Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌCChemical Engineering TechnologyMã ngành 50713 Mã tuyển sinh C510401 · Trình độ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp · Đối tượng đào tạo: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp. ·
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra C1. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép… C2. Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng. C3. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng. C4. Vận dụng được các kiến thức đã học để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe tính mạng và bảo vệ môi trường trong thực tế sản xuất và nghề nghiệp. C5. Pha chế được các dung dịch, xác định các tính chất hóa lý cũng như phân tích định tính, định lượng các mẫu chất bằng các phương pháp phân tích vật lý, hóa học, hóa lý. C6. Tổng hợp và điều chế một số sản phẩm thông dụng trong đời sống hằng ngày như xà phòng, nến, rượu, tinh dầu…Xác định một số tính chất của sản phẩm điều chế được. C7. Vận dụng được những kiến thức trong lĩnh vực công nghệ hóa học để tham gia vận hành, thiết kế mô phỏng, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị chuyên ngành trong dây chuyền công nghệ sản xuất. C8. Hiểu rõ các quá trình cơ bản trong quy trình công nghệ lọc dầu, công nghệ hóa dầu và công nghệ chế biến khí. Hiểu rõ nguồn gốc và các tính chất hóa lý, tiêu chuẩn chất lượng của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ thương phẩm. Phân tích và xác định được các chỉ tiêu chất lượng của mỗi loại sản phẩm để tư vấn, sử dụng hợp lý sản phẩm. C9. Tổng hợp, chế tạo, phân tích và xác định các đặc trưng của một số vật liệu trong lĩnh vực hữu cơ như xốp, cao su, sơn, keo dán, chất dẻo, composite… phục vụ cho thực tiễn và cho sản xuất. O1. Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế. O2. Tổng hợp, chế tạo, phân tích và xác định các đặc trưng của một số vật liệu trong lĩnh vực vô cơ như gốm sứ, vật liệu chịu lửa, chất kết dính, thủy tinh… phục vụ cho thực tiễn và cho sản xuất. O3. Vận dụng được các kiến thức về điện hóa để giải thích cơ chế quá trình ăn mòn điện hóa từ đó đưa ra phương án bảo vệ kim loại bằng kỹ thuật mạ điện và kiểm tra, khống chế lớp phủ. O4. Trình bày được một quy trình để điều chế một loại hương liệu, mỹ phẩm hoặc phân bón, thuốc trừ sâu. Mô tả được các quá trình trong kỹ thuật nhuộm, in. · Cơ hội nghề nghiệp Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ sức khỏe, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn có thể đảm nhận các vị trí công tác sau: § Cán bộ kỹ thuật vận hành trong các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa học như nhà máy sản xuất các loại hóa chất vô cơ, hữu cơ; Nhà máy lọc dầu; Nhà máy chế biến khí; Nhà máy sản xuất dầu nhờn; Nhà máy hóa dầu; các Cơ sở kinh doanh sản phẩm dầu mỏ; Nhà máy sản xuất các loại sản phẩm polymer, các loại vật liệu tổng hợp như composite, nhựa, vải, sợi, cao su, sơn; Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng silicat như xi măng, gốm sứ, thủy tinh, gạch chịu lửa...; Các nhà máy với công nghệ mạ điện trên kim loại, trên nhựa, điện phân khai thác khoáng sản. § Cán bộ kỹ thuật và phân tích viên chuyên ngành hóa học ở các sở, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm với nhiệm vụ phân tích, đánh giá, khảo sát, điều tra, thanh tra, xử lý các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa học. § Cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực hoá học. · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở khối ngành A hoặc B do Bộ GD-ĐT tổ chức và phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào cấp cao đẳng do Bộ GD-ĐT qui định, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường qui định. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. · Phương thức đào tạo + Đào tạo theo học chế tín chỉ. + Hệ đào tạo chính qui tập trung. + Thời gian đào tạo từ 2 – 4 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học. + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần. + Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học. + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời. · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Ăn mòn Đây là học phần cơ sở, trình bày một cách khái quát về ăn mòn và nguyên lý của sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn, các dạng ăn mòn thường gặp trong thực tế. Giúp người học phân biệt được các dạng ăn mòn và cách để phòng ngừa khỏi sự ăn mòn từ các thiết bị, dụng cụ, đường ống trong các nhà máy, xí nghiệp,.... Ăn mòn và bảo vệ kim loại Đây là học phần chuyên ngành trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về ăn mòn và nguyên lý của sự ăn mòn kim loại, thụ động kim loại, điều kiện nhiệt động, động học của các quá trình ăn mòn, phương pháp xác định tốc độ ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn, các dạng ăn mòn thường gặp trong thực tế và các biện pháp để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn. Ngoài ra học phần này cũng cung cấp cho sinh viên độ bền ăn mòn của một số vật liệu kim loại, một số loại lớp phủ và vật liệu phi kim loại hay dùng, các phương pháp thử nghiệm kiểm tra ăn mòn. An toàn lao động & Vệ sinh công nghiệp Là học phần cơ sở ngành cung cấp cho sinh viên ngành hoá các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động và tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý Học phần này trình bày về các khái niệm chung, phân loại, nguyên tắc và ứng dụng của các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý như: Cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), Khối phổ (MS), phổ Raman, phổ UV-VIS, Phổ hồng ngoại (IR), nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phân tích nhiệt và hấp phụ & nhã hấp ni tơ; Kèm theo lý thuyết là các bài tập vận dụng kiến thức đã học. Do đó, học phần này sẽ giúp sinh viên đi sâu về lĩnh vực nghiên cứu, biết cách phân tích một mẫu vật trong quá trình nghiên cứu cũng như một sản phẩm bất kỳ trong đời sống một cách chính xác nhất và được các nhà khoa học trên thế giới công nhận. Công nghệ lọc dầu Đây là học phần chuyên ngành cung cấp các kiến thức nền tảng liên quan đến công nghệ các quá trình chuyển hoá dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác để xử lý và chế biến dầu thô thành các sản phẩm dầu mỏ thương phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn qui định. Công nghệ hoá dầu và chế biến khí Là học phần chuyên ngành trang bị cơ sở lý thuyết và công nghệ các quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ (oxy hoá, hydro hoá, dehydro hoá, alkyl hoá, halogen hoá, sunfo hoá, nitro hoá…) phục vụ cho các tổng hợp hữu cơ chuyên ngành (các chất tẩy rửa và hoạt động bề mặt, chất màu, chất nổ, polyme, phụ gia xăng dầu, …). Đồng thời học phần này cũng cung cấp những tính chất cơ bản của khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí dầu mỏ hoá lỏng và các công nghệ cơ bản sử dụng để chế biến khí. Công nghệ sơn - keo dán Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sơn và keo dán trong sản xuất và ứng dụng, bao gồm: Những khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan đến vật liệu; nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sơn, keo dán; vai trò, chức năng của các thành phần trong hệ sơn, keo dán; kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu nền; công nghệ sản xuất, gia công màng sơn/ mối dán phổ biến,…. Tích lũy được học phần này, sinh viên có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất sơn, keo dán ở các bộ phận như sản xuất, thí nghiệm, KCS hoặc nghiên cứu. Công nghệ sản xuất chất dẻo - composit Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại nhựa (nguyên liệu và các phương pháp tổng hợp vật liệu polyme; tính chất và ứng dụng của vật liệu polyme; ưu nhược điểm của các phương pháp tổng hợp,…); vật liệu composite (các vật liệu thành phần của composit, tính chất, ứng dụng của vật liệu composit, thiết bị và các phương pháp gia công vật liệu composit,…). Kết thúc học phần sinh viên có thể tự tiến hành tổng hợp được các loại nhựa ở quy mô phòng thí nghiệm, có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất và gia công nhựa, composit ở các bộ phận như sản xuất, thí nghiệm, KCS hoặc nghiên cứu. Công nghệ sản xuất chất kết dính Đến với học phần này, sinh viên sẽ được học về các khái niệm và phân loại chất kết dính (chủ yếu là chất kết dính vô cơ), kèm theo đó là các công nghệ sản xuất chất kết dính, cụ thể là công nghệ sản xuất xi măng portland và cách tính toán một bài phối liệu tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Với những kiến thức đó sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các nhà máy, xí nghiệp cho một cử nhân về việc sản xuất xi măng và cũng như các nguồn nguyên liệu. Công nghệ sản xuất gốm sứ Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về gốm và sứ: khái niệm, phân loại, nguyên liệu tổng hợp ra chúng và quy trình công nghệ sản xuất. Từ những kiến thức này sinh viên sẽ hiểu được gốm sứ là gì, nguyên liệu và quy trình để tổng hợp những loại gốm sứ thông dụng như: gốm truyền thống (chai, lọ, đồ trang trí mỹ nghệ,...), gốm kỹ thuật (trong các động cơ, các thiết bị, máy móc,...), gạch men (ốp, lát), sứ vệ sinh, sứ cách điện.... Công nghệ sản xuất thủy tinh – Vật liệu chịu lửa Công nghệ sản xuất thủy tinh: Cung cấp kiến thức chung về thủy tinh và công nghệ sản xuất chúng. Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa: Cung cấp kiến thức chung về vật liệu chịu lửa và các quy trình công nghệ sản xuất một số loại vật liệu chịu lửa thông dụng. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ hiểu được thủy tinh và vật liệu chịu lửa là gì, nguyên liệu tổng hợp ra chúng như thế nào và quy trình sản xuất chúng. Có được những kiến thức này sẽ giúp sinh viên tự tin làm việc tại các nhà máy thủy tinh, vật liệu chịu lửa (gạch chịu lửa, bê tông chịu lửa ...). Cơ sở thiết kế nhà máy Học phần này trang bị cho sinh viên các nguyên tắc cơ bản và tổng hợp trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, thiết kế phân xưởng sản xuất, đọc bản vẽ bố trí thiết bị và đường ống trong nhà máy. Từ kiến thức được trang bị, sinh viên sẽ có khả năng làm việc trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, thiết kế công nghệ, giám sát thi công các nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học. Điện hóa lý thuyết Học phần chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản của một phản ứng điện hóa xảy ra trên bề mặt điện cực. Trình bày về lý thuyết, mô hình lớp điện tích kép và phương trình động học của quá trình điện hóa. Trên cơ sở đó sẽ giải thích được các hiện tượng xảy ra trên bề mặt điện cực trong quá trình công nghệ điện hóa. Đồ án công nghệ HH1 Học phần chuyên ngành này có mục đích giúp cho sinh viên tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học kết hợp với các tài liệu chuyên sâu để thiết lập nên một quy trình công nghệ lọc dầu với các phần lý thuyết tổng quan, biện luận để chọn sơ đồ công nghệ và thiết kế tính toán công nghệ một quá trình lọc dầu cụ thể nhằm đáp ứng cả về chất và lượng cho thị trường tiêu thụ. Đồ án công nghệ HH2 Vận dụng các kiến thức đã được học, học phần này sinh viên sẽ được hướng dẫn để làm một phần của thiết kế một dây chuyền công nghệ sản xuất trong lĩnh vực polime và silicat bao gồm: Biện luận / luận chứng kinh tế, tổng quan về đề tài, lựa chọn nguyên liệu, tính toán bài phối liệu cho một mẻ sản phẩm và tính cân bằng vật chất. Là học phần ứng dụng trong việc chế tạo, tổng hợp một sản phẩm cũng như dây chuyền sản xuất chúng trong một nhà máy, xí nghiệp. Đồ án quá trình và thiết bị Học phần cơ sở ngành này nhằm giúp sinh viên tổng hợp các kiến thức lý thuyết về Quá trình và Thiết bị đã học đồng thời tham khảo tài liệu, tra cứu dữ liệu để thiết lập nên một quy trình công nghệ hoặc thủy lực hoặc truyền nhiệt hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 quá trình trên. Đồ án tổng hợp Đây là học phần chuyên ngành thường được tích luỹ vào học kỳ cuối cùng của khoá đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, nghiên cứu tài liệu, vận dụng và tổng hợp các kiến thức đã được tích luỹ trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ thiết kế (thiết kế một quy trình công nghệ, một phân xưởng hoặc một nhà máy sản xuất); nhiệm vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm (nghiên cứu tổng hợp, sản xuất một loại vật liệu hoặc một sản phẩm hoá học; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một quá trình tổng hợp); nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết về một đề tài công nghệ mới; nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thực tế. Đường ống và van Học phần cơ sở ngành này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, các thiết bị trộn dòng, chia dòng như kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, cách thức vận hành, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng; phương pháp tính toán tổn thất áp suất trong quá trình vận chuyển môi chất trong đường ống. Hóa học cao phân tử - hóa lý polyme Học phần này thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuyên ngành polyme, cụ thể là: Các khái niệm cơ bản, cơ chế của phản ứng tổng hợp và phương pháp tổng hợp các hợp chất cao phân tử, cấu trúc, tính chất hoá học, cơ học, vật lý, nhiệt và độ bền của các hợp chất cao phân tử, đặc điểm của dung dịch polyme,…. Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp sinh viên có thể nghiên cứu sâu về lĩnh vực polyme. Từ đó vận dụng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của nhựa trong quá trình sản xuất và tìm cách khắc phục. Kết thúc học phần sinh viên có thể làm việc trong các công ty chuyên tổng hợp nhựa từ nguyên liệu ban đầu hay các nhà máy gia công sản phẩm nhựa ở các bộ phận như sản xuất, KCS hoặc phòng kỹ thuật. Hoá học dầu mỏ Học phần chuyên ngành này gồm các kiến thức liên quan đến dầu thô như: Nguồn gốc hình thành, các tính chất của dầu thô, phân loại dầu thô, thành phần hoá học và ảnh hưởng của thành phần hóc học đến tính chất sử dụng, cách xác định các đặc trưng hoá lý của dầu thô, đánh giá chất lượng dầu thô trên quan điểm công nghệ. Hóa vô cơ Đây là học phần thuộc khối kiến thức đại cương nhằm mục đích trang bị kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; phức chất và ứng dụng của phức chất; giới thiệu cấu tạo, thành phần, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và hoá học, mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất công nghiệp đối với một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Từ đó, người học có thể ứng dụng để điều chế một số chất, tẩy trắng các vết bẩn, xử lý một số sự cố đơn giản trong phòng thí nghiệm. Hóa hữu cơ Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc hợp chất hữu cơ, các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; các hợp chất hidrocacbon, các hợp chất chứa nhóm chức, các hợp chất tạp chức, gluxit, protein và lipit; từ những kiến thức đó sinh viên có thể có cơ sở để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, phân tích cấu trúc các chất hữu cơ, dự đoán tính chất vật lý, tính chất hóa học chất hữu cơ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ như: Xà phòng, hương liệu, mỹ phẩm, các loại vật liệu polime, thuốc trừ sâu…. Hóa lý Hóa lý là một trong những ngành hóa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lý và hóa học, sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Học phần cơ sở ngành này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật nhiệt động học để giải thích các quá trình hóa học trong tự nhiên; các quá trình động hóa học; nhiệt hòa tan; nhiệt trung hòa của các phản ứng. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình; nguyên lý chuyển dịch cân bằng của các phản ứng thuận nghịch. Từ đó, người học ứng dụng để đưa ra điều kiện tối ưu nhằm nâng cao hiệu suất của các quy trình sản xuất trong các nhà máy. Hóa lý silicat Cung cấp kiến thức về các trạng thái của vật liệu silicat (trạng thái rắn, lỏng nóng chảy, trạng thái keo), các khái niệm, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trong trạng thái rắn. Ngoài ra còn cung cấp thêm kiến thức về các phương pháp phân tích hóa học dùng trong phân tích silicat: Xác định độ ẩm, lượng mất khi nung, xác định các thành phần oxit có trong nguyên liệu (xi măng, đá vôi, đất sét, thủy tinh...) bằng phương pháp chuẩn độ, phương pháp nung cân,.... Hóa phân tích Học phần cơ sở ngành này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và các kỹ năng cơ bản trong các vấn đề liên quan đến quá trình tách chất, phân tích định tính, xác định thành phần và cấu trúc của các chất có trong mẫu khảo sát cũng như cách pha các loại dung dịch với các nồng độ khác nhau; Ngoài ra học phần này còn trang bị cho sinh viên các kỹ thuật phân tích cơ bản áp dụng trong mỗi phương pháp để phân tích hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát. Kỹ thuật gia công cao su Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cao su trong sản xuất và ứng dụng, bao gồm: Đặc điểm, tính chất và vai trò của cao su nguyên liệu và các chất phối hợp cho cao su; các quá trình gia công cơ bản đối với vật liệu cao su để sản xuất ra các sản phẩm cao su dân dụng và cao su kỹ thuật.... Trên cơ sở những kiến thức cơ bản được cung cấp, sinh viên có thể mở rộng kiến thức của mình bằng cách đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan trong thực tiễn. Sau khi học qua học phần này sinh viên có thể làm việc trong các nhà máy cao su ở các bộ phận như sản xuất, thí nghiệm, KCS hoặc nghiên cứu. Kỹ thuật hóa học vô cơ – hữu cơ Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Đi sâu hơn của bài học là trình bày cụ thể về các kỹ thuật sản xuất các chất vô cơ như: HNO3, SO2, H2SO4, NaCl, NH3,…và sản xuất các chất hữu cơ như: C2H5OH, andehit (HCHO, CH3CHO), CH3COOH, vinyl clorua,…. Là học phần có tính ứng dụng cao trong đời sống với những hợp chất thông dụng, điều đó sẽ dễ dàng giúp sinh viên có được những công việc phù hợp trong lĩnh vực này. Mạ điện Học phần gồm 4 phần chính. Kỹ thuật mạ: Giới thiệu chung về kỹ thuật mạ và công nghệ mạ điện kim loại đồng, niken, crôm, kẽm và hợp kim. Biến tính bề mặt kim loại: Trình bày các quá trình xử lý bề mặt kim loại. Mạ hóa học: Trình bày các nguyên tắc và kỹ thuật để phủ kim loại lên nền phi kim loại và nền kim loại bằng phương pháp khử hóa học. Tráng men kim loại: Trình bày tính chất và ứng dụng của lớp phủ men trên nền kim loại. Học phần này được ứng dụng trong xi mạ trang trí hoặc lớp bảo vệ của các sản phẩm trong các ngành công nghiệp như: Ô tô, tàu thuyền, hàng không, đồ trang sức,.... Mô phỏng quá trình công nghệ Là học phần cơ sở ngành giúp cho sinh viên có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác khi thiết kế một quá trình mới; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một quá trình đang tồn tại; hiệu chỉnh quá trình đang vận hành hoặc tối ưu hoá các quá trình đang hoạt động với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm chuyên nghiệp (Pro/II). Nguồn điện Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, nguyên lý, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản và các phản ứng xảy ra trong quá trình nạp và phóng điện của nguồn điện hóa học chủ yếu là pin và acqui. Là học phần ứng dụng cao trong ngành công nghiệp sản xuất cũng như tái chế pin và ăcpui và trong các ngành công nghiệp có sử dụng hai nguồn điện này. Quá trình lọc tách vật lý Học phần chuyên ngành này trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về 04 quá trình và thiết bị chính có trong nhà máy lọc dầu: Chưng luyện, Trích ly, Kết tinh và Hấp phụ. Từ đó hiểu rõ hơn về sơ đồ công nghệ, giải thích sự vận hành của các thiết bị và phân tích sự ảnh hưởng của các thông số đến quá trình vận hành trong các sơ đồ công nghệ áp dụng trong các nhà máy chế biến dầu và khí. Quá trình và thiết bị truyền chất Là học phần cơ sở ngành có nội dung trình bày cơ sở lý thuyết của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ, thiết bị truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH: Chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly và kết tinh. Cấu tạo thiết bị, nguyên lý vận hành, vận dụng trong công nghiệp hoá học cũng được trình bày trong học phần này, từ đó giúp người học có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc. Quá trình và thiết bị thuỷ lực Học phần cơ sở ngành này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tĩnh lực học và động lực học chất lỏng, các phương trình cơ bản của chất lỏng, chế độ chuyển động của chất lỏng trong đường ống và trong các dạng thiết bị, trở lực ma sát và cục bộ. Phân riêng hệ khí và lỏng không đồng nhất. Nguyên tắc làm việc và cấu tạo của bơm, quạt và máy nén; nguyên tắc và cấu tạo của các thiết bị phân riêng hệ không đồng nhất như lắng, lọc, ly tâm. Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên một số kiến thức về các quá trình cơ học như đập, nghiền, sàng. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt Đây là học phần cơ sở ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt và tính toán các quá trình truyền nhiệt. Bên cạnh đó học phần này cũng cung cấp cho sinh viên một số kiến thức về các quá trình công nghệ và thiết bị truyền nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy. Quản lý chất lượng Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như: GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400 ... tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này. Sản phẩm dầu mỏ thương phẩm Đây là học phần chuyên ngành nhằm giới thiệu, phân loại các sản phẩm chính sinh ra từ nhà máy lọc dầu (nhiên liệu khí, xâng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diezen, nhiên liệu đốt lò, cốc, các loại dầu mỡ nhờn, Bitum và một số sản phẩm khác). Ngoài ra, nội dung học phần còn giúp sinh viên nắm được các chỉ tiêu chất lượng và các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, nắm được tính năng của sản phẩm, biết được các yếu tố ảnh hưởng tới tính năng. Qua đó giúp người học có khả năng chế tạo và sử dụng sản phẩm hợp lý. Sản xuất sạch hơn Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường. Thiết bị đo lường & điều khiển Học phần cung cấp về cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ,...; trình bày về các phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình. Là học phần ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cần cân đo đong đếm và với nền khoa học hiện đại như hiện nay thì việc đo lường, điều khiển đều được thực hiện trên máy tại các nhà máy, xí nghiệp, đó là lý do sinh viên học học phần này. Tiếng Anh chuyên ngành Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Hoá học như các bài luận tiếng Anh giới thiệu chung về một số vấn đề chuyên ngành, các từ mới trong các lĩnh vực Công nghệ Hoá học, ngữ pháp tiếng Anh và văn phong tiếng Anh dùng trong khoa học từ đó giúp sinh viên có thể đọc, hiểu được các tài liệu, bài báo khoa học chuyên ngành để cập nhật kiến thức hoặc sử dụng trong công tác chuyên môn. Thực tập chuyên môn HH Học phần chuyên ngành này thường được bố trí vào kỳ thứ 5 trước khi sinh viên thực hiện đồ án tổng hợp. Sau khi đã tích luỹ được phần lớn các học phần chuyên ngành, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 02 trong chương trình đào tạo với thời gian 03 tuần tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc các phòng thí nghiệm. Tại đây sinh viên sẽ tham gia vào quá trình làm việc thực tế (8h/ngày) nhằm mục đích cho sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế, làm quen với tác phong làm việc tránh bỡ ngỡ khi ra trường, nắm vững quy trình sản xuất, thu thập các số liệu phục vụ cho việc thực hiện đồ án tổng hợp vào kỳ cuối. Thực tập Quá trình và thiết bị Sau khi sinh viên đã tích luỹ được các kiến thức lý thuyết về thuỷ lực, truyền nhiệt và truyền chất, sinh viên sẽ được tham gia vào thực tế sản xuất bằng đợt thực tập thứ nhất trong chương trình đào tạo với thời gian 02 tuần (thông thường trong học kỳ 04) nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thuỷ lực, truyền nhiệt và truyền chất); Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để giải thích nguyên tắc, cấu tạo, cách thức vận hành và điều khiển các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng sản xuất của các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ Hoá học; bước đầu làm quen với tác phong làm việc công nghiệp. TN Công nghệ điện hóa Đây là học phần thí nghiệm chuyên ngành nhằm mục đích củng cố phần lý thuyết đã học gồm một số bài đặc trưng trong số các bài thí nghiệm sau: Thao tác thiết lập một hệ đo điện hóa đặc biệt: bình đo 3 điện cực; thí nghiệm phương pháp điện phân sản xuất NaOH, Clo; thí nghiệm tinh luyện, tách các kim loại ra khỏi quặng, tách các hợp chất bằng phương pháp điện phân dung dịch hoặc nóng chảy. Các kỹ thuật tinh chế kim loại quý cũng được thực hiện với quy mô nhỏ. Pha chế, điều chỉnh một bể mạ điện hóa như mạ Cr, Ni, Cu…Cung cấp các thao tác cần thiết để phủ các lớp kim loại (Ni, Cr) lên nền phi kim loại cũng như các phương pháp để kiểm tra và khống chế lớp phủ. Thí nghiệm phủ lớp men trực tiếp lên nền kim loại với mục đích trang trí và bảo vệ ăn mòn với các nền kim loại. TN CN sản xuất Composit Trong học phần này, sinh viên tiến hành gia công bằng tay vật liệu composit trên cơ sở các thành phần cốt và vật liệu nền khác nhau, khảo sát ảnh hưởng của loại và lượng vật liệu nền, vật liệu gia cường, lượng chất đóng rắn, nhiệt độ,… đến độ bền của composit. Tích lũy học phần này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các kiến thức lý thuyết đã học trong học phần Công nghệ sản xuất chất dẻo - composit. TN CN sản xuất Chất dẻo Học phần này giúp sinh viên làm quen với thao tác tiến hành các bài thí nghiệm: Tổng hợp nhựa amin, tổng hợp nhựa phenol-formaldehyde, gia công mối dán từ keo phenol-formaldehyde, làm bột ép từ nhựa phenol-formaldehyde. Ngoài ra học phần này còn giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm trong việc tính toán lượng nguyên liệu cần trong sản xuất nhựa, điều chỉnh được các thông số trong quá trình tổng hợp (nhiệt độ, độ pH,…), xác định được điểm dừng cho quá trình phản ứng. TN CN sản xuất vật liệu Silicat Đi đôi với lý thuyết là học phần thí nghiệm sẽ giúp nắm vững hơn những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp. Với các bài thí nghiệm cụ thể: Kiểm tra các tính chất cơ lý hóa của xi măng: Tít phối liệu, hàm lượng CaO tự do, khối lượng riêng,…, xác định mật độ của thủy tinh, xác định các tính chất của đá vôi, xác định độ mịn và thành phần hạt của các loại nguyên liệu và quy trình tạo một sản phẩm gốm. TN Hóa học dầu mỏ Trên cơ sở lý thuyết, học phần này sẽ là các bài thí nghiệm xác định các tính chất lý hóa của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ như đo khối lượng riêng, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, thành phần cất, và áp suất hơi bão hòa. Là học phần có ứng dụng cao trong các phòng hóa nghiệm tại các công ty xăng dầu cũng như các nhà máy lọc hóa dầu hiện nay. TN Hóa vô cơ Thực hành các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Thực hành các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ. Nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết, hướng dẫn các thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học. TN Hóa hữu cơ Đây là học phần thí nghiệm thuộc khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng thao tác khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế để tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản ở quy mô phòng thí nghiệm như xà phòng, aspirin, dầu chuối, phẩm màu sudan da cam.... TN Hóa lý Thực hành các bài thí nghiệm về các quá trình hóa lý và xác định một số đại lượng hóa lý nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết. Nâng cao kĩ năng, thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học. TN Hóa phân tích Học phần thí nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm nhằm mục đích củng cố kiến thức lý thuyết đã học và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trong quá trình thao tác, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thông dụng để pha chế dung dịch cũng như để phân tích xác định hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát. TN Kỹ thuật Hóa học Vô cơ – Hữu cơ Để năm vững lý thuyết và biết cách thao tác trên các dụng cụ thiết bị trong học phần kỹ thuật hóa học vô cơ – Hữu cơ sinh viên cần phải học thí nghiệm này. Với các bài thí nghiệm cụ thể: Sản xuất rượu (C2H5OH), chiết tách tinh dầu từ lá cây, vỏ hoa quả,…, sản xuất nến và công nghệ làm muối ăn (NaCl),… Với những sản phẩm thông dụng trong đời sống hằng ngày của học phần thí nghiệm này sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm. TN Quá trình và Thiết bị thủy lực Minh chứng cho học phần lý thuyết, học phần này bao gồm các bài thí nghiệm: Xác định chế độ chảy của dòng, xác định sự phân bố vận tốc trong ống dẫn, xác định trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng và quá trình lọc huyền phù. Với các hệ thống thí nghiệm xác với thực tế sẽ giúp sinh viên vững vàng trong thao tác và biết cách khắc phục các lỗi trên thiết bị. TN Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt – truyền chất Là học phần gắn liền với đời sống hằng ngày và áp dụng nhiều trong sản xuất, nó bao gồm các thí nghiệm về truyền nhiệt: Đun nóng, làm nguội và sự trao đổi nhiệt của hai quá trình này, quá trình sấy tuần hoàn và sấy tầng sôi với các nguyên liệu thông dụng như bắp, thóc lúa, các loại đậu, cá, mực…, các thí nghiệm về truyền chất như: Chưng luyện hỗn hợp hai cấu tử và nhiều cấu tử như chưng cất rượu nồng độ thấp để được rượu nống độ cao đến 96o, quá trình hấp thụ một vài cấu tử từ một hỗn hợp khí và quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu. Vật lý ứng dụng Đây là học phần thuộc khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các thông số vật lý của vật chất (khối lượng riêng, độ nhớt, nhiệt dung riêng…) và của môi trường làm việc (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm) cũng như các công thức, phương pháp và thiết bị để xác định các tính chất vật lý này. Đây là học phần trang bị kiến thức làm nền tảng trong các học phần lý thuyết và đồ án chuyên ngành.
Kế hoạch đào tạo Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện mà sinh viên có thể lựa chọn kế hoạch đào tạo cho riêng mình trong 5 hoặc 6 học kỳ + Kế hoạch đào tạo 6 học kỳ
· Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT + Danh sách đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy
+ Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính
+ Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành
Cấp phê duyệt : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||