Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ SINH HỌCBiotechnologyMã ngành 50742 Mã tuyển sinh C420201 · Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ Sinh học, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 1. Yêu cầu về kiến thức: 1.1. Kiến thức chung: · Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. · Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ. 1.2. Kiến thức chuyên môn: · Có kiến thức về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về CNSH để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và CNSH. Có kiến thức & kỹ năng thực hành thao tác về thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của CNSH. 2. Yêu cầu về kỹ năng: 2.1. Kỹ năng chuyên môn: · Có kiến thức & kỹ năng thực hành thao tác về thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của CNSH. 2.2. Kỹ năng mềm: · Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản. · Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350. · Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành. 3. Yêu cầu về thái độ · Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước. · Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. · Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường. · Cơ hội nghề nghiệp · Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, sở, các trường Đại học và Cao đẳng. · Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, thực phẩm, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ. · Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực thực phẩm, nông, lâm, ngư, y dược. · Phương thức đào tạo + Tín chỉ + Tập trung + 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với các thay đổi của công nghệ trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp MÔI TRƯỜNG Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về môi trường và các tác động của con người đối với môi trường, từ đó có thái độ và hành vi nhằm làm cho xã hội loài người tiếp tục phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và năng lượng sinh học, tài nguyên thực phẩm và đặc biệt hơn là phòng chống ô nhiễm môi trường. HÓA VÔ CƠ Trang bị các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Trạng thái tập hợp của vật chất; Nguyên lý nguyên lý I, II nhiệt động hóa học; Dung dịch và dung dịch điện ly; Động hóa học và điện hóa học; Cơ sở lý thuyết hóa học vô cơ; Một số nguyên tố và các hợp chất vô cơ quan trọng (các phức chất, những đơn chất, hợp chất). THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn và các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ. HÓA HỮU CƠ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Liên kết - cấu tạo - cấu trúc hợp chất hữu cơ, các hợp chất đa nhóm chức, các hợp chất dị vòng, gluxit, protit và lipit; Các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; Các phương pháp cơ bản tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng như các tính chất lý hóa các hợp chất hữu cơ; Các vấn đề về nhiên liệu và môi trường, hợp chất màu, hợp chất có hương, các chất hoạt động bề mặt, chất nổ, chất diệt khuẩn, diệt côn trùng ... THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hữu cơ, tổng hợp một số chất hữu cơ, các phản ứng thủy phân, các phương pháp xác định một số tính chất vật lý của các chất hữu cơ. HÓA PHÂN TÍCH Người học được trang bị các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích; Phương pháp chuẩn độ Axit-bazơ; Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa - khử; Phương pháp chuẩn độ kết tủa; Phương pháp chuẩn độ Complexon. Qua đó, có thể xác định thành phần và hàm lượng các cấu tử (nguyên tử, phân tử hay ion) trong mẫu khảo sát. THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH Môn học bước đầu trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về lĩnh vực phân tích hóa trong phòng thí nghiệm. Sinh viên được thực hiện các bài thí nghiệm phân tích định tính và phần phân tích định lượng. HÓA LÝ Hóa lí là một trong những ngành khoa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lí và hóa học. Môn học này sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Môn học này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật về nhiệt động học để giải quyết những vấn đề hóa lí, các quá trình hóa học, phân tích các tính chất của pha ở trạng thái cân bằng; các quá trình động hóa học, điện hóa học, hóa học bề mặt và hóa học chất rắn. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình, phần điện hóa học sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trên các điện cực và các hiện tượng liên quan đến dung dịch điện li. THÍ NGHIỆM HÓA LÝ Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa lý, nghiên cứu để xác định các tính chất hóa lý của các hợp chất cũng như các quá trình phản ứng hóa học. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học và các quá trình công nghệ và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như vận chuyển chất lỏng, vận chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất lỏng, đập - nghiền - sàng vật rắn. THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ THỦY LỰC Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về thủy lực như đo chuẩn số Re, profil vận tốc dòng khí, trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng, quá trình lọc huyền phù. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt, các quá trình công nghệ và thiết bị về nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy. QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN CHẤT Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ và thiết bị về truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh. TN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT, TRUYỀN CHẤT Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền nhiệt như nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt đun nóng, làm nguội, quá trình sấy có tuần hoàn khí thải, quá trình sấy tầng sôi. Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền chất như nghiên cứu quá trình chưng luyện hỗn hợp 2 cấu tử và nhiều cấu tử, quá trình hấp thụ 1 vài cấu tử từ 1 hỗn hợp khí, QT trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu. ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt, hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 công nghệ trên. ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI Giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này. AN TOÀN LAO ĐỘNG & VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành được đào tạo. ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN Học phần trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an toàn, thông dụng. CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY Nêu lên các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, thiết kế phân xưởng sản xuất, đọc bản vẽ bố trí thiết bị và đường ống trong nhà máy. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ Lý thuyết: nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về quá trình mô phỏng, về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các bước mô phỏng một quá trình công nghệ. Thực hành: Áp dụng phần mềm PROII để mô phỏng các sơ đồ công nghệ cụ thể từ đơn giản đến phức tạp. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400….. tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này. SẢN XUẤT SẠCH HƠN Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường. THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ, về phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình. SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG Trang bị các kiến thức về khoa học của sự sống trên cơ sở hoá học và sinh học bao gồm các kiến thức về thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của tế bào sống, các dạng chuyển hoá vật chất và năng lượng, đặc tính di truyền của cơ thể và sự đa dạng sinh học. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tiếp thu một cách dễ dàng hơn các môn học khác: vi sinh, hoá sinh, các quá trình kỹ thuật trong công nghệ sinh học, thực phẩm và môi trường. HÓA SINH Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của cơ thể sống và những quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống: Protein và hoạt tính xúc tác; các chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và quá trình chuyển hóa chúng trong cơ thể; axit nucleic và quá trình truyền thông tin di truyền trong hệ thống sống; hoocmon, cơ chế phân tử điều hòa các quá trình trao đổi chất. THÍ NGHIỆM HÓA SINH Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm như: Phương pháp xác định hoạt tính enzym amylase, phương pháp xác định nitơ, xác định protein, phương pháp xác định đường khử, xác định saccarose và tinh bột theo phương pháp thủy phân bằng axit, phương pháp xác định chất béo, định lượng vitamin. VI SINH VẬT HỌC Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về thế giới vi sinh vật sống. Bao gồm các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc tính sinh lý, khả năng chuyển hoá vật chất của vi sinh vật sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên và vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tiếp thu một cách dễ dàng hơn các môn học khác như CN vi sinh, CN sản xuất các sản phẩm sinh tổng hợp như : Protein, enzyme, kháng sinh, vitamin, axit amin…. THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT HỌC Sinh viên làm quen với các dụng cụ thiết bị thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vi sinh và nắm vững các kỹ thuật thao tác cơ bản trên đối tượng vi sinh vật như chuẩn bị môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy vi sinh vật, thực hành phân lập và làm thuần, bảo quản và định lượng vi sinh vật trong mẫu cần phân tích. Quan sát và phân biệt các nhóm vi sinh vật điển hình. CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động của vật chất di truyền trong tế bào, hiểu biết về cơ chế hoạt động bộ máy di truyền của các sinh vật, cũng như các phương pháp mà ngày nay con người sử dụng để tạo những biến đổi di truyền có lợi cho con người, đồng thời giới thiệu những ứng dụng thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây. TN CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ Giúp cho sinh viên nắm được những thao tác cơ bản trong công nghệ gen: phát hiện, thu nhận ADN, protein, cách cắt nối và nhân dòng gen, cách tính toán kết quả trong từng nhóm phương pháp, từ đó hiểu và vận dụng có hiệu quả trong thực hành sinh học phân tử. CÔNG NGHỆ ENZYME Trang bị cho học viên cơ sở lý thuyết sinh tổng hợp enzyme vi sinh vật, thu nhận enzyme từ thực vật, động vật, sản xuất enzyme thương mại, phương pháp đánh giá chất lượng của chế phẩm và ứng dụng vào các lĩnh vực thực phẩm, môi trường, y tế… TN CÔNG NGHỆ ENZYME Sinh viên nắm được nguyên tắc sinh tổng hợp enzyme vi sinh vật, thu nhận enzyme trong phòng thí nghiệm, đánh giá hoạt độ enzyme đúng, phương hướng ứng dụng QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Qúa trình và thiết bị công nghệ sinh học nhằm cung cấp nguyên lí, cấu tao, nguyên tắc hoạt đông và cách thức vận hành các máy móc thiết bị sử dụng trong ngành công nghệ sinh học nói chung hay các công đoạn trên dây chuyền sản xuất các hợp chất sinh học nói chung. Qúa trình và thiết bị sinh học còn liên quan đến các dây chuyền sản xuất của thực phẩm như sản xuất bia, sữa, v.v…Vì vậy, học phần này góp phần hỗ trợ cho một số học phần khác trong chương trình đạo tạo. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC Trang bị cho học viên cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành các phương pháp phân tích dùng trong công nghiệp sinh học: Kĩ thuật lấy mẫu, phân tích thành phần và tính chất các vật liệu sinh học, kĩ thuật phân tích ELISA. Qua đó sinh viên nắm được cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích, biết cách chọn mẫu, lấy mẫu phân tích, vận dụng các phương pháp phân tích đúng đắn, xử lý kết quả phân tích chính xác, tin cậy. TN KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC Sinh viên nắm được nguyên tắc thực hành các phân tích vật liệu sinh học thông qua các kiểm tra bằng các phương pháp hóa lý: hàm lượng chất vô cơ, chất xơ, acid… CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRỒNG TRỌT Công nghệ sinh học trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. CNSH trông trọt đang dần có những bước tiến mới và đột phá trong công nghệ chuyển đổi gen tạo ra các giống cây trồng mới với năng suất cao và an toàn cho người sử dụng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng về thực phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất,v.v…. CÔNG NGHỆ VI SINH Trang bị các kiến thức về công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học mà tác nhân là vi sinh vật bao gồm các kiến thức về tuyển chọn giống vi sinh vật chuẩn cho sản xuất công nghiệp, các hệ thống thiết bị Bioreacteur và công nghệ lên men để sản xuất các sản phẩm lên men từ vi sinh vật ứng dụng trong công nghẹ dược phẩm, Công nghệ thực phẩm, công nghệ môi trường, đặc biệt là trong nghành công nghệ sinh học. THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ VI SINH Sinh viên nắm được nguyên tắc sinh tổng hợp các chế phẩm sinh học, thu nhận VSV trong phòng thí nghiệm, đánh giá hoạt lực, phương hướng ứng dụng cũng như các sản phẩm lên men từ vi sinh vật, KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ Sinh viên nắm được những thao tác cơ bản trong công nghệ gen để phát hiện, thu nhận DAN, protein, cách cắt nối và nhân dòng gen, cách tính toán kết quả trong từng nhóm phương pháp, từ đó hiểu và vận dụng có hiệu quả trong thực hành, nghiên cứu về sinh học phân tử.Trang bị cho sinh viên một số phương pháp cơ bản về kỹ thuật SHPT trong phòng thí nghiệm như: Phương pháp PCR, kĩ thuật sinh học phân tử dựa trên DNA, kĩ thuật dòng hóa sản phẩm PCR, các phương pháp xác định trình tự axit nucleic. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ SINH HỌC 1 Sinh viên được giao tìm hiểu về vấn đề liên quan đến công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, y học… Qua thực hiện đồ án, sinh viên rèn luyện kỹ năng tra cứu, tổng hợp tài liệu và thuyết trình về một vấn đề chuyên ngành. ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ SINH HỌC 2 Sinh viên thu thập tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm. Thiết kế 1 phân xưởng sản xuất các sản phẩm ưng dụng công nghệ sinh học như sản xuất các sản phẩm thực phẩm, xử lý môi trường…. CÔNG NGHỆ SX PROTEIN, ACID AMIN VÀ ACID HỮU CƠ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất protein đơn bào, sản xuất các axit amin và các axit hữu cơ bằng phương pháp sinh tổng hợp hiện đại có liên quan đến việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sinh học của các ngành Sinh học, Nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, … CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT Cung cấp các kiến thức cơ bản trong nuôi cấy mô để tổ chức thực hiện nuôi cấy mô thành công ứng dụng trong sản xuất thực tiễn. CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM Trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học các kiến thức cơ bản về ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong công nghệ sản xuất các chất kháng sinh, các vitamin và các vacxin. Từ đó có thể tham gia công tác quản lý kỹ thuật tại các nhà máy liên quan sau khi ra trường. THỰC TẬP QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ nhất trong thời gian 2 tuần (thông thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học, thực phẩm và môi trường. THỰC TẬP CHUYÊN MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Sinh viên tham gia thực tập tại viện, trung tâm CNSN , phòng TN sinh hóa, các trung tâm nhà máy ứng dụng CNSH trong 3 tuần, làm việc thực tế 8h/ngày nhằm mục đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy trình sản xuất và phương pháp kiểm tra, đánh giá các sản phẩm đặc trưng của cơ sở sản xuất, các phương pháp phân tích trong CNSH ĐỒ ÁN TỔNG HỢP CÔNG NGHỆ SINH HỌC Đây là loại đồ án tốt nghiệp dạng tổng hợp, kết thúc khoá học ngành Công nghệ Sinh học, do vậy đề tài có thể là một trong các thể loại sau: - Dạng tính toán thiết kế một nhà máy, một phân xưởng. - Dạng nghiên cứu thí nghiệm, phân tích tại các phòng thí nghiệm, - Dạng nghiên cứu khảo sát thực tế tại một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất, - Dạng nghiên cứu tổng quan lý thuyết. Giáo viên và sinh viên sẽ lựa chọn 1 trong các chuyên ngành: Thực vật, Vi sinh vật ứng dụng trong thực phẩm, Vi sinh vật ứng dụng trong môi trường, Sinh hóa
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||