Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Ngành
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Mã
ngành 50521L Hệ
đào tạo liên thông ·
Mục tiêu đào tạo
Chương
trình nầy nhằm đào tạo ra những cử nhân cao đẳng ngành Điện tử viễn thông, cung
cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và
nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh
viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau +
Có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu
phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nước nhà. +
Nắm vững các kiến thức & kỹ năng cần có của một kỹ thuật viên trong vị trí
người chuyên trách xây dựng, điều hành, bảo trì ... trong lĩnh vực điện tử và
viễn thông. +
Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ ,
khả năng tự học trong môi trường làm
việc và yêu cầu học tập suốt đời +
Có phẩm chất tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng
độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo nhóm, khả
năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.. ·
Cơ hội nghề
nghiệp
+
Kỹ thuật viên phụ trách các công việc liên quan đến phần điện tử, viễn thông
tại các nhà máy, xí nghiệp, các Công ty viễn thông, Bưu điện, đài phát thanh
truyền hình.. +
Giảng dạy tại
các trường Trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy thực hành tại các trường CĐ, ĐH ·
Phương thức đào
tạo
+
Tín chỉ +
Tập trung +
1,5 – 2,5 năm tùy khả năng & điều kiện của người
học +
Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần ·
Khả năng phát
triển nghề nghiệp:
+
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ
liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học +
Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2
phù hợp với ngành đào tạo ·
Điều kiện tuyển
sinh
+
Học sinh tốt nghiệp TCCN ngành Điện tử, Viễn thông và các chuyên ngành tương
đương. +
Xem xét bảng điểm và chương trình học của hoc sinh ở Trung cấp để xem xét cho
miễn giảm hoặc buộc phải học bổ sung 1 số học phần. +
Tuyển sinh đầu vào 3 môn Toán, Lý và Kỹ thuật mạch điện tử ·
Danh sách các học
phần
·
Mô tả tóm tắt các
học phần giáo dục chuyên nghiệp
Lý thuyết mạch điện tử I Cung cấp các kiến thức cơ sở về mô hình mạch
điện, các khái niệm, các định luật cơ bản và phương pháp phân tích mạch trên cơ
sở mô hình. Trên cơ sở mô hình mạch
điện, tiến hành phân tích các mạch RLC đơn giản dưới các tác động điều hoà và
rút ra các nhận xét phù hợp với các kết quả thực nghiệm, khẳng định tính đúng
đắn của mô hình. Lý thuyết mạch điện tử II Đây là môn học cơ sở về mạch tuyến tính thụ động và
tích cực,các hệ thống không tuyến tính.Việc khảo sát các đặc tuyến tần số của
các mạch thường dùng đối với một số quá trình biến đổi khác nhau (khuếch đại,
lọc ...) của tín hiệu được đề cập trong giáo trình này. Kỹ thuật mạch điên tử I Môn học kỹ thuật mạch điện tử I nhằm trang bị những kiến thức cơ bản
về phân giải mạch điện dùng các nguyên tắc về nguồn tương đương để tính toán
các mạch khuếch đại tầng thấp và trung bình trong kỹ thuật điện tử. Môn học đề cập đến các chỉ tiêu kỹ thuật và tần số hoạt động của
các mạch khuếch đại dùng BJT, FET và Khuếch đại thuật toán. Kỹ thuật mạch điên tử II Cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật mạch
điện tử 2. Nội dung có 6 chương gồm việc áp dụng kiến
thức về mạch khuếch đại thuật toán vào các mạch tính toán và điều khiển, khảo
sát các mạch dao động hình sine, mạch điều chế, tách sóng, trộn tần và mạch
chuyển đổi AD- DA. Kỹ thuật xung Kỹ thuật xung là cơ sở của kỹ thuật số, hiện nay
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như điều khiển tự động, cơ- điện tử
trong tổng đài và thiết kế các hệ thống
vi xử lý, vi điều khiển và máy tính. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về tín
hiệu xung, các khoá điện tử và các mạch biến đổi xung, thiết kế tính toán các
mạch tạo dao động đa hài, dao động Blocking và mạch quét điện thế, dòng
điện. KT Lập trình Cung cấp cho sinh viên ngành điện tử-viễn
thông các tiện ích của ngôn ngữ lập trình C để dùng trong kỹ thuật điện tử. Sinh viên sẽ làm chủ được các kỹ
thuật lập trình thông qua rất nhiều ví dụ trong bài giảng tại lớp và trong tài
liệu dùng làm giáo trình. Kỹ thuật truyền hình Cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật truyền
hình. Nội dung có 10 chương
gồm phần phát, truyền dẫn, phần thu, các hệ truyền
hình màu khác nhau, kỹ thuật truyền hình số và truyền hình độ phân giải cao
HDTV. Kỹ thuật vi điều
khiển & vi xử lý Mục tiêu của giáo trình này là giới thiệu các kỹ
thuật thiết kế các hệ thống điện tử số dựa trên chip vi
xử lý. Sau khi hoàn thành giáo trình này, sinh viên có thể thiết kế các hệ
thống vi xử lý cho các ứng dụng thời gian thực, sử
dụng các ngắt và các kỹ thuật truy cập trực tiếp bộ nhớ (DMA). Điện tử công nghiệp Môn học này trình bày các mạch điện tử ứng dụng sử
dụng UJT, SCR trong các mạch điều khiển nhiệt độ, nghịch lưu, biến tần, điều
khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóng cao tần, các loại nguồn ổn áp đang
được sử dụng trong công nghiệp. LT Điều khiển tự động Giáo trình cung cấp những kiến thức nền tảng
cho quá trình phân tích và tổng hợp hệ thống điều khiển tự động. Được xây dựng trên cơ sở toán học (phép biến đổi Thông tin số Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về
kỹ thuật thông tin số, dựa trên cơ sở lý thuyết được cung cấp bởi môn Lý thuyết
thông tin. Mỗi chương trình bày về
một khâu cơ bản trong một hệ thống thông tin số, bao gồm khâu số hóa tín hiệu
bằng kỹ thuật điều xung mã PCM, định dạng tín hiệu số, mã hoá & giải mã,
ghép & tách kênh số, đa truy cập, truyền dẫn số & khôi phục tín hiệu
số, điều chế & giải điều chế tín hiệu số. ĐA điện tử công nghiệp Giúp SV tính toán, thiết kế các mạch điện tử sử dụng
UJT, SCR được ứng dụng thực tế trong công nghiệp như: trong các mạch điều khiển nhiệt độ, nghịch
lưu, biến tần, điều khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóng cao tần, các
loại nguồn ổn áp TN kỹ thuật xung-số Học phần này giúp sinh viên có khả năng đọc
được sơ đồ nguyên lý, nắm vững quy trình lắp ráp, khảo sát hoạt động của mạch,
củng cố và nâng cao kiến thức về lý thuyết Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số. Lắp ráp mạch, khảo sát. kiểm
tra, phân tích hoạt động của các mạch tạo xung và các mạch số thông dụng. TN kỹ thuật mạch điện tử Qua học phần này sinh viên có khả năng đọc được sơ
đồ nguyên lý, lắp ráp mạch, khảo sát, phân tích hoạt động, tác dụng linh kiện
của các mạch dao động, mạch lọc, các mạch điều chế tín hiệu, mạch hồi tiếp.
Sinh viên sẽ nắm được nguyên lý vận hành của mạch, thao tác lắp ráp, đo đạc
thành thạo chuẩn xác. TT mạch điện tử Sinh viên sẽ hiểu được rõ hơn về việc phân tích hoạt
động của một số mạch điện tử sử dụng các linh kiện điện tử thông dụng, các vi mạch tích hợp. Hình thành và rèn luyện
được kỹ năng thực hành như lắp ráp, hiệu chỉnh, hoàn thiện được sản phẩm. TT kỹ thuật truyền hình Qua học phần này sinh viên cần phải nắm được kiến
thức lý thuyết về hệ thống thu phát tín hiệu và Kỹ thuật
truyền hình. Vận dụng được lý thuyết , hình thành và
rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng áp
dụng các kiến thức đã học để sữa chữa một số máy trong thực tế. TT mạch số ứng dụng Học phần này giúp sinh viên nắm được kiến thức
lý thuyết về kỹ thuật số.
Vận dụng được lý thuyết, hình thành và rèn luyện được kỹ năng
thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng áp
dụng các kiến thức đã học để thiết kế một số mạch số ứng dụng trong thực tế. TT KT vi điều khiển
& vi xử lý I Phần thực tập này nhằm giúp sinh viên củng cố lại
những kiến thức đã học về môn Vi xử lý. Đồng thời môn học này trang bị sinh viên các kỹ năng trong việc tìm
hiểu và nghiên cứu, sử dụngt hiết bị. Kết thúc học phần sinh viên có thể lựa chip Vi xử lý trong việc thiết kế một hệ thống vi xử lý dùng cho
một ứng dụng cụ thể. TT thông tin Analog-Digital Qua học phần này sinh viên nắm được kiến thức lý
thuyết về Kỹ thuật thông tin A-D. Vận dụng được lý thuyết,
hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng phân
tích một số khối thiết bị hiện đang sử dụng trong lĩnh vực viễn thông. TT kỹ thuật cáp quang Môn học này giúp sinh viên nắm được lý thuyết về cáp
quang, vận dụng được lý thuyết, hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành, về
kỹ thuật thu phát-truyền dẫn thông tin quang. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái quát được hệ thống
thông tin cáp quang hiện đang sử dụng trong thực tế. Hệ thống viễn thông Môn học bao gồm các hệ thống thông tin điển
hình. Nội dung gồm 8 chương,
giới thiệu về các hệ thống viễn thông,
môi trường truyền dẫn, xử lý truyền dẫn, các hệ thống số, hệ thống tương tự,
các hệ thống thông tin viba-vệ tinh, hệ thống thông tin cáp quang và hệ thống
thông tin di động. Thông tin quang Mục đích của môn học là nhằm giới thiệu các thuật
ngữ sử dụng trong sợi quang, mô tả sơ đồ các khối của một hệ thống sợi quang,thuận tiện hoá việc thiết kế ban đầu đối với tuyến thông
tin quang và tiến đến sự hợp thành hệ thống sợi quang. Giáo trình này gồm những
phần : Truyền dẫn sóng, sợi quang, nguồn phát và
tách sóng quang, kỹ thuật đấu nối thực tế, nhiễu trong hệ thống quang, thiết kế
hệ thống và ứng dụng. Thông tin Viba-vệ tinh Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất
về vi ba, vệ tinh; trên cơ sở đánh giá chỉ tiêu kỹ
thuật các đường truyền dẫn vi ba và vệ tinh, các nhà thiết kế tính toán các
tuyến vi ba vệ tinh. KT tổng đài điện thoại Sinh viên nắm vững các kỹ thuật chuyển mạch,
từ đó, hiểu rõ được các nguyên lý trao đổi, vận chuyển thông tin của tất cả các
dịch vụ trong mạng viễn thông. ĐA chuyên ngành viễn thông Giúp SV thiết kế các tuyến truyền dẫn khác nhau:
tuyến cáp quang, tuyến thông tin vi ba, tuyến thông tin vệ tinh,thiết kế các mạch mã hoá giải mã trong lĩnh vực viễn thông
và truyền dẫn. TT tổng đài điện thoại Qua học phần này sinh viên cần phải nắm được kiến
thức lý thuyết về Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài, vận dụng được lý thuyết,
hình thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái
quát được hệ thống chuyển mạch và tổng đài hiện đang sử dụng trong lĩnh vực
viễn thông. TT Viba-anten Qua học phần này sinh viên sinh viên nắm được
kiến thức lý thuyết về kỹ thuật viba-anten. Vận dụng được lý thuyết, hình
thành và rèn luyện được kỹ năng thực hành. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng khái
quát được hệ thống viba-anten hiện đang sử dụng trong lĩnh vực viễn thông. Mạng Máy tính Nhắc lại các khái niệm cơ sở về truyền số
liệu. Giới thiệu tổng quan về
mạng máy tính: mục tiêu, định nghĩa và phân loại mạng máy tính. Trình bày các vấn đề cần phải xem xét khi xây dựng các mạng cục bộ
(LAN), tập trung vào vấn đề topology, phương tiện truyền dẫn, phương pháp truy
cập và các chuẩn IEEE 802.x. Điện tử số Kỹ thuật số hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều
lĩnh vực như điều khiển tự động, cơ- điện tử, trong tổng đài và thiết kế các hệ thống vi xử lý, vi
điều khiển và máy tính. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống số đếm,
các loại mã thông dụng, đại số Boole, hàm Boole và các phương pháp biểu diễn
hàm, tối thiểu hoá hàm boole, các phần tử logic cơ bản, thiết kế các hệ tổ hợp,
thiết kế các hệ tuần tự. Điện tử thông tin Giáo trình này giới thiệu các khái niệm về hệ
thống thông tin số. Các kỹ thuật quan
trọng được sắp xếp theo trình tự hợp lý giúp cho sinh viên nhanh chóng hình
dung được về cấu trúc và tổ chức của hệ thống từ nguồn thông tin qua các bước
xử lý phức hợp của máy phát qua kênh truyền đến máy thu và các bước xử lý ngược lại so
với ở máy phát. Điều khiển logic (PLC) Giúp sinh viên hiểu biết PLC S7-200 của hãng
SIEMENS, sinh viên nắm bắt lí thuyết & cả thực hành để nhanh chóng tiếp cận
các dây chuyền sản xuất sau khi ra trường, mặc dù theo học một họ PLC cụ thể
nhưng sinh viên hòan toàn có thể tiếp cận các loại PLC của hãng khác nhanh chóng
theo qui định của IEC. Giáo trình bao gồm ba phần: lí thuyết, tập lệnh và bài
tập thực hành. ĐA chuyên ngành điện tử Đồ án này giúp sinh viên
tổng hợp lại những kiến thức đã được học, thiết kế và lắp ráp các mạch cơ bản
có thể ứng dụng trong thực tế. TT Vi Điều Khiển
& vi xử lý II Học phần này nhằm giúp sinh viên hiểu biết họ Vi điều khiển 8501, 89S52 phổ biến nhất hiện nay. Kết thúc
học phần sinh viên có thể lựa họ Vi điều khiển trong
việc thiết kế một hệ thống Vi điều khiển dùng cho một ứng dụng cụ thể TT Điện tử công nghiệp Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng
phân tích và lắp ráp được các mạch điện tử có khả năng ứng dụng trong công
nghiệp như các mạch biến tần, nghịch lưu, điều khiển pha,
kiểm soát nhiệt độ, thay đổi tốc độ động cơ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||