1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC

Chuyên ngành Kiến trúc Công trình

Architecture

Mã ngành 50652

Mã tuyển sinh C510101

·         Trình độ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp

·         Đối tượng đào tạo: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

·         Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
Mục tiêu
ngành CNKT Kiến trúc (Kiến trúc Công trình) là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao, có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế công trình kiến trúc (công trình Dân dụng và Công nghiệp), đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó chương trình đào tạo của ngành CNKT Kiến trúc sẽ chú trọng đến kỹ năng thực hành và nội dung đào tạo được mở rộng. Ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức cơ bản chung về thiết kế và thể hiện hồ sơ thiết kế kiến trúc, chương trình còn cung cấp những kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như kết cấu, thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể sau:

C1.     Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép.

C2.     Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.

C3.     Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.

C4.     Hiểu được các nguyên lý cơ bản và biết áp dụng các kiến thức kỹ thuật cơ sở chuyên ngành (hình họa, cơ sở tạo hình kiến trúc, cơ học công trình, diễn họa kiến trúc, vẽ kỹ thuật xây dựng, kết cấu công trình, vật lý kiến trúc, vẽ mỹ thuật, vật liệu xây dựng, …) vào chuyên môn của ngành kiến trúc

C5.     Đọc và hiểu các loại Hồ sơ bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng và Bản vẽ kiến trúc.

C6.     Thể hiện (vẽ bằng tay hoặc vẽ bằng các phần mềm đồ họa chuyên ngành phổ biến) các loại Hồ sơ bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng và Bản vẽ kiến trúc.

C7.     Thiết kế kiến trúc và thiết kế cấu tạo kiến trúc các công trình dân dụng thông dụng, có quy mô vừa và nhỏ, như: Biệt thự, Nhà liên kế, Chung cư, Trường học, Trụ sở làm việc, Nhà trẻ, Khách sạn, …

C8.     Vận dụng được những kiến thức cơ bản về kết cấu công trình để đưa ra các giải pháp kết cấu sơ bộ cho các công trình dân dụng thông dụng, có quy mô vừa và nhỏ.     

C9.     Phân tích, đánh giá được các phương án thiết kế của công trình kiến trúc dân dụng thông dụng.     

O1.  Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.

O2.  Hiểu rõ một số nội dung cơ bản về thiết kế cảnh quan, kỹ thuật hạ tầng tại các đô thị, luật xây dựng, xu hướng và vấn đề thời sự của lĩnh vực kiến trúc; quản lý dự án đầu tư xây dựng và hệ thống kỹ thuật trong công trình.

O3.  Vận dụng được những kiến thức cơ bản đã học để lập dự toán và thanh quyết toán một hạng mục hay toàn bộ công trình xây dựng cầu đường thông dụng, phổ thông.

O4.  Vận dụng được những kiến thức cơ bản đã học để thiết kế tính toán và kiểm tra được các kết cấu (bằng BTCT hoặc thép) cho các công trình dân dụng có quy mô vừa và nhỏ.

O5.  Vận dụng được những kiến thức cơ bản đã học để thiết kế và triển khai được các biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công đối với một bộ phận, một hạng mục hoặc toàn bộ công trình xây dựng

O6.  Sử dụng được các loại máy thông dụng để trắc đạc công trình.

·       Cơ hội nghề nghiệp

§         Cán bộ kỹ thuật chuyên về thiết kế ở các Xưởng thiết kế kiến trúc trong các Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc.

§         Cán bộ quản lý về kiến trúc - xây dựng tại các Ban quản lý dự án, Phòng quản lý xây dựng - kiến trúc - đô thị.

§         Cán bộ kỹ thuật ở các công trường xây dựng, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, công ty trang trí nội - ngoại thất. Cán bộ quản lý, điều hành tại các dự án đầu tư xây dựng.

§         Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghề về lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng – Trang trí nội ngoại thất.

§         Cán bộ kỹ thuật tại các Trung tâm nghiên cứu - bảo tồn kiến trúc

·        Tuyển sinh - điều kiện nhập học

+ Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức và phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào cấp cao đẳng do Bộ GD-ĐT qui định, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường qui định.

·        Điều kiện tốt nghiệp

+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

·         Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 2 – 4 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần.
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học .
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo.

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.

·        Danh sách các học phần

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập 

I.        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1.       Các học phần bắt buộc

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I

3

5062103

Hình họa I

2

0

0

2

 

4

5062113

Hình họa II

2

0

0

2

Hình họa I

5

5020570

Ngoại Ngữ I

3

0

0

3

Ngoại Ngữ cơ bản(*)

6

5020470

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại ngữ I

7

5020480

Ngoại Ngữ III

2

0

0

2

Ngoại ngữ II

8

5020350

NLCB của CNMLN I

2

0

0

2

 

9

5020400

NLCB của CNMLN II

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I

10

5020370

Pháp luật đại cương

2

0

0

2

 

11

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN I

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương

25

 

2.      Các học phần tự chọn bắt buộc

1

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

2

5050021

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

3

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

Tin học đại cương

4

5020572

Toán ứng dụng

2

0

0

2

Đại số tuyến tính

5

5020430

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc học phần đại cương

24

 

3.      Các học phần tự chọn tự do

1

5020550

Giải tích II

2

0

0

2

Giải tích I

2

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

Tin học đại cương

3

5020021

Ngoại ngữ cơ bản

3

0

0

3

 

4

5020600

Ngoại Ngữ IV

2

0

0

2

Ngoại Ngữ III

5

5020610

Ngoại Ngữ V

2

0

0

2

Ngoại Ngữ IV

6

5050021T

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+)

7

5050032T

TH Tin học văn phòng

0

1

0

1

Tin học văn phòng(+)

8

5020440

Vật Lý Điện - Từ

2

0

0

2

 

9

5020450

Vật lý Quang - Nguyên tử

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần giáo dục đại cương

27

 

·         Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

4

4

 

2

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

·         Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 2 tín chỉ

1

5020511

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

2

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

3

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

0

0

1

 

4

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

5

5020521

Ph. pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

II.      Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

  1. Các học phần cơ sở - bắt buộc

1

5061523

Cơ học Công trình

3

0

0

3

 

2

5060963

Cơ sở tạo hình kiến trúc

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn(+)

3

5061063

Diễn họa kiến trúc I

0

1

0

1

 

4

5061473

Diễn họa kiến trúc II

0

1

0

1

Diễn họa kiến trúc I

5

5062123

Kết cấu công trình

3

0

0

3

Cơ học Công trình

6

5062323

Lịch sử kiến trúc

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn

7

5061033

Vật lý kiến trúc I

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn

8

5061652

Vẽ kỹ thuật xây dựng I

1

1

0

2

Hình họa I

9

5061662

Vẽ kỹ thuật xây dựng II

1

1

0

2

 

10

5060943

Vẽ Mỹ thuật I

2

1

0

3

 

11

5060953

Vẽ Mỹ thuật II

2

1

0

3

Vẽ Mỹ thuật I

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở

24

 

  1. Các học phần chuyên ngành – bắt buộc

1

5061513

Cấu tạo KT nhà dân dụng

2

1

0

3

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

2

5061533

Đồ án Cấu tạo KT nhà DD

0

2

0

2

Cấu tạo KT nhà dân dụng

3

5065000

Đồ án chuyên ngành KT

0

0

5

5

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD(*)

Cấu tạo KT nhà dân dụng(*)

4

5061543

Đồ án Kiến trúc công cộng

0

2

0

2

TH Thiết kế KT Công cộng I

Tin học đồ họa kiến trúc

5

5062183

Đồ án tổng hợp Kiến trúc

1

1

0

2

TH Thiết kế KT Nhà ở II

TH Thiết kế KT Công cộng II

6

5061003

Kiến trúc công nghiệp

2

0

0

2

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

7

5062203

Kiến trúc nhà công cộng

2

0

0

2

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

8

5062193

Kiến trúc nhà ở

2

0

0

2

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

9

5060933

Kiến trúc nhập môn

1

0

0

1

 

10

5060273

Kỹ thuật thi công I

3

0

0

3

Kết cấu bê tông cốt thép

11

5062313

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn

12

5061023

Quy hoạch phát triển đô thị

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn

13

5061073

TH Thiết kế KT Công cộng I

0

2

0

2

Kiến trúc nhập môn

14

5061493

TH Thiết kế KT Công cộng II

0

2

0

2

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

Tin học đồ họa kiến trúc

15

5061083

TH Thiết kế KT Nhà ở I

0

2

0

2

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

16

5061483

TH Thiết kế KT Nhà ở II

0

2

0

2

TH Thiết kế KT Nhà ở I

Tin học đồ họa kiến trúc

17

5061593

Thực tập họa viên kiến trúc

0

0

2

2

Cấu tạo KT nhà dân dụng

Vẽ kỹ thuật xây dựng II

18

5061113

Thực tập nhận thức kiến trúc

0

0

1

1

Kiến trúc nhập môn

19

5061613

Thực tập Tốt nghiệp kiến trúc

0

0

2

2

Thực tập họa viên kiến trúc

20

5061153

Tin học đồ họa kiến trúc

2

1

0

3

 

