1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Environmental Engineering

Mã ngành 50412

Mã tuyển sinh C510201

·         Trình độ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp

·         Đối tượng đào tạo: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

·         Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
Mục tiêu của ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là đào tạo ra những cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ môi trường có khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, có khả năng ứng dụng và triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

C1.     Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép…

C2.     Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.

C3.     Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.

C4.     Có kiến thức cơ bản về môi trường, các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường đang diễn ra xung quanh và trên toàn cầu.

C5.     Có kiến thức cơ bản về công nghệ xử lý nước và nước thải; có kiến thức về rác thải, ô nhiễm rác thải và các biện pháp thu gom, phân loại, xử lý rác thải; có kiến thức về khí quyển và các vấn đề ô nhiễm không khí.

C6.     Nắm bắt nhanh, phân tích được các vấn đề ô nhiễm nước thải của các nhà máy, ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên, hiểu nguyên nhân và đề xuất được biện pháp xử lý, cải tạo hệ thống.

C7.     Biết nguyên lý vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, xử lý các tình huống xảy ra trong trạm xử lý nước thải và nước cấp.

C8.     Hiểu và biết nguyên lý xử lý khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp và vận hành tốt hệ thống xử lý khí.

C9.     Biết nguyên lý vận hành và bảo trì, bảo dưỡng được các thiết bị môi trường thông thường.

C10. Biết cách thao tác hiện trường, lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu

C11. Biết cách thao tác và tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ việc sử dụng các phương pháp phân tích chuyên ngành tại phòng thí nghiệm

 

O1.  Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.

O2.  Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về công nghệ môi trường, các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và các quy trình, tiêu chuẩn môi trường trong việc quản lý môi trường tại các nhà nhà máy.

·       Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ sức khỏe, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn có thể đảm nhận các vị trí công tác sau:

§         Cán bộ kỹ thuật ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành hệ thống xử lý tại các trạm xử lý nước cấp, nước thải, tại các bãi rác tập trung của thành phố hay Khu công nghiệp.

§         Cán bộ Phòng tài nguyên môi trường thuộc Quận Huyện, các bộ phụ trách Môi trường thuộc các Phường, Xã

§         Cán bộ kỹ thuật cho các công ty môi trường, các công ty kinh doanh thiết bị môi trường\

§         Các bộ phụ trách quản lý tuyến thu gom rác thải và chất thải rắn.

§         Cán bộ kỹ thuật và phân tích viên môi trường ở các sở, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm với nhiệm vụ phân tích, đánh giá, khảo sát, điều tra, thanh tra, xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường

§         Cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực môi trường

§         Cán bộ tại các Dự án Phí chính phủ (NGO)

·        Tuyển sinh - điều kiện nhập học

+ Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở khối ngành A hoặc B do Bộ GD-ĐT tổ chức và phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào cấp cao đẳng do Bộ GD-ĐT qui định, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường qui định.

·        Điều kiện tốt nghiệp

+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

·         Phương thức đào tạo

+ Đào tạo theo học chế tín chỉ.

+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.

+ Thời gian đào tạo từ 2 – 4 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.

+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần.

+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học.

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.

 

·        Danh sách các học phần

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập 

I.        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1.       Các học phần bắt buộc

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I

3

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

4

5071012

Hóa hữu cơ

2

0

0

2

 

5

5071002

Hóa vô cơ

2

0

0

2

 

6

5020281

Môi trường

2

0

0

2

 

7

5020570

Ngoại Ngữ I

3

0

0

3

Ngoại Ngữ cơ bản(*)

8

5020470

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I

9

5020480

Ngoại ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II

10

5020350

NLCB của CNMLN I

2

0

0

2

 

11

5020400

NLCB của CNMLN II

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I

12

5020370

Pháp luật đại cương

2

0

0

2

 

13

5070052

TN Hóa hữu cơ

0

1

0

1

Hóa hữu cơ

14

5070022

TN Hóa vô cơ

0

1

0

1

Hóa vô cơ

15

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN I

16

5041642

Vẽ Kỹ Thuật I

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương

34

 

2.      Các học phần tự chọn bắt buộc

1

5071982

Các PP phân tích vật lý và hóa lý

2

0

0

2

Hóa vô cơ – Hóa hữu cơ

2

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

Vẽ Kỹ Thuật I(*)

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc học phần đại cương

2

 

3.      Các học phần tự chọn tự do

1

5020021

Ngoại ngữ cơ bản

3

0

0

3

 

2

5020600

Ngoại Ngữ IV

2

0

0

2

Ngoại Ngữ III

3

5020610

Ngoại Ngữ V

2

0

0

2

Ngoại Ngữ IV

4

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

 

5

5050032T

TH Tin học văn phòng

0

1

0

1

Tin học văn phòng(+)

6

5050021T

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+)

7

5050021

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

8

5020450

VL Quang - Nguyên tử

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần giáo dục đại cương

36

 

·         Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

4

4

 

2

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

·         Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 2 tín chỉ

1

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

2

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

0

0

1

 

3

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

4

5020521

Ph. pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

II.      Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

  1. Các học phần cơ sở - bắt buộc

1

5072093

ĐA QT&TB môi trường

0

0

1

1

Quá trình & thiết bị thủy lực

2

5072103

Hóa học và độc học MT

2

0

0

2

Môi trường

3

5071023

Hóa lý

2

0

0

2

Hóa vô cơ – Hóa hữu cơ

4

5071033

Hóa phân tích

2

0

0

2

Hóa vô cơ – Hóa hữu cơ

5

5072632

QT & thiết bị thủy lực

2

0

0

2

Vật lý ứng dụng

6

5072083

TT QT&TB môi trường

0

0

2

2

Quá trình & thiết bị thủy lực

7

5070192

TN Hóa lý

0

1

0

1

Hóa lý

8

5070202

TN Hóa phân tích

0

1

0

1

Hóa phân tích

9

5070222

TN QT & TB thủy lực

0

1

0

1

Quá trình & thiết bị thủy lực

10

5070243

TN Vi sinh môi trường

0

0

2

2

Vi sinh môi trường

11

5020582

Vật lý ứng dụng

2

0

0

2

 

12

5072533

Vi sinh môi trường

2

0

0

2

Môi trường

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở

20

 

  1. Các học phần chuyên ngành – bắt buộc

1

5070553

CN xử lý chất thải rắn

2

0

0

2

Vi sinh môi trường – Hóa lý

2

5072193

CN xử lý khí thải

2

0

0

2

Hóa lý

3

5072153

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

2

0

0

2

Hóa lý – Vi sinh môi trường

Quá trình & thiết bị thủy lực

4

5072133

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

2

0

0

2

Quá trình & thiết bị thủy lực

Hóa lý

5

5072513

Đánh giá tác động môi trường

2

0

0

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

6

5072173

Đất ngập nước

2

0

0

2

Hóa lý – Vi sinh môi trường

Quá trình & thiết bị thủy lực

7

5070903

Đồ án Công nghệ MT1

0

0

2

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý(+)

CN XL nước- các quá trình sinh học(+)

8

5070923

Đồ án Công nghệ MT2

0

0

2

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

9

5072000

Đồ án Tổng hợp MT

0

0

5

5

Thực tập chuyên môn MT

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

10

5071693

Luật & Chính sách MT

2

0

0

2

Quản lý môi trường

11

5072183

NN chuyên ngành MT

2

0

0

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

12

5071143

Quản lý môi trường

2

0

0

2

Môi trường(*)

13

5072203

Quan trắc PT MT

2

0

0

2

Hóa phân tích(*)

14

5071403

Sinh thái môi trường

2

0

0

2

Vi sinh môi trường

15

5072213

Thực nghiệm quan trắc & phân tích môi trường

0

2

0

2

Quan trắc & phân tích môi trường

16

5071163

TT chuyên môn MT

0

0

3

3

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

17

5072143

TN CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

0

2

0

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

18

5072163

TN CN xử lý nước - các quá trình sinh học

0

3

0

3

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành

41

 

3.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

1

5070493

ATLĐ và VS CN

2

0

0

2

 

2

5070313

Đường ống và van

2

0

0

2

Quá trình & thiết bị thủy lực

3

5071053

Mạng cấp nước

2

0

0

2

 

4

5072113

Mạng thoát nước

2

0

0

2

 

5

5072223

Mô hình hóa trong công nghệ môi trường

2

0

0

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

Quan trắc & phân tích môi trường

6

5071133

Môi trường vi khí hậu

2

0

0

2

 

7

5071703

QL chất thải nguy hại

2

0

0

2

Luật & Chính sách môi trường

8

5070643

Sản xuất sạch hơn

2

0

0

2

Môi trường

9

5072233

Vận hành hệ thống xử lý nước

2

0

0

2

CN xử lý nước - các quá trình hóa lý

CN xử lý nước - các quá trình sinh học

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc phần chuyên nghiệp

8

 

4.  Các học phần giáo dục chuyên nghiệp - tự chọn tự do

1

5072123

Autocad

2

0

0

2

Vẽ kỹ thuật I

2

5072253

Công nghệ thực vật xử lý môi trường

2

0

0

2

 

3

5072243

Đánh giá vòng đời SP

2

0

0

2

 

4

5072H00

HK doanh nghiệp MT

0

0

3

3

Thực tập chuyên môn MT

5

5072642

QT thiết bị truyền chất

2

0

0

2

Quá trình & thiết bị truyền nhiệt

6

5071332

QT thiết bị truyền nhiệt

2

0

0

2

Quá trình & thiết bị thủy lực

Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp

69

 

Tổng số

105

 

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Hóa vô cơ

Đây là học phần thuộc khối kiến thức đại cương nhằm mục đích trang bị kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; phức chất và ứng dụng của phức chất; giới thiệu cấu tạo, thành phần, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và hoá học, mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất công nghiệp đối với một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Từ đó, người học có thể ứng dụng để điều chế một số chất, tẩy trắng các vết bẩn, xử lý một số sự cố đơn giản trong phòng thí nghiệm.

Hóa hữu cơ

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc hợp chất hữu cơ, các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; các hợp chất hidrocacbon, các hợp chất chứa nhóm chức, các hợp chất tạp chức, gluxit, protein và lipit; từ những kiến thức đó sinh viên có thể có cơ sở để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, phân tích cấu trúc các chất hữu cơ, dự đoán tính chất vật lý, tính chất hóa học chất hữu cơ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ như: Xà phòng, hương liệu, mỹ phẩm, các loại vật liệu polime, thuốc trừ sâu….

Hóa lý

Hóa lý là một trong những ngành hóa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lý và hóa học, sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Học phần cơ sở ngành này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật nhiệt động học để giải thích các quá trình hóa học trong tự nhiên; các quá trình động hóa học; nhiệt hòa tan; nhiệt trung hòa của các phản ứng. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình; nguyên lý chuyển dịch cân bằng của các phản ứng thuận nghịch. Từ đó, người học ứng dụng để đưa ra điều kiện tối ưu nhằm nâng cao hiệu suất của các quy trình sản xuất trong các nhà máy.

Hóa phân tích

Học phần cơ sở ngành này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và các kỹ năng cơ bản trong các vấn đề liên quan đến quá trình tách chất, phân tích định tính, xác định thành phần và cấu trúc của các chất có trong mẫu khảo sát cũng như cách pha các loại dung dịch với các nồng độ khác nhau; Ngoài ra học phần này còn trang bị cho sinh viên các kỹ thuật phân tích cơ bản áp dụng trong mỗi phương pháp để phân tích hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát.

TN Hóa vô cơ

Thực hành các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Thực hành các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ. Nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết, hướng dẫn các thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học.

TN Hóa hữu cơ

Đây là học phần thí nghiệm thuộc khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng thao tác khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế để tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản ở quy mô phòng thí nghiệm như xà phòng, aspirin, dầu chuối, phẩm màu sudan da cam....

TN Hóa lý

Thực hành các bài thí nghiệm về các quá trình hóa lý và xác định một số đại lượng hóa lý nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết. Nâng cao kĩ năng, thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học.

TN Hóa phân tích

Học phần thí nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm nhằm mục đích củng cố kiến thức lý thuyết đã học và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trong quá trình thao tác, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thông dụng để pha chế dung dịch cũng như để phân tích xác định hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát.

Các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý

Học phần này trình bày về các khái niệm chung, phân loại, nguyên tắc và ứng dụng của các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý như: Cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), Khối phổ (MS), phổ Raman, phổ UV-VIS, Phổ hồng ngoại (IR), nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phân tích nhiệt và hấp phụ & nhã hấp ni tơ; Kèm theo lý thuyết là các bài tập vận dụng kiến thức đã học. Do đó, học phần này sẽ giúp sinh viên đi sâu về lĩnh vực nghiên cứu, biết cách phân tích một mẫu vật trong quá trình nghiên cứu cũng như một sản phẩm bất kỳ trong đời sống một cách chính xác nhất và được các nhà khoa học trên thế giới công nhận.

Vật lý ứng dụng

Đây là học phần thuộc khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các thông số vật lý của vật chất (khối lượng riêng, độ nhớt, nhiệt dung riêng…) và của môi trường làm việc (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm) cũng như các công thức, phương pháp và thiết bị để xác định các tính chất vật lý này. Đây là học phần trang bị kiến thức làm nền tảng trong các học phần lý thuyết và đồ án chuyên ngành.

 

Quá trình và thiết bị thuỷ lực

Học phần cơ sở ngành này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tĩnh lực học và động lực học chất lỏng, các phương trình cơ bản của chất lỏng, chế độ chuyển động của chất lỏng trong đường ống và trong các dạng thiết bị, trở lực ma sát và cục bộ. Phân riêng hệ khí và lỏng không đồng nhất. Nguyên tắc làm việc và cấu tạo của bơm, quạt và máy nén; nguyên tắc và cấu tạo của các thiết bị phân riêng hệ không đồng nhất như lắng, lọc, ly tâm. Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên một số kiến thức về các quá trình cơ học như đập, nghiền, sàng.

TN Quá trình và Thiết bị thủy lực

Minh chứng cho học phần lý thuyết, học phần này bao gồm các bài thí nghiệm: Xác định chế độ chảy của dòng, xác định sự phân bố vận tốc trong ống dẫn, xác định trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng và quá trình lọc huyền phù. Với các hệ thống thí nghiệm xác với thực tế sẽ giúp sinh viên vững vàng trong thao tác và biết cách khắc phục các lỗi trên thiết bị.

Thực tập Quá trình và thiết bị

Sau khi sinh viên đã tích luỹ được các kiến thức lý thuyết về thuỷ lực, truyền nhiệt và truyền chất, sinh viên sẽ được tham gia vào thực tế sản xuất bằng đợt thực tập thứ nhất trong chương trình đào tạo với thời gian 02 tuần (thông thường trong học kỳ 04) nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thuỷ lực, truyền nhiệt và truyền chất); Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để giải thích nguyên tắc, cấu tạo, cách thức vận hành và điều khiển các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng sản xuất của các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ Hoá học; bước đầu làm quen với tác phong làm việc công nghiệp.

Đồ án QT&TB Thủy lực

Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt, hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc công nghệ trên.

Vi sinh Môi trường

Môn học nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong vấn đề bảo vệ môi trường, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở vi sinh vật học để phát huy những mặt có lợi, có hại của vi sinh vật trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đông.

Thí nghiệm Vi sinh Môi trường

Trang bị cho sinh viên các phương pháp thu nhận, bảo quản, chuẩn bị mẫu và các kỹ thuật cơ bản trong phân tích, kiểm nghiệm để xác định khả năng chuyển hóa vật chất trong tự nhiên của vi sinh vật và xác định các chỉ tiêu vi sinh vật trong vật phẩm nghiên cứu như vi sinh vật gây bệnh, các loại vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm và các nhóm vi sinh vật là tác nhân chính để xử lý ô nhiễm môi trường.

Hóa học và Độc học Môi trường

Trang bị kiến thức nâng cao về các nguyên lý độc học và độc học của một số chất ô nhiễm điển hình và vận dụng kiến thức đã học để đánh giá và tìm giải pháp phòng ngừa hạn chế tác động độc học đối với môi trường và con người. 

An toàn lao động & Vệ sinh công nghiệp

Là học phần cơ sở ngành cung cấp cho sinh viên ngành hoá các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động và tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Đường ống và van

Học phần trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an toàn,  thông dụng.

Sản xuất sạch hơn

Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường.

Mạng cấp nước

Cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức cấp nước cho các khu vực đô thị và khu công nghiệp. So sánh phương án lựa chọn để tổ chức cấp nước. Có khả năng tính toán và quản lý các hệ thống cấp nước nước trong các khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp. 

Mạng thoát nước

Cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức thoát nước cho đô thị và các khu công nghiệp. Tìm ra phương án tốt nhất để thiết kế mạng thoát nước. Có khả năng tính toán và quản lý các hệ thống thoát nước nước trong các khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp. 

