Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã ngành 50721 ·
Mục tiêu đào tạo Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật ngành CNMT, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát
triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu
cụ thể sau: + Có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu
phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà. +
Có kiến thức & kỹ năng thực hành thao tác công nghệ để vận hành, bảo trì
các thiết bị công nghệ sản xuất tự động; tham gia công tác tổ chức, quản lý
từng công đoạn sản xuất trên các dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại. Có khả
năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công
nghệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. + Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công
nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời + Tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả,
khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo
nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế. ·
Cơ hội nghề nghiệp + Kỹ thuật viên vận hành các dạng nhà máy thuộc lĩnh vực
môi trường (nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước thải đô thị hay công nghiệp,
nhà máy xử lý chất thải rắn) + Kỹ thuật viên chuyên về công tác môi trường ở các nhà máy
với nhiệm vụ phân tích, xác định, xử lý ngay tại nhà máy các nguồn chất thải
(khí, lỏng, rắn) làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời KTV có thể áp dụng công nghệ
sản suất sạch hơn nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các quy trình công nghệ,
hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường. + Kỹ thuật viên, phân tích viên chuyên về công tác môi
trường ở các Sở, Viện, Trung tâm môi trường với nhiệm vụ Khảo sát, điều tra,
phân tích, đánh giá, thanh tra, xử lý các vấn đề về môi trường ·
Phương thức đào tạo +
Tín chỉ +
Tập trung +
2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học +
Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần ·
Khả năng phát triển nghề nghiệp: +
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc
hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học +
Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2
phù hợp với ngành đào tạo Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG Trang bị
các kiến thức về tế bào sống, ba quá trình sinh học quan trọng của cơ thể sống,
đó cũng chính là những quá trình đặc trưng của tế bào và một số nguyên lý cơ bản
cúa công nghệ tái tổ hợp gen di truyền. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Trang bị
cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa con người với môi trường
với các sinh vật khác. Từ đó có thái độ và hành vi nhằm làm cho xã hội loài người
tiếp tục phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sử dụng lâu
bền các nguồn tài nguyên. Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất,
nước, khoáng sản và năng lượng sinh học, tài nguyên thực phẩm và đặc biệt hơn
là phòng chống ô nhiễm môi trường. HÓA ĐẠI CƯƠNG, VÔ CƠ Người học
được trang bị các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Trạng thái tập hợp của
vật chất; Nguyên lý nguyên lý I, II nhiệt động hóa học; Dung dịch và dung dịch
điện ly; Động hóa học và điện hóa học; Cơ sở lý thuyết hóa học vô cơ; Một số
nguyên tố và các hợp chất vô cơ quan trọng (các phức chất, những đơn chất, hợp
chất). TN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ Các bài
thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm
trong bảng hệ thống tuần hoàn và các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất
và hợp chất vô cơ. HÓA HỮU CƠ Trang bị
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Liên kết - cấu tạo - cấu trúc hợp chất
hữu cơ, các hợp chất đa nhóm chức, các hợp chất dị vòng, gluxit, protit và
lipit; Các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; Các phương pháp cơ bản tổng
hợp các hợp chất hữu cơ cũng như các tính chất lý hóa các hợp chất hữu cơ; Các
vấn đề về nhiên liệu và môi trường, hợp chất màu, hợp chất có hương, các chất
hoạt động bề mặt, chất nổ, chất diệt khuẩn, diệt côn trùng ... TN HÓA HỮU CƠ Các bài
thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hữu cơ, tổng hợp một số chất
hữu cơ, các phản ứng thủy phân, các phương pháp xác định một số tính chất vật lý
của các chất hữu cơ. HÓA PHÂN TÍCH Người học
được trang bị các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích; Phương pháp chuẩn độ
Axit-bazơ; Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa - khử; Phương pháp chuẩn độ kết tủa;
Phương pháp chuẩn độ Complexon. Qua đó xác định thành phần và hàm lượng các cấu
tử (nguyên tử, phân tử hay ion) trong mẫu khảo sát. TN HÓA PHÂN TÍCH Môn học
bước đầu trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về lĩnh vực phân
tích hóa trong phòng thí nghiệm. Sinh viên được thực hiện các bài thí nghiệm phân
tích định tính và phần phân tích định lượng. HÓA LÝ Hóa lí là
một trong những ngành khoa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lí và hóa
học. Môn học này sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học.
Môn học này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng
dụng các định luật về nhiệt động học để giải quyết những vấn đề hóa lí, các quá
trình hóa học, phân tích các tính chất của pha ở trạng thái cân bằng; các quá
trình động hóa học, điện hóa học, hóa học bề mặt và hóa học chất rắn. Phần động
học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình,
phần điện hóa học sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trên các điện cực và các hiện
tượng liên quan đến dung dịch điện li. TN HÓA LÝ Các bài
thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa lý, nghiên cứu để xác định
các tính chất hóa lý của các hợp chất cũng như các quá trình phản ứng hóa học. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC
Trang bị
cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học và các quá trình công nghệ
và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như vận chuyển chất lỏng, vận
chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất
lỏng, đập - nghiền - sàng vật rắn. TN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY
LỰC Sinh
viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về thủy lực như đo chuẩn số Re,
profil vận tốc dòng khí, trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng, quá trình
lọc huyền phù. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN
NHIỆT Trang bị
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định
luật cơ bản của truyền nhiệt, các quá trình công nghệ và thiết bị về nhiệt đặc
trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy. TN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ
TRUYỀN NHIỆT Sinh
viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền nhiệt như nghiên cứu quá
trình trao đổi nhiệt đun nóng, làm nguội, quá trình sấy có tuần hoàn khí thải,
quá trình sấy tầng sôi. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN
CHẤT BTL Trang bị
cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các quá trình truyền chất và các quá
trình công nghệ và thiết bị về truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như:
chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh. TN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ
TRUYỀN CHẤT Sinh
viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền chất như nghiên cứu quá
trình chưng luyện hỗn hợp 2 cấu tử và nhiều cấu tử, quá trình hấp thụ 1 vài cấu
tử từ 1 hỗn hợp khí, quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu. THỰC TẬP QT&TB Sau khi
sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt,
sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ nhất trong thời gian 2 tuần (thông
thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các
phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ
hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền
chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc,
thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học,
thực phẩm và môi trường. ĐỒ ÁN QT&TB Tham khảo
tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt,
hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 công nghệ trên. SẢN XUẤT SẠCH HƠN Trang bị
cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm
toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ
năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng
nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường. ATLĐ và VSCN Trang bị
cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công
nghiệp trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành được đào tạo. HỆ THỐNG NHÀ MÁY HOÁ Học phần
trang bị cho người học các kiến thức, những quy định thiết yếu trong các nhà máy
sản xuất hóa học. MÔ PHỎNG QT CÔNG NGHỆ Lý thuyết:
nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về quá trình mô phỏng, về các phần mềm chuyên
dụng trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các bước mô phỏng một quá trình công
nghệ. Thực hành: Áp dụng phần mềm PROII để mô phỏng các sơ đồ công nghệ cụ thể
từ đơn giản đến phức tạp. ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN Học phần
trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công
dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại
đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an
toàn, thông dụng. TB ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN Học phần
cung cấp cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng,
áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ, về phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn
đề về điều khiển và khống chế quá trình. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Trang bị
cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm,
hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức
và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như
GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400….. tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công
tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở
các đơn vị sau này. ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI Giới
thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho
các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường
Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở
cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này. VI SINH MÔI TRƯỜNG+ BTL Môn học nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong vấn đề bảo vệ môi
trường, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở vi sinh vật học
để phát huy những mặt có lợi, có hại của vi sinh vật trong vấn đề chống ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đông. HÓA HỌC & ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG Trang bị kiến thức nâng cao về các nguyên lý độc học và độc học
của một số chất ô nhiễm điển hình và vận dụng kiến thức đã học để đánh giá và
tìm giải pháp phòng ngừa hạn chế tác động độc học đối với môi trường và con
người. TN VI SINH- HÓA HỌC & ĐỘC HỌC
MT Trang bị cho sinh viên các phương pháp thu nhận, bảo quản, chuẩn
bị mẫu và các kỹ thuật cơ bản trong phân tích, kiểm nghiệm để xác định khả năng
chuyển hóa vật chất trong tự nhiên của vi sinh vật và xác định các chỉ tiêu vi
sinh vật trong vật phẩm nghiên cứu như vi sinh vật gây bệnh, các loại vi sinh
vật chỉ thị ô nhiễm và các nhóm vi sinh vật là tác nhân chính để xử lý ô nhiễm
môi trường. PHÂN TÍCH & KHẢO SÁT MÔI
TRƯỜNG Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chỉ thị môi trường, các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường, quy trình khảo sát, lấy mẫu và
phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước, môi trường không
khí, môi trường đất, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng môi trường. Môn
học này là cơ sở để học tiếp các môn học sau như: CN xử lý nước thải, CN xử lý
chất thải rắn, CN xử lý khí thải... TN PHÂN TÍCH & KHẢO SÁT MÔI
TRƯỜNG Sinh viên vận dụng lý thuyết được học trên lớp, kiến thức thực
hành trong phòng thí nghiệm cũng như trong thực tế giải quyết một nhiệm vụ quan
trắc, khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước, đất,... CN XỬ LÝ NƯỚC CẤP Cung cấp sinh viên kiến thức về công nghệ xử lý nước thiên nhiên. Phương
pháp tính toán, thiết kế, cấu tạo các công trình sử dụng trong xử lý nước cấp.
Nguyên lý vận hành khi quản lý sử dụng các công trình xử lý nước. CN XỬ LÝ NƯỚC THẢI + BTL Cung cấp sinh viên kiến thức về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
và công nghiệp. Phương pháp tính toán, thiết kế, cấu tạo các công trình sử dụng
trong xử lý nước thải. Nguyên lý vận hành khi quản lý sử dụng các công trình xử
lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. TN XỬ LÝ NƯỚC CẤP, NƯỚC THẢI Thực hiện các bài thí nghiệm về lắng, lọc, tuyển nổi, khử trùng,
làm trong để từ nguồn nước thiên nhiên, thu được nước cấp đạt các tiêu chuẩn
yêu cầu. Và các bài thí nghiệm theo các phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý và
sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. CN XỬ LÝ CHẤT THÁI RẮN Trang bị cho sinh viên kiến thức về quản lý chất thải rắn, biết
tính toán thiết kế các quá trình trong hệ thống quản lý CTR nhằm bảo vệ môi
trường và sức khoẻ cộng đồng: nguồn gốc phát sinh, tốc độ phát sinh, thành phần
và tính chất chất thải rắn. Các giải pháp kỹ thuật: thu gom, vận chuyển, tái
chế, đốt, chôn lấp chất thải rắn... QT CHÁY & CN XỬ LÝ KHÍ THẢI Trang bị lý thuyết và kỹ năng thực hành cho sinh viên về sự hình thành
chất thải khi cháy, các phương pháp xử lý khí thải, giảm thiểu ô nhiễm không
khí. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Mục đích của môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về ý nghĩa, nội dung và nhiệm vụ của công tác đánh giá tác động môi trường
và rủi ro. Quy định tổ chức thực hiện và các phương pháp kỹ thuật đánh giá tác
động môi trường cho một dự án cụ thể trong chuyên ngành của mình. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguồn tài nguyên thiên
nhiên: tài nguyên sinh học về hệ sinh thái, tài nguyên đất, nước, chất lượng
môi trường không khí, tài nguyên năng lượng và khoáng sản và về quản lý môi
trường: Quản lý thảm hoạ môi trường và sự cố môi trường. Quản lý môi trường
theo ngành và lãnh thổ: quản lý môi trường đô thị, quản lý môi trường trong
công nghiệp, nông thôn và hệ sinh thái nông nghiệp, trong vùng đất ngập nước,
rừng ngập mặn, biển VI KHÍ HẬU MÔI TRƯỜNG Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi khí hậu, các giải
pháp đánh giá tiện nghi nhiệt trong môi trường làm việc và các giải pháp giải
quyết vấn đề vi khí hậu. KINH TẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Kinh tế chất thải bao gồm tất cả mọi hoạt động liên quan đến quản lý
chất thải trong khu vực chính thức và phi chính thức, được chi trả hoặc không chi
trả. Môn học bước đầu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong việc
quản lý chất thải, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng
đồng. Đặc biệt, môn học góp phần làm thay đổi quan niệm xử lý chất thải truyền
thống (xử lý chất thải ở cuối nguồn) bằng cách tiếp cận mới là xử lý chất thải
ngay từ đầu nguồn - tức là ngay từ người tiêu dùng, đến nhà sản xuất và các nhà
hoạch định chính sách đều có chung ý thức bảo vệ môi trường, để cuối cùng các
chất thải ra môi trường ít nhất. MẠNG CẤP VÀ THOÁT NƯỚC Cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức cấp thoát
nước cho các khu vực đô thị và khu công nghiệp. So sánh phương án lựa chọn để tổ
chức cấp, thoát nước. Có khả năng tính toán và quản lý các hệ thống cấp nước,
thoát nước trong các khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp. THỰC TẬP CHUYÊN MÔN MT Sau khi sinh viên đã tích lũy được khá nhiều các học phần học
trước thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (tức là các học phần chuyên
môn), sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 2 trong thời gian 3 tuần, để
làm việc thực tế ngày 8 tiếng tại cơ sở sản xuất công nghiệp hóa học nhằm mục
đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy
trình khảo sát, phân tích, đánh giá tác động của các cơ sở sản xuất đến môi
trường xung quanh. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MT1 Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất
nước cấp hoặc khí thải. Tính toán, thiết kế 1 phân xưởng sản xuất tương ứng. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MT2 Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ xử lý nước
thải hoặc chất thải rắn. Tính toán, thiết kế 1 phân xưởng tương ứng. ĐỒ ÁN TỔNG HỢP Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình đào
tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: nhiệm vụ thiết kế (đối với đồ án
thiết kế); nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm (đối với đồ án nghiên cứu tại PTN);
nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan lý thuyết về 1 đề tài công nghệ; nhiệm vụ nghiên
cứu khảo sát thực tế | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||