Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ SINH HỌCBiotechnology Mã ngành 50743 Mã tuyển sinh C420201 · Trình độ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp · Đối tượng đào tạo: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp. ·
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra C1. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép… C2. Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng. C3. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng. C4. Phân lập, tuyển chọn, cải tạo giống và sản xuất các chế phẩm từ vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và xử lí môi trường. C5. Tổ chức thực hiện nuôi cấy mô thành công ứng dụng trong sản xuất thực tiễn. C6. Sản xuất giống và nuôi trồng các loài nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao. C7. Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế xử lí ô nhiễm môi trường bằng con đường sinh học. C8. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm protein, acid amin, acid hữu cơ và các hợp chất thứ cấp khác, các loại vaccine, các loại dược phẩm. C9. Hiểu và áp dụng những kiến thức chuyên môn về công nghệ sinh học, truyền nhiệt, truyền chất và các quá trình thiết bị sinh học để thiết kế và mô phỏng, lắp đặt, vận hành các thiết bị và dây chuyền sản xuất các sản phẩm sinh học thuộc các ngành khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, chăn nuôi, trồng trọt và môi trường. C10. Biết cách thực hành thao tác và tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ việc sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học. C11. Tổ chức và quản lý hệ thống sản xuất các sản phẩm sinh học hiện đại: Vận dụng được các kiến thức đã học để đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học, an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong thực tế sản xuất và nghề nghiệp.
O1. Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế. O2. Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về công nghệ sinh học, các chương trình đảm bảo chất lượng GMP, SSOP, HACCP trong việc quản lý chất lượng sản phẩm tại nhà máy cũng như hướng dẫn và giáo dục về đảm bảo an toàn sinh học nhằm không làm thay đổi mục tiêu và định hướng khi thao tác trên đối tượng thực nghiệm vì sự liên quan đến biến đổi gen, nhiễm sắc thể, đặc trưng sinh học của các đối tượng nghiên cứu. · Cơ hội nghề nghiệp Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ sức khỏe, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn có thể đảm nhận các vị trí công tác sau: + Các trung tâm áp dụng khoa học kỹ thuật sinh học vào chọn giống, tạo giống và bảo vệ giống thực vật cũng như động vật + Các viện nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên biển, viện hải dương học, rừng và môi trường + Các công việc liên quan đến quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, phân tích tại các nhà máy sản xuất, đóng gói của lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, y dược, các ngành khoa học khác có liên quan đến công nghệ tế bào, gen… + Các cơ sở phân tích sinh học cho trung tâm y tế · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở khối ngành A hoặc B do Bộ GD-ĐT tổ chức và phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào cấp cao đẳng do Bộ GD-ĐT qui định, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường qui định. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. · Phương thức đào tạo + Đào tạo theo học chế tín chỉ. + Hệ đào tạo chính qui tập trung. + Thời gian đào tạo từ 2 – 4 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học. + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần. + Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. · Khả năng phát triển nghề nghiệp + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học. + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời. · Danh sách các học phần
· Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp An toàn lao động & Vệ sinh công nghiệp Là học phần cơ sở ngành cung cấp cho sinh viên ngành hoá các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động và tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý Học phần này trình bày về các khái niệm chung, phân loại, nguyên tắc và ứng dụng của các phương pháp phân tích vật lý & hóa lý như: Cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), Khối phổ (MS), phổ Raman, phổ UV-VIS, Phổ hồng ngoại (IR), nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phân tích nhiệt và hấp phụ & nhã hấp ni tơ; Kèm theo lý thuyết là các bài tập vận dụng kiến thức đã học. Do đó, học phần này sẽ giúp sinh viên đi sâu về lĩnh vực nghiên cứu, biết cách phân tích một mẫu vật trong quá trình nghiên cứu cũng như một sản phẩm bất kỳ trong đời sống một cách chính xác nhất và được các nhà khoa học trên thế giới công nhận. Cơ sở thiết kế nhà máy Học phần này trang bị cho sinh viên các nguyên tắc cơ bản và tổng hợp trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, thiết kế phân xưởng sản xuất, đọc bản vẽ bố trí thiết bị và đường ống trong nhà máy. Từ kiến thức được trang bị, sinh viên sẽ có khả năng làm việc trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, thiết kế công nghệ, giám sát thi công các nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học. Hóa vô cơ Đây là học phần thuộc khối kiến thức đại cương nhằm mục đích trang bị kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; phức chất và ứng dụng của phức chất; giới thiệu cấu tạo, thành phần, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và hoá học, mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất công nghiệp đối với một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Từ đó, người học có thể ứng dụng để điều chế một số chất, tẩy trắng các vết bẩn, xử lý một số sự cố đơn giản trong phòng thí nghiệm. Hóa hữu cơ Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc hợp chất hữu cơ, các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; các hợp chất hidrocacbon, các hợp chất chứa nhóm chức, các hợp chất tạp chức, gluxit, protein và lipit; từ những kiến thức đó sinh viên có thể có cơ sở để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, phân tích cấu trúc các chất hữu cơ, dự đoán tính chất vật lý, tính chất hóa học chất hữu cơ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ như: Xà phòng, hương liệu, mỹ phẩm, các loại vật liệu polime, thuốc trừ sâu…. Hóa lý Hóa lý là một trong những ngành hóa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lý và hóa học, sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Học phần cơ sở ngành này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật nhiệt động học để giải thích các quá trình hóa học trong tự nhiên; các quá trình động hóa học; nhiệt hòa tan; nhiệt trung hòa của các phản ứng. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình; nguyên lý chuyển dịch cân bằng của các phản ứng thuận nghịch. Từ đó, người học ứng dụng để đưa ra điều kiện tối ưu nhằm nâng cao hiệu suất của các quy trình sản xuất trong các nhà máy. Hóa phân tích Học phần cơ sở ngành này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và các kỹ năng cơ bản trong các vấn đề liên quan đến quá trình tách chất, phân tích định tính, xác định thành phần và cấu trúc của các chất có trong mẫu khảo sát cũng như cách pha các loại dung dịch với các nồng độ khác nhau; Ngoài ra học phần này còn trang bị cho sinh viên các kỹ thuật phân tích cơ bản áp dụng trong mỗi phương pháp để phân tích hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát. Mô phỏng quá trình công nghệ Là học phần cơ sở ngành giúp cho sinh viên có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác khi thiết kế một quá trình mới; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một quá trình đang tồn tại; hiệu chỉnh quá trình đang vận hành hoặc tối ưu hoá các quá trình đang hoạt động với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm chuyên nghiệp (Pro/II). Quá trình và thiết bị truyền chất Là học phần cơ sở ngành có nội dung trình bày cơ sở lý thuyết của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ, thiết bị truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH: Chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly và kết tinh. Cấu tạo thiết bị, nguyên lý vận hành, vận dụng trong công nghiệp hoá học cũng được trình bày trong học phần này, từ đó giúp người học có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt Đây là học phần cơ sở ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt và tính toán các quá trình truyền nhiệt. Bên cạnh đó học phần này cũng cung cấp cho sinh viên một số kiến thức về các quá trình công nghệ và thiết bị truyền nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy. Quản lý chất lượng Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như: GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400 ... tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này. Sản xuất sạch hơn Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường. Thiết bị đo lường & điều khiển Học phần cung cấp về cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ,...; trình bày về các phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình. Là học phần ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cần cân đo đong đếm và với nền khoa học hiện đại như hiện nay thì việc đo lường, điều khiển đều được thực hiện trên máy tại các nhà máy, xí nghiệp, đó là lý do sinh viên học học phần này. TN Hóa vô cơ Thực hành các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Thực hành các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ. Nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết, hướng dẫn các thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học. TN Hóa hữu cơ Đây là học phần thí nghiệm thuộc khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng thao tác khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế để tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản ở quy mô phòng thí nghiệm như xà phòng, aspirin, dầu chuối, phẩm màu sudan da cam.... TN Hóa lý Thực hành các bài thí nghiệm về các quá trình hóa lý và xác định một số đại lượng hóa lý nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong học phần lý thuyết. Nâng cao kĩ năng, thao tác trong phòng thí nghiệm, làm cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khoa học. TN Hóa phân tích Học phần thí nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm nhằm mục đích củng cố kiến thức lý thuyết đã học và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trong quá trình thao tác, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thông dụng để pha chế dung dịch cũng như để phân tích xác định hàm lượng các chất có trong mẫu khảo sát. TN Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt – truyền chất Là học phần gắn liền với đời sống hằng ngày và áp dụng nhiều trong sản xuất, nó bao gồm các thí nghiệm về truyền nhiệt: Đun nóng, làm nguội và sự trao đổi nhiệt của hai quá trình này, quá trình sấy tuần hoàn và sấy tầng sôi với các nguyên liệu thông dụng như bắp, thóc lúa, các loại đậu, cá, mực…, các thí nghiệm về truyền chất như: Chưng luyện hỗn hợp hai cấu tử và nhiều cấu tử như chưng cất rượu nồng độ thấp để được rượu nống độ cao đến 96o, quá trình hấp thụ một vài cấu tử từ một hỗn hợp khí và quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu. Nhập môn Công nghệ sinh họcMục tiêu của môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về công nghệ DNA tái tổ hợp, công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ protein cũng như một số ứng dụng của chúng trong lĩnh vực nông nghiệp, y học và môi trường nhằm bước đầu tạo sự say mê học tập, hứng thú trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống Sinh học đại cươngTrang bị các kiến thức về khoa học của sự sống trên cơ sở hoá học và sinh học bao gồm các kiến thức về thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của tế bào sống, các dạng chuyển hoá vật chất và năng lượng, đặc tính di truyền của cơ thể và sự đa dạng sinh học. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tiếp thu một cách dễ dàng hơn các môn học khác: vi sinh, hoá sinh, các quá trình kỹ thuật trong công nghệ sinh học, thực phẩm và môi trường. Hóa sinhTrang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của cơ thể sống và những quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống: Protein và hoạt tính xúc tác; các chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và quá trình chuyển hóa chúng trong cơ thể; axit nucleic và quá trình truyền thông tin di truyền trong hệ thống sống; hoocmon, cơ chế phân tử điều hòa các quá trình trao đổi chất. Thí nghiệm hóa sinhSinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm như: Phương pháp xác định hoạt tính enzym amylase, phương pháp xác định nitơ, xác định protein, phương pháp xác định đường khử, xác định saccarose và tinh bột theo phương pháp thủy phân bằng axit, phương pháp xác định chất béo, định lượng vitamin. Vi sinh vật họcTrang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về thế giới vi sinh vật sống. Bao gồm các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc tính sinh lý, khả năng chuyển hoá vật chất của vi sinh vật sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên và vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tiếp thu một cách dễ dàng hơn các môn học khác như CN vi sinh, CN sản xuất các sản phẩm sinh tổng hợp như : Protein, enzyme, kháng sinh, vitamin, axit amin…. Thí nghiệm vi sinh vật họcSinh viên làm quen với các dụng cụ thiết bị thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vi sinh và nắm vững các kỹ thuật thao tác cơ bản trên đối tượng vi sinh vật như chuẩn bị môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy vi sinh vật, thực hành phân lập và làm thuần, bảo quản và định lượng vi sinh vật trong mẫu cần phân tích. Quan sát và phân biệt các nhóm vi sinh vật điển hình. Cơ sở di truyền và sinh học phân tửCung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động của vật chất di truyền trong tế bào, hiểu biết về cơ chế hoạt động bộ máy di truyền của các sinh vật, cũng như các phương pháp mà ngày nay con người sử dụng để tạo những biến đổi di truyền có lợi cho con người, đồng thời giới thiệu những ứng dụng thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây. TN cơ sở di truyền và sinh học phân tửGiúp cho sinh viên nắm được những thao tác cơ bản trong công nghệ gen: phát hiện, thu nhận ADN, protein, cách cắt nối và nhân dòng gen, cách tính toán kết quả trong từng nhóm phương pháp, từ đó hiểu và vận dụng có hiệu quả trong thực hành sinh học phân tử. Công nghệ EnzymeTrang bị cho học viên cơ sở lý thuyết sinh tổng hợp enzyme vi sinh vật, thu nhận enzyme từ thực vật, động vật, sản xuất enzyme thương mại, phương pháp đánh giá chất lượng của chế phẩm và ứng dụng vào các lĩnh vực thực phẩm, môi trường, y tế… TN Công nghệ EnzymeSinh viên nắm được nguyên tắc sinh tổng hợp enzyme vi sinh vật, thu nhận enzyme trong phòng thí nghiệm, đánh giá hoạt độ enzyme đúng, phương hướng ứng dụng Quá trình và thiết bị công nghệ sinh họcQúa trình và thiết bị công nghệ sinh học nhằm cung cấp nguyên lí, cấu tao, nguyên tắc hoạt đông và cách thức vận hành các máy móc thiết bị sử dụng trong ngành công nghệ sinh học nói chung hay các công đoạn trên dây chuyền sản xuất các hợp chất sinh học nói chung. Qúa trình và thiết bị sinh học còn liên quan đến các dây chuyền sản xuất của thực phẩm như sản xuất bia, sữa, v.v…Vì vậy, học phần này góp phần hỗ trợ cho một số học phần khác trong chương trình đạo tạo. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ sinh học Cung cấp cho sinh viên những thuật ngữ liên quan đến giống loài sinh vật, các kỹ thuật biến đổi gen, kỹ thuật phân tích và các quy trình công nghệ xử lý sinh vật cũng như phương pháp dịch thuật các tài liệu chuyên ngành hay diễn đạt bằng tiếng Anh. Qua đó sinh viên tự tin tìm hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh để trau đồi kiến thức. Kỹ thuật phân tích trong công nghệ sinh học Trang bị cho học viên cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành các phương pháp phân tích dùng trong công nghiệp sinh học: Kĩ thuật lấy mẫu, phân tích thành phần và tính chất các vật liệu sinh học, kĩ thuật phân tích ELISA. Qua đó sinh viên nắm được cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích, biết cách chọn mẫu, lấy mẫu phân tích, vận dụng các phương pháp phân tích đúng đắn, xử lý kết quả phân tích chính xác, tin cậy. TN Kỹ thuật phân tích trong công nghệ sinh học Sinh viên nắm được nguyên tắc thực hành các phân tích vật liệu sinh học thông qua các kiểm tra bằng các phương pháp hóa lý: hàm lượng chất vô cơ, chất xơ, acid… Công nghệ SX protein, acid amin và acid hữu cơ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất protein đơn bào, sản xuất các axit amin và các axit hữu cơ bằng phương pháp sinh tổng hợp hiện đại có liên quan đến việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên sinh học của các ngành Sinh học, Nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, … Công nghệ nuôi cấy mô Cung cấp các kiến thức cơ bản trong nuôi cấy mô để tổ chức thực hiện nuôi cấy mô thành công ứng dụng trong sản xuất thực tiễn. TN Công nghệ nuôi cấy mô Trang bị kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm về nuôi cấy mô, tế bào thực vật. Sinh viên phải nắm vững mục đích, đạt được các thao tác chuẩn trong PTN. Biết cách pha chế dung dịch nuôi cấy. Nuôi cấy cơ quan tách rời, nuôi cấy mô phân sinh. Công nghệ vi sinh thực phẩm Cung cấp cho sinh viên kiến thức về công nghệ sử dụng vi sinh vật trong chế biến các sản phẩm thực phẩm lên men. Sinh viên sau khi học xong môn học này phải hiểu được cơ sở lý thuyết của quá trình lên men, nắm vững công nghệ chế biến các sản phẩm lên men như bia, rượu, sản phảm sữa chua, pho mai, giấm ăn... TN Công nghệ vi sinh thực phẩm Nhằm củng cố kiến thức học phần Công nghệ vi sinh thực phẩm, thực hành chế biến một số sản phẩm lên men quy mô phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học môi trường Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các ứng dụng của thực vật, vi sinh vật trong xử lý chất thải. Sinh viên hiểu biết và nắm vững các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường bằng con đường sinh học, áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế. TN Công nghệ sinh học môi trường Nhằm củng cố kiến thức học phần Công nghệ sinh học môi trường, trang bị kỹ năng thực hành xác định những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường như COD, BOD, Oxy hòa tan. Thực hiện được các phương pháp thực nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường quy mô phòng thí nghiệm Công nghệ dược phẩm Trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học các kiến thức cơ bản về ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong công nghệ sản xuất các chất kháng sinh, các vitamin và các vacxin. Từ đó có thể tham gia công tác quản lý kỹ thuật tại các nhà máy liên quan sau khi ra trường. Thực tập quá trình & thiết bị sinh học Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ nhất trong thời gian 2 tuần (thông thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp sinh học, hóa học, thực phẩm và môi trường. Thực tập chuyên môn công nghệ sinh học Sinh viên tham gia thực tập tại viện, trung tâm CNSN , phòng TN sinh hóa, các trung tâm nhà máy ứng dụng CNSH trong 3 tuần, làm việc thực tế 8h/ngày nhằm mục đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy trình sản xuất và phương pháp kiểm tra, đánh giá các sản phẩm đặc trưng của cơ sở sản xuất, các phương pháp phân tích trong CNSH Đồ án công nghệ sinh học 1 Sinh viên được giao tìm hiểu về vấn đề liên quan đến công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, y học… Qua thực hiện đồ án, sinh viên rèn luyện kỹ năng tra cứu, tổng hợp tài liệu và thuyết trình về một vấn đề chuyên ngành. Đồ án công nghệ sinh học 2 Sinh viên thu thập tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm. Thiết kế 1 phân xưởng sản xuất các sản phẩm ưng dụng công nghệ sinh học như sản xuất các sản phẩm thực phẩm lên men, protein, acid amin, acid hữu cơ, kháng sinh, xử lý môi trường…. Đồ án quá trình & thiết bị sinh học Tham khảo tài liệu để thiết kế 1 phân xưởng ứng dụng công nghệ về quá trình sấy, trích ly, chưng luyện. Đồ án tổng hợp công nghệ sinh học Đây là loại đồ án tốt nghiệp dạng tổng hợp, kết thúc khoá học ngành Công nghệ Sinh học, do vậy đề tài có thể là một trong các thể loại sau: - Dạng tính toán thiết kế một nhà máy, một phân xưởng. - Dạng nghiên cứu thí nghiệm, phân tích tại các phòng thí nghiệm, - Dạng nghiên cứu khảo sát thực tế tại một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất, - Dạng nghiên cứu tổng quan lý thuyết. Giáo viên và sinh viên sẽ lựa chọn 1 trong các chuyên ngành: Thực vật, Vi sinh vật ứng dụng trong thực phẩm, Vi sinh vật ứng dụng trong môi trường, Vi sinh vật ứng dụng trong dược phẩm.’ An toàn sinh học Nội dung của môn học đề cập đến hướng dẫn an toàn về sinh học, trang thiết bị phòng thí nghiệm cần cho an toàn sinh học; các kỹ thuật cần khi thí nghiệm với vi sinh vật; các tiêu chuẩn an toàn sinh học khi tiến hành thí nghiệm với các động vật có tác nhân gây bệnh; đánh giá an toàn sinh học với môi trường; đánh giá ADN tái tổ hợp với an toàn sinh học; công nghệ sinh học và an toàn thực phẩm; an toàn về điện, cháy nổ và hóa chất; đào tạo và tổ chức an toàn; đánh giá kiểm tra an toàn. Kỹ thuật trồng và sản xuất nấm ăn Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống phân loại nấm hiện đại, các đặc điểm sinh học của giới nấm. Đồng thời trình bày cac quy trình nuôi trồng cụ thể các loại nấm ăn và nấm dược liệu phổ biến hiện nay. Công nghệ sinh học trồng trọt Công nghệ sinh học trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. CNSH trông trọt đang dần có những bước tiến mới và đột phá trong công nghệ chuyển đổi gen tạo ra các giống cây trồng mới với năng suất cao và an toàn cho người sử dụng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng về thực phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất,v.v…. Công nghệ sinh học chăn nuôi Trang bị kiến thức cơ bản của công nghệ sinh học ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi như sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xử lý các phế liệu chăn nuôi theo xu hướng sản xuất sạch. Sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu sâu về các loại thức ăn mới, thuốc thú y mới hay một số loại công nghệ biogas tiên tiến khác. · Kế hoạch đào tạo Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện mà sinh viên có thể lựa chọn kế hoạch đào tạo cho riêng mình trong 5 hoặc 6 học kỳ + Kế hoạch đào tạo 6 học kỳ
· Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT + Danh sách đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy
+ Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính
+ Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành
Cấp phê duyệt : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||