AutoCad

Là học phần tự chọn tự do có nội dung hướng dẫn kỹ năng vẽ autocad, thực hiện các bản vẽ thiết kế công trình xử lý môi trường. Đây là công cụ không thể thiếu với kỹ thuật viên và kỹ năng không thể thiếu với kỹ sư môi trường.

Quá trình và thiết bị truyền chất

Là học phần tự chọn tự do có nội dung trình bày cơ sở lý thuyết của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ, thiết bị truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH: Chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly và kết tinh. Cấu tạo thiết bị, nguyên lý vận hành, vận dụng trong công nghiệp hoá học cũng được trình bày trong học phần này, từ đó giúp người học có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc.

Quá trình và thiết bị truyền nhiệt

Đây là học phần tự chọn tự do trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt và tính toán các quá trình truyền nhiệt. Bên cạnh đó học phần này cũng cung cấp cho sinh viên một số kiến thức về các quá trình công nghệ và thiết bị truyền nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy.

Sinh thái môi trường

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc có nội dung trình bày về các hệ sinh thái trên trái đất (nước, cạn) và đa dạng sinh học. Mối quan hệ giữa các quần thể,quần xã và sự cân bằng sinh thái. Học phần này còn trang bị cho sinh viên kiến thức bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển kinh tế song song với môi trường sinh thái bền vững.

Quản lý môi trường

Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên sinh học về hệ sinh thái, tài nguyên đất, nước, chất lượng môi trường không khí, tài nguyên năng lượng và khoáng sản và về quản lý môi trường: Quản lý thảm hoạ môi trường và sự cố môi trường. Quản lý môi trường theo ngành và lãnh thổ: quản lý môi trường đô thị, quản lý môi trường trong công nghiệp, nông thôn và hệ sinh thái nông nghiệp, trong vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, biển

Công nghệ xử lý nước - Các quá trình hóa lý

Đây là học phần chuyên ngành bắc buộc quan trọng trong chuyên ngành môi trường. Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về bản chất của các quá trình vật lý, hóa học trong xử lý nước. Các công trình xử lý nước bằng phương pháp vật lý, hóa học. Các lực chọn công trình xử lý phù hợp cho từng đối tượng.

Công nghệ xử lý nước - Các quá trình Sinh học

Đây là học phần chuyên ngành bắc buộc quan trọng trong chuyên ngành môi trường song song với học phần trên. Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về bản chất của các quá trình sinh học trong xử lý môi trường. Sự sinh trưởng phát triển của hệ vi sinh vật trong hệ thống xử lý sinh học. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Các công trình xử lý sinh học, và cách lựa chọn công trình xử lý phù hợp với từng đối tượng.

Thí nghiệm Công nghệ xử lý nước - Các quá trình hóa lý

Học phần này cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành vận hành hệ thống xử lý nước bằng phương pháp hóa lý, xác định các thông số vận hành tối ưu hệ thống, kỹ năng phân tích các thông số chất lượng nước.

Thí nghiệm Công nghệ xử lý nước - Các quá trình Sinh học

Học phần này cung cấp cho sinh viên kỹ năng nuôi cấy vi sinh vật sử dụng trong hệ thống xử lý, kỹ năng vận hành hệ thống xử lý nước bằng phương pháp sinh học, xác định các thông số vận hành tối ưu, các thông số chất lượng nước.

Tiếng Anh chuyên ngành

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực môi trường như các bài luận tiếng Anh giới thiệu chung về một số vấn đề chuyên ngành, các từ mới trong các lĩnh vực môi trường, ngữ pháp tiếng Anh và văn phong tiếng Anh dùng trong khoa học từ đó giúp sinh viên có thể đọc, hiểu được các tài liệu, bài báo khoa học chuyên ngành để cập nhật kiến thức hoặc sử dụng trong công tác chuyên môn. 

Đất ngập nước

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về đất ngập nước. Phân loại đất ngập nước, ứng dụng của đất ngập nước trong việc xử lý môi trường, tầm quan trọng của đất ngập nước trong hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Công nghệ xử lý khí thải

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về môi trường không khí, tiêu chuẩn xả thải vào môi trường không khí, các loại khí thải và công nghệ xử lý khí, khói thải tương ứng.

Công nghệ xử lý chất thải rắn

Trang bị cho sinh viên kiến thức về quản lý chất thải rắn, biết tính toán thiết kế các quá trình trong hệ thống quản lý CTR nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng: nguồn gốc phát sinh, tốc độ phát sinh, thành phần và tính chất chất thải rắn. Các giải pháp kỹ thuật: thu gom, vận chuyển, tái chế, đốt, chôn lấp chất thải rắn...   

Quan trắc và phân tích môi trường

Học phần này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về quan trắc môi trường đất, nước, khí; lập dự án quan trắc môi trường; báo cáo kết quả quan trắc và báo cáo chất lượng môi trường quan trắc định kỳ. Các phương pháp phân tích môi trường rắn, lỏng, khí.

Thực nghiệm Quan trắc và phân tích môi trường

Học phần này trang bị cho sinh viên kỹ năng thực địa, lấy mẫu thực địa, quan trắc môi trường thực tế, vận chuyển mẫu, lưu giữ mẫu và phân tích mẫu. Lập báo cáo quan trắc về đối tượng đã đi thực địa vừa qua.

Đánh giá tác động môi trường

Mục đích của môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý nghĩa, nội dung và nhiệm vụ của công tác đánh giá tác động môi trường và rủi ro. Quy định tổ chức thực hiện và các phương pháp kỹ thuật đánh giá tác động môi trường cho một dự án cụ thể trong chuyên ngành của mình

Luật và chính sách môi trường

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn ngành, các tiêu chuẩn xả thải, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí, nước, đất.

Đồ án công nghệ 1

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và kỹ năng về thiết kế 1 hệ thống xử lý nước cấp cho hộ gia đình, cho 1 thôn, xóm, 1 khu đô thị hay 1 thành phố. Các tiêu chuẩn thiết kế, công thức tính toán, kỹ năng vẽ autocad và cách trình bày, bố trí công trình trên bản vẽ.

Đồ án công nghệ 2

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và kỹ năng về thiết kế 1 hệ thống xử lý nước thải cho một resort, khách sạn hay 1 nhà máy, khu công nghiệp, thậm chí là trạm xử lý tập trung cho 1 quận, huyện, thành phố...

Thực tập chuyên môn

Học phần chuyên ngành này thường được bố trí vào kỳ thứ 5 trước khi sinh viên thực hiện đồ án tổng hợp. Sau khi đã tích luỹ được phần lớn các học phần chuyên ngành, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 02 trong chương trình đào tạo với thời gian 03 tuần tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc các phòng thí nghiệm. Tại đây sinh viên sẽ tham gia vào quá trình làm việc thực tế (8h/ngày) nhằm mục đích cho sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế, làm quen với tác phong làm việc tránh bỡ ngỡ khi ra trường, nắm vững quy trình sản xuất, thu thập các số liệu phục vụ cho việc thực hiện đồ án tổng hợp vào kỳ cuối.

Đồ án tổng hợp

Đây là học phần chuyên ngành thường được tích luỹ vào học kỳ cuối cùng của khoá đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, nghiên cứu tài liệu, vận dụng và tổng hợp các kiến thức đã được tích luỹ trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ thiết kế (thiết kế một trạm xử lý nước cấp hoặc thải cho một nhà máy, hoặc một khu đô thị); nhiệm vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm (nghiên cứu trên một mô hình thực nghiệm phòng thí nghiệm về xử lý nước hoặc chất thải rắn) hoặc nghiên thực tế.

Quản lý chất thải nguy hại

Đây là học phần chuyên ngành tự chọn bắt buộc nội dung trình bày về chất thải nguy hại từ các hoạt động của con người (bệnh viện, khu công nghiệp,...) và các phương pháp quản lý chất thải nguy hại.

Mô hình hóa trong công nghệ môi trường

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về các mô hình vật lý để tính toán thủy lực, tính toán các quá trình vận chuyển vật chất, chất ô nhiễm, quá trình xử lý của hệ thống xử lý môi trường nước hay không khí. Mô hình toán cho là công cụ để mô tả 1 quá trình đang diễn ra bên trong hệ thống và có thể dự báo các trường hợp khác có thể xảy ra.

Vận hành hệ thống xử lý nước

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng của 1 kỹ sư thực thụ. Kỹ năng vận hành máy móc, kỹ năng chạy các hệ thống xử lý thực tế tại trạm xử lý thực tế, khả năng xoay xở với các tình huống bắt gặp thực tế. Sinh viên có cơ hội thực hành những gì mình đã học và có cơ hội học thực nghiệm mà lý thuyết không thể dạy được. Học phần này sẽ được triển khai giảng dạy tại các nhà máy, xí nghiệp thực tế.

Môi trường vi khí hậu

Học phần này trình bày các quá trình đối lưu, vận chuyển, khuếch tán của không khí theo quy mô vi mô, trong một nhà máy, một nhà xưởng, một kho, một nơi làm việc của công nhân,... trình bày các mô hình thông gió, thoáng mát cho trong một công trình, một nơi sản xuất.

Đánh giá vòng đời sản phẩm

Học phần này mang đến cho sinh viên kiến thức về việc quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá vòng đời 1 sản phẩm và sự tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm đó như thế nào để đạt được hiều quả mong đợi.

Công nghệ thực vật trong môi trường

Học phần này là một học phần chuyên môn tự chọn tự do trình bày những nội dung liên quan đến việc ứng dụng thực vật trong công nghệ xử lý môi trường, như xử lý đất ô nhiễm, xử lý nước ô nhiễm. Đây là một trong những hướng mới của công nghệ hiện nay hướng đến môi trường bền vững.

 

Kế hoạch đào tạo

Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện mà sinh viên có thể lựa chọn kế hoạch đào tạo cho riêng mình trong 5 hoặc 6 học kỳ

+ Kế hoạch đào tạo 6 học kỳ

Học kỳ

Mã HP

Tên học phần

Số tín chỉ

Loại học phần

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

HP đại cương - bắt buộc

5020420

Giải tích I

3

HP đại cương - bắt buộc

5071012

Hóa hữu cơ

2

HP đại cương - bắt buộc

5071002

Hóa vô cơ

2

HP đại cương - bắt buộc

5020570

Ngoại Ngữ I

3

HP đại cương - bắt buộc

5020350

NLCB của CNMLN I

2

HP đại cương - bắt buộc

5041642

Vẽ Kỹ Thuật I

2

HP đại cương - bắt buộc

5050021T

TH tin học đại cương

1

HP đại cương - tự chọn tự do

5050021

Tin học đại cương

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020450

Vật lý Quang - Nguyên tử

2

HP đại cương - tự chọn tự do

5020290

Giáo dục thể chất I

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5020521

Phương pháp học tập NCKH

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

HP đại cương - bắt buộc

5020370

Pháp luật đại cương

2

HP đại cương - bắt buộc

5020470

Ngoại Ngữ II

2

HP đại cương - bắt buộc

5020400

NLCB của CNMLN II

3

HP đại cương - bắt buộc

5070052

TN Hóa hữu cơ

1

HP đại cương - bắt buộc

5070022

TN Hóa vô cơ

1

HP đại cương - bắt buộc

5020582

Vật lý ứng dụng

2

HP đại cương - bắt buộc

5071982

Các PP phân tích vật lý và hóa lý

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5020320

Giáo dục quốc phòng

4

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5020300

Giáo dục thể chất II

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5071023

Hóa lý

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5071033

Hóa phân tích

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

3

5020480

Ngoại ngữ III

2

HP đại cương - bắt buộc

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

HP đại cương - bắt buộc

5050032

Tin học văn phòng

2

HP đại cương - tự chọn bắt buộc

5020310

Giáo dục thể chất III

1

HP tích lũy chứng chỉ GDTC- QP

5070493

ATLĐ và Vệ sinh công nghiệp

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5072623

Kỹ thuật hóa học vô cơ - hữu cơ

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5072632

Quá trình & thiết bị thủy lực

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5070192

TN Hóa lý

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5070202

TN Hóa phân tích

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5071313

HH cao phân tử -hóa lý polyme

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071323

Hóa học dầu mỏ

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071743

Quá trình lọc tách vật lý

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071153

Ăn mòn và bảo vệ kim loại

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071353

Hóa lý silicat

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5070843

Quản lý chất lượng

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5070643

Sản xuất sạch hơn

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

4

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5070303

Đồ án Quá trình & Thiết bị

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5072642

Quá trình & thiết bị truyền chất

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5071332

Quá trình & thiết bị truyền nhiệt

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5070383

Thực tập Quá trình & thiết bị

2

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5070183

TN KT hóa vô cơ hữu cơ

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5070222

TN Quá trình & thiết bị thủy lực

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5072013

CNSX Chất dẻo & Composite

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071363

Công nghệ lọc dầu

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071613

Đồ án công nghệ HH1

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5070423

TN Hóa học dầu mỏ

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071563

Ăn mòn

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071503

CN SX chất kết dính

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5070313

Đường ống và van

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071573

Mạ điện

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5070393

Mô phỏng Quá trình Công nghệ

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5070372

Thiết bị đo lường & điều khiển

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071093

Cơ sở thiết kế nhà máy

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5071993

Ngoại ngữ chuyên ngành HH

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5

5020390

Phát triển dự án

2

HP tự chọn bắt buộc - Kỹ năng mềm

5071372

TN QT TB truyền nhiệt truyền chất

1

HP bắt buộc - cơ sở ngành

5071753

CN hoá dầu & chế biến khí

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071553

Công nghệ sơn - keo dán

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071623

Đồ án công nghệ HH2

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071533

Kỹ thuật gia công Cao su

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5072053

Sản phẩm dầu mỏ thương phẩm

2

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071273

Thực tập chuyên môn HH

3

HP bắt buộc - chuyên ngành

5072033

TN CNSX chất dẻo

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5072023

TN CNSX composit

1

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071513

CN SX gốm sứ

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071523

CN SX thủy tinh - vật liệu chịu lửa

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071343

Điện hóa lý thuyết

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071583

Nguồn điện

2

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5072073

CNSX phân bón và thuốc trừ sâu

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5072043

Hóa hương liệu & mỹ phẩm

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

5072063

Kỹ thuật nhuộm & in

2

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

6

5071000

Đồ án tổng hợp HH

5

HP bắt buộc - chuyên ngành

5071183

TN CN SX vật liệu silicat

1

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071203

TN Công nghệ điện hóa

1

HP tự chọn bắt buộc - chuyên nghiệp

5071H00

Học kỳ doanh nghiệp HH

3

HP tự chọn tự do - cơ sở và CN

 

·         Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT

+ Danh sách đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy

STT

Học và tên

Chức danh/Học hàm, Học vị

Đơn vị công tác chuyên môn

1

Trần Minh Thảo

Giảng viên/ Tiến sĩ

Khoa CNHH -CĐCN

2

Đào Thị Ngọc Hoàng

Giảng viên/ Nghiên cứu sinh

Khoa CNHH -CĐCN

3

Kiều Thị Hòa

Giảng viên/ Kỹ sư

Khoa CNHH -CĐCN

4

Trần Thị Yến Anh

Giảng viên/ Thạc sỹ

Khoa CNHH -CĐCN

5

Phạm Phú Song Toàn

Giáo viên/ Thạc sĩ

Khoa CNHH -CĐCN

6

Lê Xuân Phương

Giảng viên chính/ Thạc sỹ

Khoa CNHH - CĐCN

7

Trương Lê Bích Trâm

Chuyên viên/ Tiến sĩ

ĐHĐN

8

Đoàn Chí Cường

Giảng viên/ Thạc sĩ

Khoa Sinh MT- ĐHSP

9

Đoàn Thanh Phương

Giảng viên/ Tiến sĩ

Khoa Sinh MT- ĐHSP

10

Võ Văn Minh

Giảng viên/ Tiến sĩ

Khoa Sinh MT- ĐHSP

 

+ Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính

 

STT

Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1

pH để bàn

Cái

1

2

Máy nước cất 2 lần

Cái

1

3

Máy Quang phổ UV-VIS

Cái

1

4

Máy khuấy từ

Cái

1

5

Máy đo độ đục

Cái

1

6

Máy đo COD

Bộ

1

7

Tủ ấm

Cái

1

8

Tủ sấy

Cái

1

9

Tủ hút

Cái

1

10

Máy đo đa chỉ tiêu

Cái

1

11

Máy khuấy rung

Cái

1

12

Máy quang phổ khả kiến

Cái

1

13

Tủ BOD + BOD sensor

Bộ

1

14

Máy Jar-Test

Cái

1

15

Cân phân tích điện tử

Cái

1

16

Thiết bị lấy mẫu nước mặt

Bộ

1

17

Thiết bị lấy mẫu bùn

Bộ

1

 

+ Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành

 

Cấp phê duyệt: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo