1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Food Engineering Technology

Mã ngành 50732

Mã tuyển sinh C410102

·        Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra

Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật Thực phẩm, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

1.      Yêu cầu về kiến thức: 

1.1. Kiến thức chung:

·         Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

·         Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

1.2. Kiến thức chuyên môn:

·         Có kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất cùng sự chuyển hoá của các chất cấu thành nên thực phẩm diễn ra trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm. Phân tích và kiểm soát chất lượng thực phẩm.

·         Có khả năng tính toán, thiết kế, vận hành và xử lý các sự cố cơ bản đối với các thiết bị trong công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm.

·         Có kiến thức nền tảng về chuyên ngành công nghệ thực phẩm, phân tích và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm thực phẩm. Có khả năng hướng dẫn và giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm.

·         Có kiến thức về bảo quản và chế biến các sản phẩm thực phẩm; thực thi kỹ thuật bao gói thực phẩm; quản lý chất lượng thực phẩm; phát triển sản phẩm mới và đưa sản phẩm ra thị trường.

2.      Yêu cầu về kỹ năng:

2.1. Kỹ năng chuyên môn:

·         Có kỹ năng phân tích, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng các công đoạn bảo quản và chế biến thực phẩm.

·         Có kỹ năng vận hành hệ thống thiết bị và xử lý các tình huống trong chế biến thực phẩm.

·         Có kỹ năng trình bày, giới thiệu, thuyết trình những vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm như giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường

2.2. Kỹ năng mềm:

·         Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.

·         Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350.

·         Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành.

3.      Yêu cầu về thái độ

·         Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước.

·         Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

·         Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường.

·        Cơ hội nghề nghiệp   

·         Cán bộ kỹ thuật vận hành các dạng nhà máy thuộc lĩnh vực thực phẩm như công nghệ chế biến đường, bánh kẹo, lương thực, rau quả, cây nhiệt đới (chè, cà phê, thuốc lá)..., công nghệ lên men (như rượu, bia, nước giải khát lên men, sữa, sữa chua, bơ, phô ma...), công nghệ chế biến thịt, thủy sản (như gia súc, gia cầm, thủy sản..).

·         Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thực phẩm ở các sở, viện, trung tâm đánh giá chất lượng thực phẩm với nhiệm vụ khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá, thanh tra, xử lý các vấn đề về thực phẩm.

·        Phương thức đào tạo

+ Tín chỉ

+ Tập trung

+ 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học

+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần

·        Khả năng phát triển nghề nghiệp:

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo.

+ Có khả năng tự học để thích ứng với các thay đổi của công nghệ trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời.

·        Danh sách các học phần

                             

Table 1

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH - TN

Th. tập 

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

 

Các học phần bắt buộc

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

3

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

4

5020281

Môi trường

2

0

0

2

 

5

5071002

Hóa vô cơ

2

0

0

2

 

6

5071012

Hóa hữu cơ

2

0

0

2

 

7

5020460

Ngoại Ngữ I

2

0

0

2

Ngoại Ngữ cơ bản

8

5020470

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I

9

5020480

Ngoại Ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II

10

5020350

NLCB của CNMLN 1

2

0

0

2

 

11

5020400

NLCB của CNMLN 2

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

12

5050021

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

13

5070022

TN Hóa vô cơ

0

1

0

1

Hóa vô cơ

14

5070052

TN Hóa hữu cơ

0

1

0

1

Hóa hữu cơ

15

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN 1

16

5020450

Vật Lý III (Quang- Nguyên tử)

2

0

0

2

 

17

5041642

Vẽ Kỹ Thuật I

2

0

0

2

 

 

 

35

 

 

Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất và Chứng chỉ quốc phòng

1

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

3

3

 

2

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

 

Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 2 tín chỉ

1

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

2

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

0

0

1

 

3

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

4

5020521

Phương pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

 

Các học phần tự chọn tự do

1

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

Tin học đại cương

2

5020500

Ngoại Ngữ cơ bản

2

0

0

2

 

3

5050021T

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+)

4

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

Tin học đại cương

Số tín chỉ GDĐC phải tích lũy :

35

 

·        Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

 

Các học phần bắt buộc

1

5070793

CN chế biến lương thực

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

2

5070783

CN chế biến sữa và sản phẩm sữa

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phẩm

3

5070513

CN chế biến thịt- thuỷ sản

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phẩm

4

5071433

Cơ sở kỹ thuật thực phẩm

2

0

0

2

Hóa sinh thực phẩm

Vi sinh thực phẩm

5

5071593

Công nghệ lên men

3

0

0

3

Hóa sinh thực phẩm

Vi sinh thực phẩm

6

5070803

Dinh dưỡng và ATVS thực phẩm

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

7

5071653

Đồ án Công nghệ TP1

0

0

1

1

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

8

5071663

Đồ án Công nghệ TP2

0

0

1

1

Đồ án Công nghệ TP1

Thiết bị thực phẩm

9

5070303

Đồ án Quá trình và Thiết bị

0

0

2

2

QT và thiết bị truyền chất

10

5073000

Đồ án Tổng hợp TP

0

0

5

5

Vi sinh thực phẩm (*)
Cơ sở kỹ thuật thực phầm*

11

5071023

Hóa lý

2

0

0

2

Hóa hữu cơ

12

5071033

Hóa phân tích

2

0

0

2

Hóa hữu cơ

13

5070133

Hóa sinh thực phẩm

3

0

0

3

Hóa lý - Hóa phân tích

14

5071073

Kỹ thuật bao gói

2

0

0

2

Hóa sinh thực phẩm

Vi sinh thực phẩm

15

5070263

Kỹ thuật sấy và lạnh

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phẩm

16

5070142

Quá trình và thiết bị thủy lực

3

0

0

3

Hóa lý - Hóa phân tích

17

5071102

Quá trình và thiết bị truyền chất

3

0

0

3

QT và thiết bị thủy lực

QT và thiết bị truyền nhiệt

18

5071332

Quá trình và thiết bị truyền nhiệt

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

19

5070653

Thiết bị thực phẩm

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

20

5071243

Thực tập chuyên môn TP

0

0

3

3

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

21

5070383

Thực tập Quá trình và thiết bị

0

0

2

2

Quá trình và thiết bị thủy lực

QT và thiết bị truyền nhiệt

22

5071733

TN CN CB L.thực -Thịt -Thủy sản

0

1

0

1

CN chế biến lương thực(+)

CN chế biến thịt- thuỷ sản

23

5071443

TN CN lên men- CB sữa và SP sữa

0

1

0

1

Công nghệ lên men(+)

CN chế biến sữa và SP sữa

24

5070192

TN Hóa lý

0

1

0

1

Hóa lý

25

5070202

TN Hóa phân tích

0

1

0

1

Hóa phân tích

26

5071453

TN Hóa sinh thực phẩm

0

1

0

1

Hóa sinh thực phẩm(+)

27

5070222

TN Quá trình và thiết bị thủy lực

0

1

0

1

Quá trình và thiết bị thủy lực

28

5071463

TN Vi sinh thực phẩm

0

1

0

1

Vi sinh thực phẩm(+)

29

5071372

TNQTTB truyền nhiệt - truyền chất

0

1

0

1

QT và thiết bị truyền nhiệt

30

5071113

Vi sinh thực phẩm

3

0

0

3

Hóa lý - Hóa phân tích

 

 

59

 

 

Các học phần tự chọn bắt buộc – phải tích lũy 6 tín chỉ

1

5071153

Ăn mòn và bảo vệ kim loại

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

2

5070493

ATLĐ và Vệ sinh công nghiệp

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

3

5070313

Đường ống và van

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

4

5071093

Cơ sở thiết kế nhà máy

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

5

5070393

Mô phỏng Quá trình Công nghệ

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

6

5070843

Quản lý chất lượng

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

7

5070643

Sản xuất sạch hơn

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

8

5070372

Thiết bị đo lường và điều khiển

2

0

0

2

Hóa lý - Hóa phân tích

 

Các học phần tự chọn chuyên ngành – phải tích lũy 5 tín chỉ

1

5070533

CN Chế biến cây nhiệt đới

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

2

5070503

CN chế biến rau quả

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

3

5070573

CNSX đường, bánh kẹo

2

0

0

2

Vi sinh thực phẩm
Cơ sở kỹ thuật thực phầm

4

5071713

TN CN CB Cây nhiệt đới - CB rau quả

0

1

0

1

CNCB cây nhiệt đới(+)

CN Chế biến rau quả(+)

5

5071723

TN CN CB đường bánh kẹo

0

1

0

1

CN CB đường bánh kẹo(+)

 

11

 

Tổng số:

105

 

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

MÔI TRƯỜNG

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa con người với môi trường với các sinh vật khác. Từ đó có thái độ và hành vi nhằm làm cho xã hội loài người tiếp tục phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và năng lượng sinh học, tài nguyên thực phẩm và đặc biệt hơn là phòng chống ô nhiễm môi trường.

HÓA VÔ CƠ

Người học được trang bị các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Trạng thái tập hợp của vật chất; Nguyên lý nguyên lý I, II nhiệt động hóa học; Dung dịch và dung dịch điện ly; Động hóa học và điện hóa học; Cơ sở lý thuyết hóa học vô cơ; Một số nguyên tố và các hợp chất vô cơ quan trọng (các phức chất, những đơn chất, hợp chất).

THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ

Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn và các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ.

HÓA HỮU CƠ

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Liên kết - cấu tạo - cấu trúc hợp chất hữu cơ, các hợp chất đa nhóm chức, các hợp chất dị vòng, gluxit, protit và lipit; Các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; Các phương pháp cơ bản tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng như các tính chất lý hóa các hợp chất hữu cơ; Các vấn đề về nhiên liệu và môi trường, hợp chất màu, hợp chất có hương, các chất hoạt động bề mặt, chất nổ, chất diệt khuẩn, diệt côn trùng ...

THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hữu cơ, tổng hợp một số chất hữu cơ, các phản ứng thủy phân, các phương pháp xác định một số tính chất vật lý của các chất hữu cơ.

HÓA PHÂN TÍCH

Người học được trang bị các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích; Phương pháp chuẩn độ Axit-bazơ; Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa - khử; Phương pháp chuẩn độ kết tủa; Phương pháp chuẩn độ Complexon. Qua đó, có thể xác định thành phần và hàm lượng các cấu tử (nguyên tử, phân tử hay ion) trong mẫu khảo sát.

THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH

Môn học bước đầu trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về lĩnh vực phân tích hóa trong phòng thí nghiệm. Sinh viên được thực hiện các bài thí nghiệm phân tích định tính và phần phân tích định lượng.

HÓA LÝ

Hóa lí là một trong những ngành khoa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lí và hóa học. Môn học này sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Môn học này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật về nhiệt động học để giải quyết những vấn đề hóa lí, các quá trình hóa học, phân tích các tính chất của pha ở trạng thái cân bằng; các quá trình động hóa học, điện hóa học, hóa học bề mặt và hóa học chất rắn. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình, phần điện hóa học sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trên các điện cực và các hiện tượng liên quan đến dung dịch điện li.

THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa lý, nghiên cứu để xác định các tính chất hóa lý của các hợp chất cũng như các quá trình phản ứng hóa học.

QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học và các quá trình công nghệ và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như vận chuyển chất lỏng, vận chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất lỏng, đập - nghiền - sàng vật rắn.

THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về thủy lực như đo chuẩn số Re, profil vận tốc dòng khí, trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng, quá trình lọc huyền phù.

QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt, các quá trình công nghệ và thiết bị về nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy.

QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN CHẤT

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ và thiết bị về truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh.

THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT, TRUYỀN CHẤT

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền nhiệt như nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt đun nóng, làm nguội, quá trình sấy có tuần hoàn khí thải, quá trình sấy tầng sôi.

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền chất như nghiên cứu quá trình chưng luyện hỗn hợp 2 cấu tử và nhiều cấu tử, quá trình hấp thụ 1 vài cấu tử từ 1 hỗn hợp khí, quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu.

THỰC TẬP QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ nhất trong thời gian 2 tuần (thông thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học, thực phẩm và môi trường.

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt, hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 công nghệ trên.

VI SINH THỰC PHẨM

Trang bị các kiến thức đại cương về thế giới vi sinh vật sống. Bao gồm các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc tính sinh lý, khả năng chuyển hoá vật chất của vi sinh vật, sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên và vai trò của vi sinh vật trong Công nghệ Sinh học nói chung và Công nghệ Vi sinh nói riêng.

HÓA SINH THỰC PHẨM

Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về enzym và vai trò của chúng, về cấu trúc và tính chất của các chất tạo thành cơ thể sống như protein, gluxit, lipit, vitamin, ...các quá trình chuyển hoá của các chất xảy ra trong bảo quản và chế biến thực phẩm cũng như trong cơ thể sống.

THÍ NGHIỆM VI SINH THỰC PHẨM

Sinh viên làm quen với các dụng cụ thiết bị thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vi sinh và nắm vững các kỹ thuật thao tác cơ bản trên đối tượng vi sinh vật như chuẩn bị môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy vi sinh vật, thực hành phân lập và làm thuần, bảo quản và định lượng vi sinh vật trong mẫu cần phân tích. Quan sát và phân biệt các nhóm vi sinh vật điển hình.

THÍ NGHIỆM HÓA SINH THỰC PHẨM

Các bài thí nghiệm nhằm mục đích giúp sinh viên củng cố kiến thức về hóa sinh đã được học ở phần lý thuyết đồng thời rèn luyện cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu về enzym, protein, vitamin

CƠ SỞ KỸ THUẬT THỰC PHẨM

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về thực phẩm và công nghệ thực phẩm, nắm được các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm (biến đổi nguyên liệu, phương pháp thực hiện)

CÔNG NGHỆ LÊN MEN

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, về phương pháp, về chế độ công nghệ và thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm lên men như: công nghệ sản xuất malt, công nghệ sản xuất rượu và các đồ uống có cồn, công nghệ sản xuất nước chấm và mì chính.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ LÊN MEN

Xác định hoạt lực enzym của malt bằng phương pháp Wolhgemuth, nấu bia, lên men bia, xác định một số chỉ tiêu chất lượng của bia, lên men rượu dung dịch rĩ đường, phân tích các chỉ tiêu chất lượng của rượu etylic.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SỮA VÀ CÁC SP SỮA

Trang bị cho sinh viên kiến thức về thành phần hóa học của sữa tươi, các biến đổi của nguyên liệu sữa dưới tác động của các yếu tố công nghệ và vi sinh, bảo quản sữa tươi; công nghệ chế biến sữa và các mặt hàng từ sữa như sữa chua, bơ và pho mat, các yêu cầu kỹ thuật trong chế biến sữa, cơ chế, vai trò của tác nhân vi sinh vật trong công nghệ chế biến sữa.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SỮA VÀ CÁC SP SỮA

Phân lập vi khuẩn từ sữa chua, nghiên cứu khả năng đông tụ sữa, đánh giá chất lượng sữa tươi, tách mỡ sữa, thực hành chế biến một số sản phẩm sữa quy mô phòng thí nghiệm

KỸ THUẬT SẤY VÀ LẠNH

Trang bị cho sinh viên kiến thức về lý thuyết cơ sở về kỹ thuật lạnh, kỹ thuật làm lạnh thực phẩm, kỹ thuật bảo quản lạnh, kỹ thuật lạnh đông thực phẩm, kỹ thuật bảo quản lạnh đông thực phẩm, kỹ thuật tan giá và kéo dài thời gian bảo quản lạnh.

Trang bị cho sinh viên kiến thức về lý thuyết cơ sở về kỹ thuật sấy, kỹ thuật và công nghệ sấy các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm sấy

THIẾT BỊ THỰC PHẨM

Trang bị cho sinh viên một số kiến thức về các thiết bị sử dụng trong ngành thực phẩm bao gồm: cấu tạo, nguyên tắc làm việc và phạm vi ứng dụng, một số tính toán cơ bản của chúng.

KỸ THUẬT BAO GÓI

Môn học trang bị cho sinh viên chuyên ngành thực phẩm những kiến thức về chức năng của bao bì, các loại chất liệu để làm bao bì, các phương pháp công nghệ gia công bao bì, công nghệ đóng gói thực phẩm và sự biến đổi chất lượng thực phẩm khi chứa đựng trong bao bì.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT -THỦY SẢN

Cung cấp các kiến thức về đặc điểm, hình thái, giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thịt- thủy sản, các tính chất, các biến đổi và đánh giá chất lượng. Trên cơ sở đó giới thiệu các quy trình và thiết bị nhằm tạo ra những mặt hàng có giá trị cao từ nguồn thủy sản nước ta

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT-THỦY SẢN

Trang bị cho sinh viên phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan nguyên liệu và các sản phẩm thịt-thủy sản và thực hành chế biến một số sản phẩm thịt-thủy sản.

DINH DƯỠNG & ATVS THỰC PHẨM

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc căn bản của dinh dưỡng, vai trò của các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Sinh viên được cung cấp những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Từ đó, tìm biện pháp ngăn ngừa và khắc phục trong quá trình chế biến và bảo quản nhằm đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

Tính chất lý học của khối hạt và sản phẩm chế biến, cơ sở về cấu tạo và tính chất lương thực, hoạt động sống của hạt và sản phẩm trong bảo quản, những quá trình cơ bản trong sản xuất gạo và bột, sản xuất các sản phẩm từ lương thực.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

Xác định các tính chất lý học, cấu tạo của khối hạt và thực hành sản xuất ở qui mô phòng thí nghiệm các sản phẩm từ lương thực

THỰC TẬP CHUYÊN MÔN TP

Sinh viên tham gia thực tập tại cơ sở chế biến thực phẩm trong 3 tuần, làm việc thực tế 8h/ngày  nhằm mục đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy trình sản xuất và phương pháp kiểm tra, đánh giá các sản phẩm đặc trưng của cơ sở sản xuất.

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ TP1

Sinh viên được giao tìm hiểu về nguyên liệu và  qui trình công nghệ chế biến sản xuất thực phẩm hoặc một vấn đề liên quan đến chuyên ngành. Qua thực hiện đồ án, sinh viên rèn luyện kỹ năng tra cứu, tổng hợp tài liệu và thuyết trình về một vấn đề chuyên ngành.

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ TP2

Sinh viên được giao tìm hiểu và thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm và thiết kế 1 phân xưởng sản xuất thực phẩm đã chọn. Qua thực hiện đồ án, sinh viên rèn luyện kỹ năng tra cứu, tổng hợp tài liệu và phương phá thiết kế một nhà máy thực phẩm.

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP

Vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: nhiệm vụ thiết kế (đối với đồ án thiết kế); nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm (đối với đồ án nghiên cứu tại PTN); nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan lý thuyết về 1 đề tài công nghệ; nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thực tế

ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI

Giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này.

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành được đào tạo.

CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY

Nêu lên các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, thiết kế phân xưởng sản xuất, đọc bản vẽ bố trí thiết bị và đường ống trong nhà máy.

ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN

Học phần trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an toàn,  thông dụng.

MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

Lý thuyết: nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về quá trình mô phỏng, về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các bước mô phỏng một quá trình công nghệ. Thực hành: Áp dụng phần mềm PROII để mô phỏng các sơ đồ công nghệ cụ thể từ đơn giản đến phức tạp.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400….. tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này.

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường.

THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN

Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ, về phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÂY NHIỆT ĐỚI

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Kỹ thuật sản xuất tinh dầu và dầu béo, kỹ thuật chế biến chè (trà) và cà phê, kỹ thuật chế biến cacao và các sản phẩm chế biến đặc trưng của vùng nhiệt đới.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÂY NHIỆT ĐỚI

Xác định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm dầu thực vật, cà phê và chè, thực hành sản xuất ở qui mô phòng thí nghiệm các sản phẩm cây nhiệt đới

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ

Nguyên liệu rau quả, các quá trình chủ yếu trong công nghệ chế biến rau quả, công nghệ bảo quản tươi rau quả và các sản phẩm rau quả có quá trình chế biến nhiệt, các quá trình chế biến rau quả không qua gia nhiệt, tận dụng phụ phẩm rau quả.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ

Trang bị các phương pháp phân tích&đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm rau quả, thực hành chế biến một số sản phẩm thực phẩm từ rau quả.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG, BÁNH KẸO

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất đường và các sản phẩm bánh, kẹo với qui mô công nghiệp hiện đại. Các kiến thức này giúp cho sinh viên khi ra trường sẽ tham gia vào việc quản lý và trực tiếp sản xuất tại các nhà máy sản xuất có liên quan.

THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG, BÁNH KẸO

Xác định nồng độ chất khô hòa tan, xác định thành phần đường bằng phương pháp phân cực và thực hành chế biến một số sản phẩm bánh kẹo.

 

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo