5051843

Điện tử công nghiệp

2

0

0

2

KT mạch ĐT 2- KT Xung số

2

5051733

Điều khiển logic (PLC)

2

0

0

2

Kỹ thuật Vi xử lý

3

5050213

Mạng Máy tính

2

1

0

3

Tin học đại cương

4

5051783

TH điều khiển logic (PLC)

0

1

0

1

Điều khiển logic (PLC)(+)

5

5051193

TT  Kỹ thuật Vi xử lý 2

0

0

1

1

Kỹ thuật Vi xử lý

6

5051163

TT Điện tử công nghiệp

0

0

1

1

Điện tử công nghiệp

7

5051803

Đồ án Điện tử công nghiệp

1

0

1

2

Điện tử công nghiệp

·        Chuyên ngành viễn thông

1

5051853

Hệ thống viễn thông

2

0

0

2

Thông tin số(+)

2

5051743

Kỹ thuật điện thoại

2

0

0

2

Thông tin số

3

5051863

Thông tin vi ba - vệ tinh

2

0

0

2

Điện tử thông tin

4

5050963

TT Kỹ thuật cáp quang

0

0

1

1

Hệ thống viễn thông(+)

5

5051183

TT Kỹ thuật điện thoại

0

0

2

2

Kỹ thuật tổng đài(+)

6

5051203

TT Vi ba - anten

0

0

1

1

Thông tin vi ba - vệ tinh(+)

7

5051793

Đồ án Kỹ thuật viễn thông

1

0

1

2

Hệ thống Viễn thông

Tổng số :

12

 

Tổng số :

103

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Cấu kiện điện tử

Môn học cấu kiên điện tử (Electronic Drivers) nhằm cung cấp toàn bộ nội dung về bản chất vật lý, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số cách nhận biết và một số ứng dung của các dung cụ bán dân cơ bản thông dung nhất trong kỹ thuật điện tử.

Kỹ thuật điện

Hoc phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dung các loại máy điện, khí cụ điện cơ bản.Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện.khí cụ điện cơ bản thường gặp trong sản xuất và đời sống.

 Lý thuyết mạch điện tử I

Cung cấp các kiến thưc cơ sở về mô hình mạch điện, các khái niệm, các định luật cơ bản và phương pháp phân tích mạch trên cơ sở mô hình.Trên cơ sở mô hình mạch điện,tiến hành phân tích các mạch RCL đơn giản dưới các tác động điều hòa và rút ra các nhận xét phù hợp với các kết quả thực nghiệm.khẳng định tính đúng đắn của mô hình.

 Lý thuyết mạch điện tử II

Đây là môn hoc cơ sở về mạch tuyến tính thụ động và tích cực, các hệ thống không tuyến tính.việc khảo sát các đặt tuyến tần số của các mạch thường dùng đối với một số quá trình biến đổi khác nhau(khuếch đại, lọc . . )của tín hiệu được đề cập trong giáo trình này.

 Kỹ thuật mạch điện tử I

Môn học kỹ thuât mạch điện tử I nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về phân giải mạch điện dùng các nguyên tắc về nguồn tương đương để tính toán các mạch khuếch đại tầng thấp và trung bình trong kỹ thuật điện tử.Môn học đề cập đến các chỉ tiêu kỹ thuật và tần số hoạt động của các mạch khuếch đại dùng BJT,FET và khuếch đại thuật toán.

 Kỹ thuật mạch điện tử II

Cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật mạch điện tử II.Nội dung gồm có 6 chương gồm việc áp dung kiến thức về mạch khuếch đại thuật toán vào các mạch dao động hình sine, mạch điều chế tách sóng, trộn tần và mạch chuyển đổi AD – DA.

Kỹ thuật xung - số

Kỹ thuật xung số là môn cơ sở ngành ,được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động, vi điều khiển, vi xử lý. Môn học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về tín hiệu xung, biến đổi xung,khoa diện tử, các hệ thống số đếm, các loại mã thông dụng, đại số Boole các phương pháp biểu diển hàm, các phần tử cơ bản.trên cơ sở đó tính toán, thiết kế các mạch tạo xung, các hệ tổ hợp và hệ tuần tự…..

Kỹ thuật lập trình

Cung cấp cho sinh viên ngành điện tử - viễn thông các tiện ích của ngôn ngữ lập trình C để dùng trong kỹ thuật điện tử.Sinh viên sẽ làm chủ được các kỹ thuật lập trình thông qua rất nhiều ví du trong bài giảng tại lớp và trong tài liệu dùng làm giáo trình.

Đo lường điện tử

Mục đích của môn học đo lường điện tử là giới thiệu các nguyên lý và phương pháp đo lường tín hiệu điện tử bằng các thiết bị đo điện tử. Do tính ứng dung rộng rãi của thiết bị đo điện tử trong kỹ thuật, khoa học và công nghiệp nên môn học đo lường điện tử rất quan trọng.

Kỹ thuật truyền hình

Cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật truyền hình.Nội dung có 10 chương gồm phần phát truyền dẫn, phần thu, các hệ truyền hình màu khác nhau, kỹ thuật truyền hình số và truyền hình độ phân giải cao HDTV.

Kỹ thuật vi xữ lý

Mục tiêu của giáo trình này là giới thiệu các kỹ thuật thiết kế các hệ thống điện tử số  dưa trên chip vi xử lý. Sau khi hoàn thành giáo trình này,sinh viên có thể thiết kế các hệ thống vi xử lý cho các ứng dung thời gian thực, sử dung các ngắt và các kỹ thuật truy cập trực tiếp bộ nhớ (DMA).

Điện tử công nghiệp

Môn học này trình bày các mạch điện tử ứng dung sử  dung UJT, SCR trong các mạch điều khiển nhiệt độ, nghịch lưu ,biến tần,điều khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóngcao tần, các loại nguồn ổn áp đang được sử dung trong công nghiệp.

LT Điều khiển tự động (ĐT)

Giáo trình cung cấp các kiến thức nền tảng cho quá trình phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động.Được xây dựng trên cơ sở toán học(phép biến đổi Laplace và phép biến đổi Z) cho quá trình xây dưng các hàm truyền đạt của các khâu và hệ thống điều khiển, tổng hợp - ổn định và nâng cao chỉ tiêu chất lượng hệ thống.

Thông tin số

Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thông tin số ,dựảtên cơ sở lý thuyết được cung cấp bởi môn lý thuyết thông tin.Mỗi chương trình bày về một khâu cơ bản trong hệ thống thông tin số, bao gồm khâu số hóa tín hiệu bằng kỹ thuật điều xung mã PCM, định dạng tín hiệu số, mã hóa và giải mã,ghép và tách kênh số,đa truy cập ,truyền dẫn số và khôi phục tín hiệu số, điều chế và giải điều chế tín hiệu số.

TN cấu kiện điện tử

Môn học này giúp sinh viên có khả năng nhận biết được các linh kiện cơ bản,biết sử dụng các thiết bị đo, vận hành thành thạo các thiết bị cung cấp nguồn,máy phát xung, đọc được sơ đồ nguyên lý, lắp ráp mạch, khảo sát, phân tích hoạt động của các linh kiện cơ bản.

   TN Kỹ thuật xung -số

Học phần này giúp sinh viên có khả năng đọc được sơ đồ nguyên lý, nắm vững quy trình lắp ráp, khảo sát hoạt động của mạch,củng cố và nâng cao kiến thức về lý thuyết kỹ thuật xung, kỹ thuật số. Lắp ráp mạch, khảo sát, kiểm tra, phân tích hoạt động của các mạch tạo xung và các mạch số thông dụng.

TN Kỹ thuật mạch điện tử

Qua học phần này sinh viên có khả năng đọc được sơ đồ nguyên lý, lắp ráp mạch, khảo sát,phân tích hoạt động, tác dụng linh kiện của các mạch dao động, mạch lọc, các mạch điều chế tín hiệu, mạch hồi tiếp. Sinh viên sẽ nắm được nguyên lý vận hành của mạch, thao tác lắp ráp, đo đạc thành thạo chuẩn xác.

TT Kỹ thuật điện

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề cơ bản ban đầu mới bước vào lĩnh vực thực hành điện.

TT Mạch điện tử 

Sinh viên sẽ hiểu được rõ hơn về việc phân tích hoạt động của một số mạch điện tử sử dung các linh kiện điện tử thông dụng, các vi mạch tích hợp. Hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành như lắp ráp, hiệu chỉnh ,hoàn thiện được sản phẩm.

TT Kỹ thuật truyền hình

Qua học phần này sinh viên cần phải nắm được kiến thức lý thuyết về hệ thống thu phát tín hiệu và kỹ thuật truyền hình.Vận dụng được lý thuyết ,hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức đã học để sửa chữa một số máy trong thực tế.

TT Mạch số ứng dụng

Học phần này giúp sinh viên nắm được kiến thức lý thuyết về kỹ thuật số.Vận dụng được lý thuyết , hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức đã học để thiết kế một số mạch số ứng dụng trong thực tế.

TT Kỹ thuật Vi điều khiển và Vi xữ lý I

Phần thực tập này nhằm giúp sinh viên củng cố lại những kiến thưc dã học về môn Vi xữ lý .Đồng thời môn học này trang bị cho sinh viên các kỹ năng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu, sử dụng thiết bị. Kết thúc học phần sinh viên có thể chip vi xữ lý trong việc thiết kế một hệ thống vi xữ lý dùng cho một ứng dung cụ thể.

TT Thông tin Analog – Digital

Qua học phần này sinh viên nắm được kiến thức lý thuyết về Kỹ thuật thông tin số A – D. Vận dụng được lý thuyết ,hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng phân tích một số khối thiết bị hiện đang sử dụng trong lĩnh vực viễn thông.

TT Kỹ thuật cáp quang

Môn học này giúp sinh viên nắm được lý thuyết về cáp quang, vận dụng đươc lý thuyết, hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành, về kỹ thuật thu phát truyền dẫn thông tin quang. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái quát được hệ thống thông tin cáp quang hiện đang sử dụng trong thực tế.

Hệ thống viễn thông

Môn học bao gồm các hệ thống thông tin điển hình. Nội dung gồm 8 chương, giới thiệu về các hệ thống viễn thông, môi trường truyền dẫn, xữ lý truyền dẫn, các hệ thống số, hệ thống tương tự, các hệ thống thông tin Viba – vệ tinh, hệ thống thông tin cáp quang và hệ thống thông tin di động.

Thông tin Viba –vệ tinh

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về Viba –vệ tinh; trên cơ sở đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật các đường truyền dẫn Viba và vệ tinh, các nhà thiết kế tính toán các tuyến Viba vệ tinh.

Kỹ thuật điện thoại

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về điện thoại ,tổng đài,hiểu rõ cấu trúc phần cứng cũng như phần mềm của tổng đài số SPC. Trên cơ sở này sinh viên có thể áp dụng phân tích thiết kế hệ thống tổng đài trên thực tế.

TT Kỹ thuật điện thoại

Qua học phần này sinh viên cần phải nắm được kiến thức lý thuyết về kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài, vận dụng được lý thuyết hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái quát được hệ thống chuyển mạch và tổng đài hiện đang sử dụng trong lĩnh vực viễn thông.

TT Viba –anten

Qua học phần này sinh viên nắm được kiến thức lý thuyết về kỹ thuật Viba – anten.Vận dụng được lý thuyết, hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành.Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái quát được hệ thống Viba – anten hiện đang sử dụng trong lĩnh vực viễn thông.

Mạng máy tính

Giới thiệu tổng quan về manh máy tính:mục tiêu, định nghĩa và phân loại mạng máy tính. Trình bày các vấn đề cần phải xem xét khi xây các mạng cục bộ(LAN), tập trung vào vấn đề Topology, phương tiện truyền dẫn, phương pháp truy cập và các chuẩn IEEE802.x.

Điện tử thông tin

Giáo trình này giới thiệu các khái niệm về hệ thống thông tin số. Các kỹ thuật quan trọng được sắp xếp theo trình tự hợp lý giúp cho sinh viên nhanh chóng hình dung được về cấu trúc và tổ chức của hệ thống từ nguồn thông tin qua các bước xử lý phức hợp của máy phát qua kênh truyền đến máy thu và các bước xử lý ngược lại so với ở máy phát.

Điều khiển logic (PLC)

Giúp sinh viên hiểu biết về PLC S7 – 200 của hãng SIMENS ,sinh viên nắm bắt lý thuyết và cả thực hành để nhanh chóng tiếp cận các dây chuyền sản xuất sau khi  ra thị trường, mặc dù theo học một họ PLC cụ thể nhưng sinh viên hoàn toàn có thể tiếp cận các loại PLC của hãng khác nhanh chóng theo quy định của IEC.Giáo trình bao gồm 3 phần:Lý thuyết, tập lệnh và bài tập thực hành.

TT Điều khiển logic(PLC)

Giúp cho sinh viên nắm đươc cấu tạo của CPU,các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter…từ đó ứng dụng được trong các hệ thống điều khiển công nghiệp.

TT Vi điều khiển và vi xữ lý II

Học phần này giúp sinh viên hiểu biết về họ vi điều khiển 8510, 89S52 phổ biến nhất hiện nay.Kết thúc học phần sinh viên có thể lựa họ vi điều khiển trong việc thiết kế một hệ thống vi điều khiển dùng cho một ứng dụng cụ thể.

TT Điện tử công nghiệp

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng phân tích và lắp ráp được các mạch điện tử có khả năng ứng dụng trong công nghiệp như các mạch biến tần, nghịch lưu, điều khiển pha, kiểm soát nhiệt độ, thay đổi tốc độ động cơ.

ĐA Kỹ thuật mạch Điện tử

Đồ án nay giúp sinh viên tổng hợp lại những kiến thức đã được học, thiết kế và lắp ráp các mạch có thể ứng dụng trong thực tế.

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo