Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌCChemical Engineering TechnologyMã ngành 50712 Mã tuyển sinh C510401 · Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 1. Yêu cầu về kiến thức: 1.1. Kiến thức chung: · Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. · Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ. 1.2. Kiến thức chuyên môn: · Có kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa lý, hóa phân tích. Có những kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong các cơ sở sản xuất liên quan đến hóa học và những quy định thiết yếu trong nhà máy sản xuất hóa học; về ô nhiễm và bảo vệ môi trường. · Có kiến thức cơ bản về các quá trình và thiết bị (QT&TB) đặc trưng trong lĩnh vực công nghệ hóa học như thủy lực, truyền nhiệt, truyền chất. Có kiến thức về nguyên lí và các kỹ thuật sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ cơ bản. · Có kiến thức về dầu mỏ như: nguồn gốc hình thành, thành phần hóa học và các tính chất; kiến thức về công nghệ lọc dầu, chuyển hóa hóa dầu; công nghệ chế biến khí; các sản phẩm chính từ dầu mỏ. · Có kiến thức về lĩnh vực hóa học cao phân tử, công nghệ sản xuất các loại vật liệu polime; các phương pháp tổng hợp, gia công, chế biến các polime; các tính chất và ứng dụng của vật liệu polime. · Có kiến thức về công nghệ sản xuất vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ, thủy tinh); các phân tích hóa học dùng trong phân tích silicat. 2. Yêu cầu về kỹ năng: 2.1. Kỹ năng chuyên môn: · Có kỹ năng phân tích định tính, định lượng các mẫu chất bằng các phương pháp phân tích hóa học; xác định được các tính chất lý hóa của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ. · Có kỹ năng tổng hợp một số hợp chất vô cơ, hữu cơ, các hợp chất polime thông dụng. · Có kỹ năng thiết lập qui trình công nghệ lọc dầu, qui trình công nghệ sản xuất vật liệu polime, qui trình công nghệ sản xuất vật liệu silicat, qui trình công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ khác. 2.2. Kỹ năng mềm: · Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản. · Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350. · Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành. 3. Yêu cầu về thái độ · Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước. · Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. · Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường. · Cơ hội nghề nghiệp · Cán bộ kỹ thuật vận hành các dạng nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa học như nhà máy sản xuất các loại hóa chất vô cơ, hữu cơ; nhà máy chế biến dầu khí, sản xuất khí dầu mỏ hóa lỏng, xăng, diesel, dầu nhờn; nhà máy hóa dầu sản xuất các loại sản phẩm chất dẻo polymer, các loại vật liệu tổng hợp như composite, nhựa, vải, sợi, cao su, sơn; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng silicat như xi măng, gốm sứ, thủy tinh, gạch chịu lửa...các nhà máy với công nghệ mạ điện trên kim loại, trên nhựa, điện phân khai thác khoáng sản. · Cán bộ kỹ thuật và phân tích viên chuyên ngành hóa học ở các sở, viện, trung tâm với nhiệm vụ khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá, thanh tra, xử lý các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa học. · Phương thức đào tạo + Tín chỉ + Tập trung + 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với các thay đổi của công nghệ trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp MÔI TRƯỜNG Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa con người với môi trường với các sinh vật khác. Từ đó có thái độ và hành vi nhằm làm cho xã hội loài người tiếp tục phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và năng lượng sinh học, tài nguyên thực phẩm và đặc biệt hơn là phòng chống ô nhiễm môi trường. HÓA VÔ CƠ Người học được trang bị các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Trạng thái tập hợp của vật chất; Nguyên lý nguyên lý I, II nhiệt động hóa học; Dung dịch và dung dịch điện ly; Động hóa học và điện hóa học; Cơ sở lý thuyết hóa học vô cơ; Một số nguyên tố và các hợp chất vô cơ quan trọng (các phức chất, những đơn chất, hợp chất). THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn và các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ. HÓA HỮU CƠ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Liên kết - cấu tạo - cấu trúc hợp chất hữu cơ, các hợp chất đa nhóm chức, các hợp chất dị vòng, gluxit, protit và lipit; Các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; Các phương pháp cơ bản tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng như các tính chất lý hóa các hợp chất hữu cơ; Các vấn đề về nhiên liệu và môi trường, hợp chất màu, hợp chất có hương, các chất hoạt động bề mặt, chất nổ, chất diệt khuẩn, diệt côn trùng ... THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hữu cơ, tổng hợp một số chất hữu cơ, các phản ứng thủy phân, các phương pháp xác định một số tính chất vật lý của các chất hữu cơ. HÓA PHÂN TÍCH Người học được trang bị các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích; Phương pháp chuẩn độ Axit-bazơ; Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa - khử; Phương pháp chuẩn độ kết tủa; Phương pháp chuẩn độ Complexon. Qua đó, có thể xác định thành phần và hàm lượng các cấu tử (nguyên tử, phân tử hay ion) trong mẫu khảo sát. THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH Môn học bước đầu trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về lĩnh vực phân tích hóa trong phòng thí nghiệm. Sinh viên được thực hiện các bài thí nghiệm phân tích định tính và phần phân tích định lượng. HÓA LÝ Hóa lí là một trong những ngành khoa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lí và hóa học. Môn học này sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Môn học này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật về nhiệt động học để giải quyết những vấn đề hóa lí, các quá trình hóa học, phân tích các tính chất của pha ở trạng thái cân bằng; các quá trình động hóa học, điện hóa học, hóa học bề mặt và hóa học chất rắn. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình, phần điện hóa học sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trên các điện cực và các hiện tượng liên quan đến dung dịch điện li. THÍ NGHIỆM HÓA LÝ Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa lý, nghiên cứu để xác định các tính chất hóa lý của các hợp chất cũng như các quá trình phản ứng hóa học. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học và các quá trình công nghệ và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như vận chuyển chất lỏng, vận chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất lỏng, đập - nghiền - sàng vật rắn. THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về thủy lực như đo chuẩn số Re, profil vận tốc dòng khí, trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng, quá trình lọc huyền phù. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt, các quá trình công nghệ và thiết bị về nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN CHẤT Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ và thiết bị về truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh. THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT, TRUYỀN CHẤT Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền nhiệt như nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt đun nóng, làm nguội, quá trình sấy có tuần hoàn khí thải, quá trình sấy tầng sôi. Và truyền chất như quá trình chưng luyện hỗn hợp 2 cấu tử và nhiều cấu tử, quá trình hấp thụ 1 vài cấu tử từ 1 hỗn hợp khí, quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu. THỰC TẬP QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ nhất trong thời gian 2 tuần (thông thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học, thực phẩm và môi trường. ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt, hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 công nghệ trên. KỸ THUẬT HÓA HỌC VÔ CƠ, HỮU CƠ CNSX chất vô cơ trang bị cho sinh viên chuyên ngành công nghệ hóa học những kiến thức cơ bản về nguyên lí và các kỹ thuật sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản. CNSX chất hữu cơ trang bị những kiến thức cơ bản về các phương pháp và nguồn thu nhận nguyên liệu cho ngành tổng hợp hữu cơ và những phương pháp để tổng hợp một số hợp chất hữu cơ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như trong đời sống. THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT HÓA HỌC VÔ CƠ, HỮU CƠ Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng điều chế một số hợp chất vô cơ, tổng hợp một số hợp chất hữu cơ. HÓA HỌC DẦU MỎ Hóa học dầu mỏ trang bị cho sinh viên những kiến thức về dầu mỏ như: nguồn gốc hình thành, thành phần hoá học, ảnh hưởng thành phần hóc học đến tính chất sử dụng, các tính chất, các thông số nhiệt động và cách xác định chúng. THÍ NGHIỆM HÓA HỌC DẦU MỎ Thực hành các bài thí nghiệm xác định các tính chất lý hóa của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ như đo khối lượng riêng, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ vẩn đục, thành phần cất, áp suất hơi bão hòa. QUÁ TRÌNH LỌC TÁCH VẬT LÝ Quá trình Lọc tách Vật lý trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về 4 quá trình và thiết bị chính có trong mọi nhà máy Lọc dầu: Chưng cất, Trích ly, Kết tinh và Hấp phụ. CÔNG NGHỆ LỌC DẦU Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ các quá trình chuyển hóa dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác để chuyển hóa các phân đoạn dầu mỏ thành các sản phẩm thương phẩm. CÔNG NGHỆ HOÁ DẦU VÀ CHẾ BIẾN KHÍ Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về các quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ trên nền tảng hóa dầu, những dây chuyền công nghệ để sản xuất các monome, các hợp chất trung gian, các hydrocacbon cơ bản hay những hợp chất hữu cơ. Đồng thời cung cấp những cơ sở lý thuyết về khí thiên nhiên và khí dầu mỏ và các quá trình công nghệ cơ bản sử dụng để chế biến khí. DẦU NHỜN, MỠ, PHỤ GIA Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật liệu bôi trơn, dầu nhờn và mỡ nhờn: các chức năng cơ bản, các tính chất lý hóa, các loại dầu gốc và phương pháp sản xuất. Tuy nhiên để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà chế tạo ô tô, các nhà công nghiệp, thì vật liệu bôi trơn cần được bổ sung các phụ gia nhằm tăng tính năng sử dụng. Vì vậy môn học này còn đưa ra những loại phụ gia chính cho dầu mỡ bôi trơn và giải thích hiệu năng của các loại phụ gia này. HÓA HỌC CAO PHÂN TỬ, HÓA LÝ POLYME Hóa học cao phân tử cung cấp các khái niệm cơ bản của hóa học các hợp chất cao phân tử, các phương pháp tổng hợp các hợp chất cao phân tử và sự chuyển hóa hóa học của các hợp chất cao phân tử. Hóa lý polyme và cao su nghiên cứu sự phụ thuộc các tính chất vật lý, cơ lý của polyme vào cấu tạo hoá học của chúng cũng như các điều kiện tác động bên ngoài đến khả năng xuất hiện các trạng thái của Polyme. Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng và gia công Polyme. KỸ THUẬT GIA CÔNG CAO SU Kỹ thuật gia công cao su nghiên cứu vai trò, đặc điểm và tính chất của nguyên liệu cao su và các chất phối hợp cho cao su, các quá trình gia công cơ bản đối với vật liệu cao su để sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật và cao su dân dụng. GIA CÔNG NHỰA NHIỆT DẺO, COMPOSIT Kỹ thuật sản xuất nhựa nghiên cứu về lý thuyết của các phương pháp sản xuất, tính chất, ứng dụng của một số polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng. Gia công Polyme, composit nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và thông số kỹ thuật đến quá trình gia công và chất lượng sản phẩm, một số phương pháp gia công Polyme thông dụng. CÔNG NGHỆ SƠN, KEO DÁN Công nghệ sơn, verni: trình bày các thành phần của hệ sơn, vai trò, chức năng của các thành phần đó đối với hệ sơn, đặc biệt là chất tạo màng. Phương pháp, dây chuyền sản xuất sơn và gia công màng sơn. Công nghệ gia công sợi hóa học: trình bày các đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi; các đặc trưng cơ bản của sợi hóa học; các phương pháp tạo sợi. Lý thuyết về đặc điểm, tính chất và công nghệ sản xuất các loại sợi hóa học điển hình như: sợi vitxco, sợi axetat, sợi polyamit6, sợi polyamit66, sợi polyeste, sợi clorophip, sợi acrylonitryl. Công nghệ keo dán: trình bày các khái niệm về keo dán, cơ chế kết dính, kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu cần dán, kỹ thuật dán và đặc điểm, tính chất của một số loại keo dán trên cơ sở các polyme hữu cơ. THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẬT LIỆU POLYME Gồm một số bài đặc trưng trong số các bài thí nghiệm sau: Tổng hợp nhựa phenol-formaldehyd làm bột ép, tổng hợp keo từ nhựa amin, tổng hợp keo hỗn hợp, gia công bằng tay vật liệu composite trên mặt phẳng. Khảo sát quá trình lưu hóa của cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp: cao su butadien, cao su butadien-styren, cao su butadien-nitryl, keo cao su tự lưu, keo cao su lưu hóa nóng, tổng hợp chất tạo màng Ureformandehyd, biến tính Ureformandehyd bằng butanol, tổng hợp chất làm khô trên cơ sở nhựa thông. Tổng hợp keo phenol-formaldehyt (PF) tan trong nước và tan trong cồn, tổng hợp keo ure-formaldehyt (UF), phối trộn keo PF tan trong nước và keo UF. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ HH1 Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ lọc dầu. Thiết kế 1 phân xưởng lọc tách vật lý hoặc chuyển hóa hóa học, hoặc sản xuất vật liệu polyme. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ HH2 Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất một trong các loại vật liệu như silicat, điện hoá, các hợp chất vô cơ, hữu cơ. THỰC TẬP CHUYÊN MÔN HH Sau khi sinh viên đã tích lũy được khá nhiều các học phần học trước thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (tức là các học phần chuyên môn), sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 2 trong thời gian 3 tuần, để làm việc thực tế ngày 8 tiếng tại cơ sở sản xuất công nghiệp hóa học nhằm mục đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy trình sản xuất các sản phẩm đặc trưng của cơ sở sản xuất. ĐỒ ÁN TỔNG HỢP HH Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: nhiệm vụ thiết kế (đối với đồ án thiết kế); nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm (đối với đồ án nghiên cứu tại PTN); nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan lý thuyết về 1 đề tài công nghệ; nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thực tế ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI Giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành được đào tạo. CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY Nêu lên các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, thiết kế phân xưởng sản xuất, đọc bản vẽ bố trí thiết bị và đường ống trong nhà máy ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN Học phần trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an toàn, thông dụng. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ Lý thuyết: nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về quá trình mô phỏng, về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các bước mô phỏng một quá trình công nghệ. Thực hành: Áp dụng phần mềm PROII để mô phỏng các sơ đồ công nghệ cụ thể từ đơn giản đến phức tạp. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400….. tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này. SẢN XUẤT SẠCH HƠN Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường. THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ, về phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình. HÓA LÝ SILICAT Hóa lý silicat: trình bày các trạng thái tập hợp của vật liệu silicat (Trạng thái rắn, lỏng nóng chảy, trạng thái keo); khái niệm, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng vật chất trong trạng thái rắn, động học phản ứng vật chất trong trạng thái rắn. Phân tích silicat: trình bày các phương pháp phân tích hóa học dùng trong phân tích silicat, các nguyên nhân gây nên sai số của các phương pháp phân tích này. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẤT KẾT DÍNH CN sản xuất chất kết dính: trình bày nghiên cứu lý thuyết về công nghệ sản xuất và phạm vi sử dụng các chất kết dính vô cơ: Xi măng portland và các loại xi măng đặc biệt, vôi xây dựng và vôi thủy. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỐM SỨ CN sản xuất gốm sứ: trình bày tính chất và ứng dụng các loại nguyên liệu sản xuất, công nghệ chung trong quá trình sản xuất gốm sứ và công nghệ sản xuất các loại sản phẩm gốm cụ thể (gốm truyền thống và gốm kỹ thuật). CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỦY TINH-VẬT LIỆU CHỊU LỬA CN sản xuất thủy tinh: trình bày các tính chất, kỹ thuật sản xuất, các phương pháp gia công trang trí bề mặt, các phương pháp làm tăng độ bền của các loại thủy tinh dùng trong khoa học, công nghiệp và cuộc sống hàng ngày. CN sản xuất vật liệu chịu lửa: trình bày khái niệm, phân loại và các tính chất đặc trưng của vật liệu chịu lửa, lý thuyết cơ bản về quá trình sản xuất vật liệu chịu lửa và công nghệ sản xuất một số vật liệu chịu lửa thông dụng. THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẬT LIỆU SILICAT Gồm một số bài đặc trưng trong số các bài thí nghiệm sau: Tính bài phối liệu 2, 3, 4 cấu tử có và không lẫn tro, kiểm tra độ hoạt tính của phụ gia thủy, kiểm tra tít phối liệu, kiểm tra các tính chất cơ lí của xi măng. Phân tích các thành phần hóa học của các nguyên liệu và thành phẩm trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thủy tinh. Xác định độ ẩm, xác định độ dẻo theo phương pháp Vasinlep và phương pháp Pfefferkorn, xác định độ co, xác định độ lưu động của hồ gốm sứ, xác định trọng lượng riêng, trọng lượng thể tích, độ xốp thực và độ xốp biểu kiến, xác định độ hút nước. Xác định một số tính chất cơ, lý, hóa, nhiệt của các sản phẩm thủy tinh. ĐIỆN HÓA LÝ THUYẾT Môn học này cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản của một phản ứng điện hoá xảy ra trên bề mặt điện cực. Lý thuyết và mô hình lớp điện tích kép, phương trình động học của quá trình điện hoá được . . . giới thiệu. Là cơ sở để giải thích các hiện tượng xảy ra trên bề mặt điện cực trong quá trình công nghệ điện hoá ĂN MÒN Môn học này nhằm giới thiệu khái quát về nguyên lí ăn mòn và bảo vệ kim loại. Trong đó tập trung vào các quá trình ăn mòn điện hóa, nhiệt động học và động học của quá trình ăn mòn, các biện pháp phòng chống ăn mòn. NGUỒN ĐIỆN Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về nguồn điện hoá học (pin, acqui). Các phản ứng xảy ra trong quá trình phóng, nạp điện của nguồn được trình bày. Cấu tạo, sử dụng và bảo quản nguồn điện được giới thiệu ở đây. MẠ ĐIỆN Kỹ thuật mạ: trình bày lý thuyết cũng như kỹ thuật của các quá trình mạ điện kim loại như: mạ đồng, mạ niken, mạ crôm, mạ kẽm, mạ hợp kim. . . Biến tính bề mặt kim loại: trình bày các quá trình xử lý bề mặt kim loại với các mục đích khác nhau như đánh bóng bề mặt kim loại, tăng khả năng bám dính với màng sơn, chống ăn mòn, thụ động bề mặt kim loại, ô-xy hóa, phôt-phat hóa, crômat hóa. Mạ hóa học: trình bày các nguyên tắc và kỹ thuật để phủ kim loại lên nền phi kim loại và kim loại bằng phương pháp khử hóa học. Tráng men kim loại: trình bày tính chất và ứng dụng của lớp phủ men trên nền kim loại (trang trí, chống ăn mòn). THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA Gồm một số bài đặc trưng trong số các bài thí nghiệm sau: Thao tác thiết lập một hệ đo điện hoá đặc biệt: bình đo 3 điện cực. Thí nghiệm phương pháp điện phân sản xuất NaOH-Cl. Thí nghiệm tinh luyện, tách các kim loại ra khỏi quặng, tách các hợp chất bằng phương pháp điện phân trong dung dịch nước hoặc nóng chảy. Các kỹ thuật tinh chế kim loại quý cũng được thực hiện với quy mô nhỏ. Pha chế, điều chỉnh một bể mạ điện hoá như mạ Cr, Ni, Cu... Cung cấp các thao tác cần thiết để phủ các lớp kim loại (Ni, Cr) lên nền phi kim loại cũng như các phương pháp để kiểm tra và khống chế lớp phủ. Thí nghiệm phủ lớp men trực tiếp lên nền kim loại với mục đích trang trí và bảo vệ ăn mòn với các nền kim loại. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||