21

5061053

Vẽ ghi

0

1

0

1

Vẽ kỹ thuật xây dựng I

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành

45

 

3.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

1

5061432

Autocad nâng cao

1

1

0

2

Vẽ kỹ thuật xây dựng II

2

5061163

Cảnh quan kiến trúc

2

0

0

2

Kiến trúc nhập môn

3

5062223

Chuyên đề KT1

1

0

0

1

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

4

5062233

Chuyên đề KT2

1

0

0

1

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

5

5061553

Đồ án Kiến trúc Nhà ở

0

2

0

2

TH Thiết kế KT Nhà ở II

6

5065H00

Học kỳ doanh nghiệp KT

0

0

3

3

Thực tập họa viên kiến trúc

7

5061043

Kỹ thuật hạ tầng đô thị

3

0

0

3

Quy hoạch phát triển đô thị

8

5060813

Quản lý dự án xây dựng

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I(+)

9

5062213

Tin học đồ họa KT nâng cao

1

1

0

2

Tin học đồ họa kiến trúc

10

5061642

Vật liệu xây dựng

2

0

0

2

 

11

5062343

Vẽ Mỹ thuật III

1

1

0

2

Vẽ Mỹ thuật II

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc phần chuyên nghiệp

9

 

4.  Các học phần giáo dục chuyên nghiệp - tự chọn tự do

1

5060383

Cấp thoát nước

2

0

0

2

 

2

5061212

Cơ học kết cấu I

3

0

0

3

Cơ học Công trình

3

5061272

Cơ học kết cấu II

2

0

0

2

Cơ học kết cấu I

4

5060722

Công nghệ thi công mới

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I(+)

5

5060113

Đồ án Kết cấu BTCT

0

1

0

1

Kết cấu Bê tông cốt thép(+)

6

5060193

Đồ án Kỹ thuật thi công

0

1

0

1

Kỹ thuật thi công I(+)

7

5061302

Dự toán xây dựng

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I

8

5060123

Kết cấu bê tông cốt thép

3

0

0

3

Cơ học Công trình

9

5062303

Kết cấu thép

2

0

0

2

Cơ học Công trình

10

5061402

Luật xây dựng

1

0

0

1

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

11

5061703

Thiết bị kỹ thuật trong nhà

2

0

0

2

 

12

5060062

Thực hành trắc địa

0

1

0

1

Trắc địa (+)

13

5060863

Tổ chức thi công

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I

14

5060082

Trắc địa

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp

78

 

Tổng số

105

 

  • Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp:

Cảnh quan kiến trúc

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: lịch sử hình thành và phát triển của khoa học Kiến trúc cảnh quan; khái niệm về Cảnh quan, Kiến trúc cảnh quan; đối tượng và nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan , các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan và thiết kế một số loại hình cảnh quan kiến trúc thường gặp, lý thuyết quy hoạch cảnh quan , … Học phần này giúp sinh viên có khả năng thiết kế một số loại hình cảnh quan đơn giản thường gặp.

Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng.

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản là : nguyên lý thiết kế cấu tạo kiến trúc nói chung và cấu tạo các thành phần chính trong nhà dân dụng (như: nền móng, móng, nền nhà, cột, tường, sàn nhà, cầu thang, mái, sê nô, …). Học xong học phần này, sinh viên có khả năng thiết kế cấu tạo kiến trúc cho các loại hình công trình kiến trúc dân dụng thông dụng.

Cơ học công trình

Học phần này gồm 2 phần: Phần 1 đưa ra các khái niệm cơ bản và kiến thức về cân bằng của vật thể ở phần Tĩnh học, khái niệm và phương trình cân bằng, tinh chất và đặc điểm các loại liên kết, các nguyên lý cơ bản của cơ học. Phần 2 cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tính toán nội lực, đặc trưng hình học của tiết diện, kiểm tra độ bền và độ cứng của thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Học phần này sẽ giúp sinh viên có được hiểu biết tổng quan về cơ học, các kiến thức về nội lực, ngoại lực, liên kết và phản lực liên kết, ứng suất và biến dạng. Cách xác định nội lực và kiểm tra theo các trạng thái giới hạn, làm cơ sở để tính toán thiết kế kết cấu sau này.

Cơ sở tạo hình kiến trúc.

Học phần này trang bị cho sinh viên Cao đẳng ngành Kiến trúc công trình những lý thuyết cơ bản tạo hình, định hướng về kiến trúc làm cơ sở cho sáng tác kiến trúc. Đây là một thành phần quan trọng trong chương trình đào tạo ngành kiến trúc đó là: tư duy sáng tác hình thức kiến trúc. Thông qua học phần này, sinh viên được trang bị những cơ sở lý luận vững chắc cho việc đề xuất phương án sáng tạo của mình.

Diễn họa kiến trúc I:

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp và kỹ năng thực hành của người làm nghề kiến trúc, đó là diễn họa các đồ án thiết kế kiến trúc. Học phần này gồm những nội dung cơ bản sau: thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng bằng bút kim; diễn họa các thành phần trong đồ án kiến trúc (người, xe, cây, mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh, …) bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... 

Diễn họa kiến trúc II:

Trên cơ sở ứng dụng những kiến thức cơ bản, phương pháp và kỹ năng thực hành diễn họa kiến trúc đã được học ở học phần Diễn họa kiến trúc I, sinh viên thực hành việc diễn họa một đồ án thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh.

Đồ án Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng.

Vận dụng những kiến thức đã học - học phần Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - để thiết kế cấu tạo kiến trúc cho một công trình kiến trúc dân dụng cụ thể (ví dụ như nhà biệt thự, khách sạn, chung cư, nhà làm việc, trường học, bệnh viện, …). Đồ án giúp cho sinh viên có thể đưa ra các phương án thiết kế cấu tạo kiến trúc phù hợp với đặc thù của công trình cũng như kỹ năng thể hiện một bộ bản vẽ kỹ thuật thi công (phần Kiến trúc).

Đồ án chuyên ngành Kiến trúc.

Học phần này giúp sinh viên tổng hợp, hệ thống các kiến thức đã được đào tạo và vận dụng những kỹ năng thực hành để thực hiện thiết kế kiến trúc một công trình cụ thể với quy mô phù hợp, ở một số loại hình kiến trúc phổ biến, như: các loại hình nhà ở, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà làm việc, trường học, bảo tàng, trung tâm thương mại, ... Kết quả thể hiện qua các bản vẽ A1 và  thuyết minh là cơ sở đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Thưc hành thiết kế Kiến trúc Công cộng I & II.

Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình Công cộng cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng đã học trong học phần Diễn họa kiến trúc để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... Giáo viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: Quán hoa, cửa hàng sách, cửa hàng ăn uống, ...

Thưc hành thiết kế Kiến trúc Nhà ở I & II.

Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình Nhà ở cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng đã học trong học phần Diễn họa kiến trúc để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... Giáo viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: nhà liên kế, biệt thự, khách sạn, chung cư thấp tầng, …

Đồ án kiến trúc công cộng

Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình công cộng cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng diễn họa kiến trúc và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc. Giaó viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, siêu thị, …

Đồ án kiến trúc nhà ở

Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình nhà ở cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng diễn họa kiến trúc và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc. Giaó viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: chung cư cao tầng hoặc khách sạn.

Đồ án tổng hợp.

Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“, GV định hướng để sinh viên lựa chọn tìm hiểu và đưa ra phương án thiết kế một loại hình công trình cụ thể, như : Bệnh viện, Bến xe, Nhà ga hành khách, Bảo tàng, resort, Siêu  thị, ... Đồng thời, vận dụng những kỹ năng diễn họa kiến trúc và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc.

Kết cấu công trình

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về tính chất cơ lý của vật liệu, sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép; nguyên tắc cấu tạo và tính toán các dạng cấu kiện cơ bản của bê tông cốt thép và thép (chịu uốn, nén, kéo, xoắn và chịu lực tổng hợp) theo tiêu chuẩn TCXDVN. Bê tông cốt thép và thép là loại kết cấu chủ yếu trong xây dựng hiện đại nên học phần này cần thiết cho chuyên ngành kiến trúc. Học phần cần học trước là Cơ học công trình. Học xong học phần này sinh viên phải biết tính toán được các dạng cấu kiện cơ bản của bê tông cốt thép và thép, đưa ra giải pháp kết cấu, sơ bộ lựa chọn kích thước các cấu kiện và biết vận dụng được kiến thức đã học vào chuyên môn và thực tiễn.

Kiến trúc công nghiệp.

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về loại hình kiến trúc công nghiệp, nguyên lý thiết kế tổng mặt bằng các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở và nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà công nghiệp. Đây là những kiến thức cơ bản và cơ sở lý luận cho sinh viên khi tiếp cận với công việc thiết kế kiến trúc nhà công nghiiệp sau này.

Kiến trúc Nhà ở

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và cơ sở khoa học trong thiết kế các loại nhà ở ( biệt thự, nhà liền kề, chung cư); các thành phần chức năng của căn nhà ở, giải pháp tổ chức giao thông và không gian trong căn nhà; giải pháp kết cấu…Đây là những kiến thức lý thuyết chuyên ngành quan trọng giúp sinh viên nắm được phương pháp thiết kế các công trình nhà ở, lựa chọn giải pháp kết cấu và biết đánh giá một công trình nhà ở cụ thể để áp dụng vào thực hành làm các đồ án môn học về nhà ở trong quá trình học và trong quá trình thực tế sau khi ra trường.

Kiến trúc Nhà công cộng

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: phân loại , đặc điểm và các thành phần cơ bản của các loại nhà công cộng (ủy ban, trường học, nhà văn hóa, khách sạn,…); các giải pháp phân khu và tổ hợp không gian, kết cấu nhà công cộng; thiết kế nhìn rõ, tổ chức thoát người, đánh giá các vấn đề kinh tế và kỹ thuật,… Đây là những kiến thức lý thuyết chuyên ngành quan trọng giúp sinh viên nắm được phương pháp thiết kế các công trình nhà công cộng, lựa chọn giải pháp kết cấu và biết đánh giá một công trình nhà công cộng cụ thể để áp dụng vào thực hành làm các đồ án môn học về nhà công cộng trong quá trình học và trong quá trình thực tế sau khi ra trường

Kiến trúc nhập môn.

Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về các khía cạnh cơ bản của kiến trúc và nghề kiến trúc nhằm đạt được mục đích ý nghĩa là “nhập môn” cho sinh viên ngành Kiến trúc. Học phần gồm các nội dung sau: Đặc điểm môn học, các khái niệm chung về kiến trúc, mô tả công trình, thước đo kiến trúc, kích thước kiến trúc, chương trình đào tạo và vai trò của Cử nhân Kiến trúc, …

Kỹ thuật hạ tầng đô thị:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tổng quát về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Khái niệm chung về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; chuẩn bị khu đất xây dựng đô thị; giao thông đô thị; cấp thoát nước đô thị ; … Đây chính là những kiến thức quan trọng, rất cần thiết cho sinh viên để đề xuất các giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật đô thị trong quá trình học tập tại trường và làm việc thực tế sau này.

Lịch sử kiến trúc:

Học phần này giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành-phát triển của các loại hình và trào lưu kiến trúc của thế giới từ thời kỳ nguyên thủy đến thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu một số dòng kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam. Đây là những cở sở lý luận quan trọng rất cần thiết cho sinh viên kiến trúc trong việc phát triển kỹ năng tư duy, phương pháp sáng tạo kiến trúc, giúp ích trong việc học các môn lý thuyết chuyên ngành, các bài tập thực hành thiết kế, đồ án môn học và trong quá trình làm việc thực tế sau khi ra trường.

Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: phương pháp luận thiết kế Kiến trúc, nguyên lý bố cục mặt bằng và hình khối của công trình kiến trúc, một số nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế, ... Đây chính là những kiến thức cơ sở quan trọng, rất cần thiết và là kim chỉ nam cho sinh viên trong quá trình học các môn lý thuyết chuyên ngành, các bài tập thực hành thiết kế, đồ án môn học của ngành Kiến trúc công trình và trong quá trình làm việc thực tế sau khi ra trường.

Quy hoạch xây dựng đô thị:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị, quá trình đô thị hóa, … Những kiến thức chung đạt được là cơ sở giúp sinh viên tiếp tục đi sâu nghiên cứu các công tác như: quy hoạch tổng thể đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch tổng mặt bằng công trình, tìm hiểu công tác phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, ...

Thực tập nhận thức Kiến trúc

Thực tập nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức ban đầu về lĩnh vực kiến trúc xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các loại hình công trình kiến trúc tiêu biểu, và một số công trường xây dựng trong thực tế. Địa điểm thực tập là các những công trình kiến trúc dân dụng, công trình kiến trúc công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.

Thực tập họa viên Kiến trúc

Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế sản xuất của ngành thiết kế xây dựng các công trình, tiếp cận với các hạng mục công việc của các Họa viên kiến trúc, tham quan thực tế công nghệ sản xuất, tìm  hiểu về tổ chức tư vấn - thiết kế - xây dựng, … Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện để vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản, các kiến thức chuyên ngành đã học và các kỹ năng thực hành vào một số công việc cụ thể của các Họa viên kiến trúc trong thực tế.

Thực tập chuyên môn Kiến trúc

Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế sản xuất của ngành thiết kế xây dựng các công trình, tiếp cận với các hạng mục công việc của các cử nhân kiến trúc hoặc kiến trúc sư, tham quan thực tế công nghệ sản xuất, tìm  hiểu về tổ chức tư vấn - thiết kế - xây dựng, … Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện để vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản, các kiến thức chuyên ngành đã học và các kỹ năng thực hành vào một số công việc cụ thể của các cử nhân kiến trúc hoặc kiến trúc sư trong thực tế.

Tin học đồ họa kiến trúc

Đây là học phần rất quan trọng cho sinh viên ngành kiến trúc, giúp hoàn thiện kỹ năng thể hiện các mô hình không gian 3 chiều, phối cảnh nội - ngoại thất kiến trúc công trình, diễn họa một đồ án kiến trúc. Quá trình học sinh viên được truyền đạt những kiến thức tổng quát về một số phần mềm đồ học kiến trúc chuyên dụng như: 3Ds-Max, Photoshop, Sketchup, …

Vật liệu xây dựng

Giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại, kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, xilicat, gỗ, bô tông asphal, vật liệu hoàn thiện. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của các vật liệu, phục vụ cho thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng. Cung cấp một số kiến thức cơ bản về các cấu kiện bê tông cốt thép, kết cấu thép.

Vẽ ghi. 

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc vẽ ghi nhằm ghi lại hiện trạng của một công trình kiến trúc. Các kỹ năng chính bao gồm: nhận xét tổng quan về công trình, đo đạt tại hiện trường, trình tự thể hiện lại bản vẽ hiện trạng công trình, đánh giá về hiện trạng công trình, …

Vẽ kỹ thuật xây dựng II:   

Học phần gồm những nội dung chính sau: giới thiệu chung về phần mềm AutoCAD; các bước định dạng cho một bản vẽ; các lệnh vẽ cơ bản và lệnh hiệu chỉnh; các phép biến hình; khối và thuộc tính của khối; xuất bản vẽ ra giấy và tập tin, ... Học phần giúp sinh viên có kỹ năng đọc, hiểu và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật xây dựng bằng máy tính, đáp ứng nhu cầu học tập tại trường cũng như thực tế làm việc sau khi ra trường.

Vẽ mỹ thuật I.

Đối với ngành Kiến trúc, những kiến thức và kỹ năng hội họa có vai trò quan trọng đối với việc xét tuyển đầu vào, khả năng theo học các môn học chuyên ngành cũng như việc góp phần tạo nên tư duy sáng tạo, khả năng thụ cảm thẩm mỹ của sinh viên.

Học phần này trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hội hoạ. Đồng thời rèn luyện kỹ năng vẽ tĩnh vật và phong cảnh bằng bút chì cho sinh viên.

Vẽ mỹ thuật II.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức hội hoạ cơ bản và kỹ năng vẽ đầu tượng thạch cao bằng bút chì và vẽ phong cảnh bằng màu nước. Nội dung chính của học phần gồm có: Lý thuyết về vẽ đầu tượng thạch cao và phong cảnh; các bài tập rèn luyện kỹ năng, ...

Vẽ mỹ thuật III.

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức hội hoạ cơ bản và kỹ năng vẽ tượng bán thân thạch cao bằng bút chì và vẽ phong cảnh bằng bút kim. Nội dung chính của học phần gồm có: Lý thuyết về vẽ tượng bán thân bằng thạch cao và phong cảnh; các bài tập rèn luyện kỹ năng,

Autocad nâng cao:

Trên cơ sở các kiến thức cơ bản về Autocad, môn học sẽ trang bị thêm cho sinh viên toàn bộ những kiến thức nâng cao, sử dụng thành thạo phần mềm AutoCAD trong việc thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Học phần gồm những nội dung chính sau: nâng cao về thiết lập môi trường và quy định bản vẽ xây dựng; AutoLISP ; thiết kế mô hình ba chiều với Autocad ; ...

Công nghệ thi công mới

Học phần này nhằm giới thiệu và cập nhật những công nghệ thi công mới, tiên tiến trong ngành xây dưng, giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra trường. Đây là phần tiếp nối và khai thác sâu hơn các học phần Kỹ thuật thi công. Nội dung chính của học phần bao gồm: Công nghệ thi công phần ngầm (các giải pháp gia cường đất yếu, các biện pháp thi công tầng hầm và chống thấm cho tầng hầm, công nghệ thi công cọc và công nghệ thi công top – down) ; Công nghệ thi công phần thân (thi công cốp pha tấm lớn, thi công bê tông cốt thép ứng suất trước, ...).

Đồ án Kết cấu bê tông cốt thép 1

Học phần này yêu cầu sinh viên vận dụng các kiến thức của học phần Kết cấu bê tông cốt thép 1 để tính toán thiết kế hệ sàn sườn toàn khối có bản loại dầm theo tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005. Học xong học phần này sinh viên được rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành tính toán thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép từ chọn tiết diện; bố trí cốt thép cho sàn, dầm phụ, dầm chính; biết tính toán cấu tạo cốt thép (uốn, neo, nối và cắt cốt thép theo biểu đồ bao vật liệu); biết thể hiện một bản vẽ thi công bê tông cốt thép và thống kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để nắm vững kiến thức cơ bản về kết cấu bê tông cốt thép trong xây dựng.

Quản lí dự án xây dựng

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm về dự án, quản lí dự án, các phương pháp hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Học phần này sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ khâu hoạch định dự án cho đến khi triển khai và hoàn thành dự án.

Vật lý kiến trúc. 

Học phần này nghiên cứu các quá trình vật lý xảy ra trong bản thân kết cấu, cũng như trong môi trường bên trong, bên ngoài công trình và các quần thể kiến trúc mở rộng đến cả khu đô thị hay thành phố. Học phần gồm các nội dung chính sau:

- Nhiệt và khí hậu xây dựng.

- Chiếu sáng xây dựng.

- Âm học kiến trúc.

·         Kế hoạch đào tạo

Học kỳ

Mã HP

Tên học phần

Số tín chỉ

Loại học phần

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

HP đại cương - bắt buộc

5062103

Hình họa I

2

HP đại cương - bắt buộc

5020570

Ngoại Ngữ I

3

HP đại cương - bắt buộc

5050021

Tin học đại cương

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5020430

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5050021T

TH Tin học đại cương

1

HP đại cương - tự chọn tự do

5020290

Giáo dục thể chất I

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020521

Phương pháp học tập NCKH

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5061523

Cơ học Công trình

3

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5060963

Cơ sở tạo hình kiến trúc

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5061063

Diễn họa kiến trúc I

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5060943

Vẽ Mỹ thuật I

3

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5060933

Kiến trúc nhập môn

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061642

Vật liệu xây dựng

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

2

5062113

Hình họa II

2

HP đại cương - bắt buộc

5020470

Ngoại Ngữ II

2

HP đại cương - bắt buộc

5020350

NLCB của CNMLN I

2

HP đại cương - bắt buộc

5020420

Giải tích I

3

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5050032

Tin học văn phòng

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5020572

Toán ứng dụng

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020440

Vật Lý Điện - Từ

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020320

Giáo dục quốc phòng

4

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020300

Giáo dục thể chất II

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020511

Giáo dục Môi trường

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5061473

Diễn họa kiến trúc II

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5062123

Kết cấu công trình

3

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5061033

Vật lý kiến trúc I

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5061652

Vẽ kỹ thuật xây dựng I

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5060953

Vẽ Mỹ thuật II

3

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5062313

Ng. lý thiết kế kiến trúc DD

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061212

Cơ học kết cấu I

3

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5060062

Thực hành trắc địa

1

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5060082

Trắc địa

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

3

5020480

Ngoại Ngữ III

2

HP đại cương - bắt buộc

5020400

NLCB của CNMLN II

3

HP đại cương - bắt buộc

5020550

Giải tích II

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020450

Vật lý Quang - Nguyên tử

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020310

Giáo dục thể chất III

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5061662

Vẽ kỹ thuật xây dựng II

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5061513

Cấu tạo KT nhà dân dụng

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5062193

Kiến trúc nhà ở

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061073

TH Thiết kế KT Công cộng I

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061083

TH Thiết kế KT Nhà ở I

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061113

Thực tập nhận thức kiến trúc

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061153

Tin học đồ họa kiến trúc

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5062343

Vẽ Mỹ thuật III

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5060383

Cấp thoát nước

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5061272

Cơ học kết cấu II

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5060113

Đồ án Kết cấu BTCT

1

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5060123

Kết cấu bê tông cốt thép

3

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5061402

Luật xây dựng

1

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

4

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

HP đại cương - bắt buộc

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5061533

Đồ án Cấu tạo KT nhà DD

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5062203

Kiến trúc nhà công cộng

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061023

Quy hoạch phát triển đô thị

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061493

TH Thiết kế KT Công cộng II

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061483

TH Thiết kế KT Nhà ở II

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061593

Thực tập họa viên kiến trúc

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061053

Vẽ ghi

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061432

Autocad nâng cao

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5062213

Tin học đồ họa KT nâng cao

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5062303

Kết cấu thép

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5061703

Thiết bị kỹ thuật trong nhà

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5

5020370

Pháp luật đại cương

2

HP đại cương - bắt buộc

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

HP đại cương - bắt buộc

5020390

Phát triển dự án

2

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5062323

Lịch sử kiến trúc

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5061543

Đồ án Kiến trúc công cộng

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5062183

Đồ án tổng hợp Kiến trúc

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061003

Kiến trúc công nghiệp

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5060273

Kỹ thuật thi công I

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5062223

Chuyên đề KT1

1

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5062233

Chuyên đề KT2

1

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5061553

Đồ án Kiến trúc Nhà ở

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5061043

Kỹ thuật hạ tầng đô thị

3

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5060193

Đồ án Kỹ thuật thi công

1

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

6

5065000

Đồ án chuyên ngành KT

5

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061613

Thực tập Tốt nghiệp kiến trúc

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5061163

Cảnh quan kiến trúc

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5065H00

Học kỳ doanh nghiệp KT

3

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5060813

Quản lý dự án xây dựng

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5060722

Công nghệ thi công mới

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5061302

Dự toán xây dựng

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5060863

Tổ chức thi công

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

·         Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT

§         Danh sách đội ngũ giảng viên.

STT

Họ và tên

Học hàm

Học vị

Ghi chú

1

Phan Cao Thọ

PGS. Tiến sĩ

 

2

Huỳnh Minh Sơn

Tiến sĩ

 

3

Phan Tiến Vinh

Thạc sĩ.  KTS

 

4

Nguyễn Phú Hoàng

Thạc sĩ

 

5

Đoàn Vĩnh Phúc

KS

 

6

Nguyễn Tiến Dũng

Thạc sĩ

 

7

Ngô Thị Mỵ

Thạc sĩ

 

8

Bạch Quốc Sỹ

Tiến sĩ

 

9

Thân Vĩnh Dự

Thạc sĩ

 

10

Ngô Thanh Vinh

KS

 

11

Nguyễn Văn Chương

KS

 

12

Lê Thị Kim Anh

Thạc sĩ.  KTS

 

13

Trần Thanh Quang

Thạc sĩ

 

14

Trần Đức Long

Thạc sĩ

 

15

Cao Thị Xuân Mỹ

Thạc sĩ

 

16

Võ Thị Vỹ Phương

KTS

 

17

Lê Chí Phát

Thạc sĩ

 

18

Lê Minh Thắng

Thạc sĩ

 

19

Lê Thanh Hòa

Thạc sĩ. KTS

 

20

Đặng Ngọc Thành

ThS

 

21

Đinh Nam Đức

KTS

 

22

Lưu Thiên Hương

KTS

 

23

Nguyễn Văn Bảo Nguyên

KS

 

24

Huỳnh Võ Duyên Anh

KS

 

25

Lê Thị Phượng

KS

 

26

Mai Phước Ánh Tuyết

KS

 

27

Võ Duy Hải

KS

 

28

Trương Thị Thu Hà

KS

 

29

Nguyễn Thanh Bình

KS

 

30

Phan Nhật Long

KS

 

31

Trương Hoàng Lộc

KS

 

32

Phạm Thị Phương Trang

KS

 

33

Trần Vũ Tiến

Thạc sĩ. KTS

 

34

Phan Viết Nhựt

KS

 

35

Phan Thanh Ngọc

KS

 

 

Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính

              + Xưởng thí nghiệm xây dựng.

              + Xưởng thí nghiệm cầu đường.

              + Xưởng thực hành thiết kế ứng dụng.

              + Xưởng thực hành thiết kế kiến trúc - xây dựng.

              + Xưởng kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

 

 

Cấp phê duyệt : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo