1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí Chế tạo

Mechanical and Manufacturing Engineering Technology

Mã ngành 50412

Mã tuyển sinh C510201

·         Mục tiêu đào tạo Chuẩn đầu ra       
Chương trình nầy
nhằm đào tạo ra những Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí Chế tạo máy, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

1.      Yêu cầu về kiến thức: 

1.1. Kiến thức chung:

·         Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

·         Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

1.2. Kiến thức chuyên môn:

·         Có kiến thức về bản vẽ cơ khí; hiểu biết về vật liệu cơ khí và các phương pháp, thiết bị, qui trình gia công một cách an toàn các loại vật liệu này.

·         Có kiến thức cơ bản về mạch điện, máy và khí cụ điện thông dụng. Có kiến thức về tính toán lựa chọn các cơ cấu và chi tiết máy. Hiểu biết cơ bản về điều khiển, sản xuất tự động, máy CNC, máy nâng chuyển, động cơ đốt trong. 

·         Có kiến thức về lập quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa các chi tiết cơ khí, hoặc phân tích, đánh giá, thực hiện các công việc liên quan tới công nghệ kỹ thuật cơ khí.

2.      Yêu cầu về kỹ năng: 

2.1. Kỹ năng chuyên môn:

·         Có kỹ năng vận hành và bảo trì, bảo dưỡng được các thiết bị cơ khí; thiết kế, chế tạo chi tiết máy ở mức độ không quá phức tạp.

·         Có kỹ năng tổ chức thực hiện các quy trình gia công, sản xuất các chi tiết máy, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu gia công chế tạo ra thành phẩm.

·         Có kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ hoặc mô hình thực tế; thiết kế, chế tạo chi tiết máy và các loại máy đơn giản và lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết.

·         Có kỹ năng sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm trong lĩnh vực cơ khí.

·         Có kỹ năng sử dụng được phần mềm CAD để thiết kế các sản phẩm cơ khí và sử dụng phần mềm CAM để vẽ và lập trình cho máy CNC.

2.2. Kỹ năng mềm:

·         Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.

·         Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350.

·         Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành.

3.      Yêu cầu về thái độ 

·         Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước.

·         Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

·         Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường.

·       Cơ hội nghề nghiệp

§         Cán bộ kỹ thuật ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất tại các phân xưởng cơ khí trong các cơ sở sản xuất chế tạo, sửa chữa, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí. Tham gia sản xuất ở các lĩnh vực công nghệ cao. Khai thác phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí như AutoCAD, CAM, CNC ...

§         Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật.

§         Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.

§         Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghề về lĩnh vực cơ khí.

·         Phương thức đào tạo
+ Tín chỉ
+ Tập trung
+ 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời

Danh sách các học phần

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập  

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

 

Các học phần bắt buộc

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

3

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

4

5020460

Ngoại Ngữ I

2

0

0

2

Ngoại Ngữ cơ bản

5

5020470

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I

6

5020480

Ngoại Ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II

7

5020350

NLCB của CNMLN 1

2

0

0

2

 

8

5020400

NLCB của CNMLN 2

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

9

5020492

Phương pháp số & xác suất thống kê

2

0

0

2

Giải tích I

10

5050021

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

11

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN 1

12

5020430

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

2

0

0

2

 

12

5020440

Vật Lý II (Điện Từ)

2

0

0

2

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

14

5041642

Vẽ Kỹ Thuật I

2

0

0

2

 

 

Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

3

3

 

2

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

 

Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 2 tín chỉ

1

5020511

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

2

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

3

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

0

0

1

 

4

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

5

5020521

Ph. pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

 

Các học phần tự chọn tự do

1

5020500

Ngoại Ngữ cơ bản

2

0

0

2

 

2

5050021T

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+)

3

5020450

Vật Lý III (Quang- Ng.tử)

2

0

0

2

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

4

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

Tin học đại cương

5

5020550

Giải tích II

2

0

0

2

Giải tích I

6

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

Tin học đại cương

Số tín chỉ GDĐC phải tích lũy :

31

 

·        Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

 

Các học phần bắt buộc

1

5040052

Cơ học lý thuyết

3

0

0

3

 

2

5040282

Vật liệu Kỹ thuật

2

0

0

2

 

3

5040103

Công nghệ tạo phôi

2

0

0

2

Vật liệu Kỹ thuật

4

5040023

Vẽ Kỹ Thuật Cơ khí

2

0

0

2

Vẽ Kỹ Thuật I

5

5040152

Sức bền vật liệu

3

0

0

3

Cơ học lý thuyết

6

5040133

Nguyên lý máy

3

0

0

3

Cơ học lý thuyết

7

5050442

Kỹ Thuật Điện

2

0

0

2

 

8

5040303

Cắt gọt kim loại

3

0

0

3

Vật liệu Kỹ thuật

9

5040252

TTCM Nguội

0

0

1

1

 

10

5041653

TTCM Chế tạo máy C1

0

0

2

2

Cắt gọt kim loại(+)

11

5040172

TN Sức bền & Kim loại học

0

1

0

1

Sức bền vật liệu(+)

12

5041462

Thủy khí

2

0

0

2

Giải tích I

12

5040342

Dung sai đo lường

2

0

0

2

Vẽ Kỹ Thuật I

14

5040313

Chi tiết Máy

3

0

0

3

Sức bền vật liệu

15

5040393

Thí nghiệm Kỹ thuật Đo

0

1

0

1

Dung sai đo lường(+)

16

5040272

TTCM Rèn Dập

0

0

1

1

Công nghệ tạo phôi

17

5040593

HT Truyền động Thủy khí

2

0

0

2

Thủy khí 

18

5040543

Công nghệ Chế tạo Máy I

3

0

0

3

Cắt gọt kim loại

19

5040563

Đồ án Chi Tiết Máy

0

0

2

2

Chi tiết Máy(+)

20

5040233

TTCM Gò Hàn 1

0

0

1

1

 

21

5040693

Máy cắt kim loại

2

0

0

2

Chi tiết Máy

22

5041403

TN Truyền động Thủy khí

0

1

0

1

HT Tr động Thủy khí(+)

23

5050943

Trang bị Điện công nghiệp

2

0

0

2

Kỹ Thuật Điện

24

5040743

TTCM Chế tạo Máy C2

0

0

2

2

TTCM Chế tạo máy C1

25

5040523

Công nghệ CAD/CAM/CNC

2

0

0

2

Cắt gọt kim loại

26

5041663

TTCM Chế tạo máy C3

0

0

1

1

TTCM Chế tạo Máy C2

27

5040733

TTCM CAD/CAM

0

0

1

1

CN CAD/CAM/CNC(+)

28

5040933

Kỹ thuật An toàn

2

0

0

2

Công nghệ tạo phôi

29

5040853

Công nghệ Chế tạo Máy II

2

0

0

2

CN Chế tạo Máy I

30

5040883

Đồ án CN Chế tạo Máy

0

0

2

2

CM Chế tạo Máy I

31

5041000

Đồ án tổng hợp CTM

0

0

5

5

CN Chế tạo Máy I(*)

 

 

63

 

 

Các học phần tự chọn chuyên ngành – phải tích lũy 11 tín chỉ

1

5040083

Vẽ trên máy tính

0

1

0

1

Vẽ Kỹ Thuật I

2

5050292

TN. Kỹ Thuật Điện

0

1

0

1

Kỹ Thuật Điện(+)

3

5040633

Kỹ Thuật Nhiệt

2

0

0

2

Giải tích I

4

5040213

TTCM Đúc

0

0

1

1

Công nghệ tạo phôi(+)

5

5041472

Bảo dưỡng công nghiệp

2

0

0

2

Chi tiết Máy

6

5050642

TTCM Điện

0

0

1

1

Kỹ Thuật Điện(+)

7

5040973

Tính thiết kế trên máy tính

2

0

0

2

Sức bền vật liệu

8

5040613

K.thuật Điều khiển Tự động

2

0

0

2

Đại số tuyến tính

9

5040703

Thiết bị nâng chuyển

2

0

0

2

Sức bền vật liệu

10

5041482

Điều khiển thủy khí

2

0

0

2

HT Tr động Thủy khí

11

5040463

TTCM CNC

0

0

1

1

CN CAD/CAM/CNC(+)

12

5040963

Robot công nghiệp

2

0

0

2

Chi tiết Máy

12

5050792

Kỹ Thuật Điện Tử

2

0

0

2

Kỹ Thuật Điện

14

5041243

Động cơ đốt trong

2

0

0

2

Nguyên lý máy

15

5051733

Điều khiển logic (PLC)

2

0

0

2

Tr bị Điện công nghiệp

16

5041043

Cấp phôi tự động

1

0

0

1

Nguyên lý máy

17

5041373

Chuyên đề Pro/Engineer

0

1

0

1

CN CAD/CAM/CNC(+)

18

5040803

TTCM PLC & SX Tự động

0

0

2

2

ĐK logic (PLC)(+)

 

11

 

Tổng số

105

 

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Vẽ Kỹ Thuật  I

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: dụng cụ vẽ, các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; các kỹ thuật cơ bản của vẽ hình học: các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép chiếu Điểm Đường thẳng Mặt phẳng, các phép biến đổi, sự hình thành giao tuyến của các mặt, . . .; Cách biểu diễn vật thể: điểm, đường, hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt.

Kỹ Thuật Điện

Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điệncơ bản thường gặp trong sản xuất và đời sống.

TN Kỹ Thuật Điện

Thực hành các bài thí nghiệm  mạch điện, các loại máy điện, khí cụ điện cơ bản để có thể hiểu rỏ hơn các kiến thức lý thuyết học trong môn Kỹ Thuật Điện

Kỹ Thuật Nhiệt

Cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về nhiệt năng và cơ năng, quá trình trao đổi năng lượng và các biện pháp để thực hiện sự biến hóa năng lượng sao cho có lợi nhất. Các quá trình cơ bản về truyền nhiệt trong thực tế như: trao đổi nhiệt đối lưu, dẫn nhiệt, trao đổi nhiệt bức xạ và phức hợp.

Vẽ Kỹ Thuật Cơ khí

Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản để SV có thể đọc và vẽ các bản vẽ chi tiết cơ khí và các bản vẽ lắp thiết bị cơ khí cũng như các bản vẽ sơ đồ trên cơ sở TCVN và ISO. Nội dung trọng tâm là: Vẽ qui ước; bản vẽ chi tiết; các mối ghép và bản vẽ lắp; sơ đồ.

Vẽ trên máy tính

Giới thiệu các phần mềm vẽ, thiết kế trên máy vi tính, cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản và kỹ năng ứng dụng phần mềm AutoCAD để vẽ, thiết kế các chi tiết, bộ phận cơ khí, điện, điện tử, xây dựng... trên máy tính. Cụ thể: Tìm hiểu phần mềm AutoCAD, chuẩn bị một bản vẽ – Vẽ chính xác trong AutoCAD – Các lệnh vẽ cơ bản – Các lệnh hiệu chỉnh – Các lệnh hỗ trợ dựng hình – Chữ và số – Ghi kích thước –  Ký hiệu vật liệu – Lệnh tra cứu thông tin – Điều khiển màn hình – Khối và thuộc tính – Tạo và quan sát mô hình 3D – Các lệnh hỗ trợ thiết kế mô hình 3D – Tạo mô hình 3D dạng khối rắn – Xuất bản vẽ ra giấy, tập tin và phần mềm khác

Cơ học lý thuyết

Cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí nói chung, nội dung học phần bao gồm các phần:

- Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực, giải quyết các bài toán về cân bằng.

- Động học: Nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể trên quan điểm động hình học.

- Động lực học: Nghiên cứu các bài toán động lực học trên cơ sở các định luật của Newton

Thủy khí & Máy Thủy Khí

Học phần này cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về tính chất của chất khí và chất lỏng, trên cơ sở đó nghiên cứu các bài toán ứng dụng trong thực tế: Tính chịu nén của chất khí, tính toán thủy lực đường ống, tính toán lực cản vật chuyển động trong chất lỏng, dòng thế vận tốc, dòng khí một chiều. Giới thiệu cấu tạo, đặc điểm của các máy thủy khí thường được sử dụng trong sản xuất như bơm, quạt, động cơ thủy khí, máy nén …để sinh viên có thể chọn máy thuỷ khí cho phù hợp với yêu cầu làm việc.

HT Truyền động Thủy khí

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản về nguyên lý cấu tạo, các thành phần của hệ thống truyền động bằng thủy lực và khí nén trong các máy công nghiệp, phương pháp khảo sát và thiết kế hệ thống truyền động bằng thủy lực và khí nén trong các máy công nghiệp

TN Truyền động Thủy khí

Học phần giúp cho sinh viên kiến thức thực tế về cấu tạo, các thành phần của hệ thống truyền động bằng thủy lực và khí nén trong các máy công nghiệp. Có khả năng lự chọn, lắp ráp và sửa chữa các hệ thống truyền động thủy khí căn bản.

Kỹ Thuật Điện Tử

Nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực điện tử.  Môn học giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng các linh kiện điện tử công nghiệp như diod bán dẫn, BJT (transistor lưỡng cực), FET (transitor trường), linh kiện quang bán dẫn, linh kiện điện tử công suất lớn và một số linh kiện điện tử thông dụng khác. Khái niệm về kỹ thuật xung, số.

Sức bền Vật liệu

Học phần cung cấp kiến thức về tính toán sức chịu tải của các kết cấu kỹ thuật: lý thuyết về nội lực,kéo nén đúng tâm, trạng thái ứng suất và các thuyết bền, đặc trưng hình học của mặt cắt ngang phẳng. các bài toán thanh chịu uốn, xoắn thuần túy, chịu lực phức tạp. Ổn định thanh thẳng.

Nguyên lý máy + BTL

Học phần bao gồm  các kiến thức về cấu trúc cơ cấu, các bài toán về động hình học, lực và động lực học của cơ cấu phẳng biến đổi chuyển động: Các cơ cấu toàn khớp thấp, cơ cấu cam… Phân tích và tổng hợp động hình học các cơ cấu truyền chuyển động: cơ cấu bánh răng, cơ cấu ma sát, cơ cấu truyền động đai…và một số các cơ cấu đặc biệt.

Chi tiết Máy

Học phần nghiên cứu các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí. Cụ thể: Các vấn đề cơ bản trong thiết kế chi tiết máy . Các loại mối   ghép: ren, đinh tán, hàn, then, then hoa.Truyền động đai, Truyền động xích, Truyền động bánh răng, truyền động trục vít, truyền động vít đai ốc. Tính thiết kế trục, ổ trượt, ổ lăn, nối trục.                                                                          

Vật liệu Kỹ thuật

Cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về cấu tạo kim loại và hợp kim, cách sử dụng vật liệu kim loại trong chế tạo cơ khí và các kiến thức cơ bản trong nhiệt luyện các vật liệu kim loại để bảo đảm cơ tính làm việc. Cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất và sử dụng các vật liệu phi kim loại cho các ngành công nghiệp. Những khái niệm về vật liệu polime, chất dẻo, vật liệu composites, cao su, vật liệu keo, v.v. . .

TN Sức bền & Kim loại học

Thực hành các thí nghiệm về tính chất của kim loại: kéo, nén, va đập, đo đọ cứng. Các thí nghiệm về tổ chức kim loại.

Trang bị điện Công  Nghiệp

Cung cấp kiến thức về cơ sở truyền động điện, các loại động cơ điện và khí cụ điện, các mạch điện cơ bản và sơ đồ điện của một số máy gia công điển hình. Một số kiến thức cơ bản về điện tử công suất trong các máy công nghiệp: các thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều và một chiều, các thiết bị đóng ngắt, điều chỉnh điện một chiều và xoay chiều, thiết bị biến đổi tần số điện xoay chiều.

Thiết bị nâng chuyển

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc tính toán các cơ cấu chính của máy trục và máy vận chuyển liên tục, một số các máy trục và các băng chuyển thông dụng.

KT Điều khiển Tự động

Học phần trình bày các kiến thức cơ bản về điều khiển tự động, các phần tử cơ bản của một hệ thống điều khiển tự động, các phương pháp mô tả hệ thống điều khiển tự động, thiết lập hàm truyền đạt của các phần tử và hệ thống. Cách thiết lập đặc tính động lực học của một số khâu động học điển hình. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điều khiển của một hệ thống điều khiển tự động, cấu trúc và chức năng của bộ hiệu chỉnh PID. Một số các hệ thống thực tế sử dụng trong điều khiển: bộ truyền bánh răng, động cơ điện một chiều, hệ điều khiển chuyển động tịnh tiến của bàn máy, hệ thuỷ khí. Sử dụng công cụ mô phỏng SIMULINK trong phần mềm Matlab để mô phỏng quá trình điều khiển của một số hệ điều khiển như điều khiển tốc độ động cơ DC có bộ hiệu chỉnh PID.

Dung sai đo lường

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép ở lăn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren. Dung sai truyền động bánh răng. Phương pháp lập và giải bài toán chuỗi kích thước và các nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết, Khái niệm về đo lường. Một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.

Thí nghiệm Kỹ thuật Đo

Thực hành sử dụng các dụng cụ đo thông dụng để đo các kích thước, kiểm tra các sai lệch kích thước, hình dáng và vị trí. Kiểm tra nhám bề mặt

Cắt gọt kim loại

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về cắt gọt kim loại (có phoi). Cụ thể: Những khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loại. Các yếu tố cơ bản của dụng cụ cắt gọt kim loại. Biến dạng và ma sát khi cắt kim loại. Các hiện tượng cơ lý sinh ra trong quá trình cắt. Chất lượng bề mặt khi cắt. Chế độ cắt. Bôi trơn làm nguội Các phương pháp gia công cắt gọt và dụng cụ.

Máy cắt kim loại

Khái niệm chung. Động học máy cắt kim loại. Các cơ cấu truyền dẫn thường dùng trong máy. Kết cấu các cụm và bộ phận chủ yếu. Hệ thống điều khiển máy. Nghiên cứu các phần trên cụ thể trên các máy cắt kim loại thường găp: máy tiện, máy phay, máy khoan-doa, máy bào-xọc, máy mài.         

Công nghệ Chế tạo Máy I

Các khái niệm và định nghĩa cơ bản. Các vấn đề liên quan tới sai số gia công và các biện pháp khắc phục chúng để nâng cao độ chính xác gia công và chất lượng bề mặt của sản phẩm. Chuẩn và và vấn đề gá đặt, đồ gá. Lượng dư gia công. Phương pháp gia công các bề mặt chi tiết máy.  Phương pháp thiết kế qui trình công nghệ gia công cắt.

Công nghệ Chế tạo Máy II

Các phương pháp gia công chuẩn bị. Tính công nghệ trong kết cấu. Quy trình công nghệ gia công các chi tiết điển hình. Công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.. Thiết kế QTCN gia công chi tiết máy.

Công nghệ CAD/CAM/CNC

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về công nghệ gia công trên máy CNC, các kỹ năng cơ bản cho người học về: chọn máy CNC, thiết lập qui trình trình công nghệ, thiết lập các bản vẽ kỹ thuật, lập trình gia công chi tiết trên máy CNC. Trình bày các khái niệm cơ bản về công nghệ CAD/CAM, hệ thống CAD/ CAM, phần mềm CAD/ CAM, mô hình hình học, các bài toán liên quan đến đồ họa hai chiều và ba chiều, các công cụ của đồ họa máy tính, các ứng dụng trong cơ khí, tính sai số cơ khí, lập trình chi tiết và gia công cơ khí trên máy CNC.

Kỹ thuật An toàn

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong các môi trường cơ khí đặc trưng. Cụ thể: Một số vấn đề khoa học về bảo hộ lao động; Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn trong xí nghiệp cơ khí. Kỹ thuật an toàn khi vận hành thiết bị nâng chuyển. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị áp lực. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.

Đồ án Chi Tiết Máy

Giúp sinh viên hệ thống hóa các kiến thức đã được học ở các học phần Hình họa Vẽ kỹ thuật, Nguyên lý Chi tiết máy, Sức bền vật liệu, Dung sai Kỹ thuật đo, cung cấp cho sinh viên kiến thức về trình bày một văn bản thiết kế kỹ thuật.

ĐA Công nghệ Chế tạo Máy

Phân tích chi tiết gia công. Xác định dạng sản xuất và phương hướng lập quy trình công nghệ gia công. Xác định phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi. Thiết kế QTCN gia công chi tiết.  Tính toán lượng dư và chế độ cắt cho các mặt và các nguyên công.Thiết kế đồ gá gia công cho một nguyên công.   

Thực tập Nhận thức CTM

Cung cấp một khái niệm tổng quát về quá trình sản xuất của ngành cơ khí. Nắm được quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí từ khâu lựa chọn vật liệu, quá trình chế tạo phôi, quá trình gia công cắt gọt và lắp ráp sản phẩm. Nắm được các thiết bị và trang bị công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất cũng như chức năng của từng loại thiết bị và trang bị công nghệ.

TTCM Nguội

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với các dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: vạch dấu, đục, giũa, cưa cắt, uốn, nắn, khoan, khoét, doa, cắt ren, Kiểm tra các chi tiết được gia công nguội bằng các dụng cụ đo cầm tay: thước kẹp, palme, dưỡng ren, calips, . . .

TTCM Gò Hàn 1

Nội dung bao gồm tổng quan về lý thuyết và thực hành nghề gò và hàn, giúp các sinh viên có được các kỹ năng, thao tác cơ bản của quá trình gò và hàn. Thực hành móc mí và viền chỉ. Phân biệt các phương pháp hàn, nguyên lý cấu tạo và làm việc của các thiết bị hàn điện và hàn hơi. Qui trình hàn. Thực hiện một số bài tập hàn hơi và hàn điện cơ bản. Hàn vảy đồng thau

TTCM Đúc

Thực tập làm khuôn và đúc các chi tiết  bằng gang. Thực hành đúc ly tâm. Thực tập sử dụng lò tôi cao tần.

TTCM Rèn Dập

Thực tập về các thao tác quai, đánh búa, nung kim loại, chặt, vuốt, là, tóp, xấn khi rèn, cụ thể là rèn các sản phẩm có hình dạng đơn giản.Nhiệt luyện sản phẩm sau khi rèn

TTCM CNC

Thực hành lập trình bằng tay và sử dụng, điều khiển các máy tiện và phay CNC để gia công một số chi tiết.

TTCM Chế tạo máy C1

Nội dung thực tập gồm các bài gia công cơ bản về: Tiện, Phay, Bào, Mài nhằm giúp cho sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên ngành và trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề Tiện, Phay, Bào, Mài làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết chuyên ngành .

TTCM CAD/CAM

Học phần cung cấp cho người học những kỹ năng về thiết kế, lắp ghép và lập kế hoạch gia công  chi tiết trên máy vi tính. Trình bày các lệnh và các thao tác cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật nhờ phần mềm CAD/CAM trên máy tính. Thiết lập các chương trình mô phỏng  và chuyển mã gia công CNC trên máy vi tính.

TTCM Chế tạo Máy C2

Tiếp tục thực tập nâng cao các bài gia công về: Tiện, Phay, Bào, Mài, Lập QTCN, chế tạo ra một dụng cụ hoặc trang bị cơ khí (ví dụ ê tô, cảo 2 chấu ...)

Động cơ đốt trong

Nguyên lý và các lý thuyết cơ bản về ĐCĐT (nhiệt động học và các chu trình nhiệt, nhiệt động hoá học của hn hợp cháy). Phân tích đặc điểm và các thông số cơ bản của chu trình công tác thực tế. Đặc điểm quá trình hình thành hỗn hợp không khí nhiên liệu trong động cơ đốt trong. Đặc điểm động học, động lực học, kết cấu các cụm chi tiết và các hệ thống cơ bản của động cơ đốt trong.

Tính thiết kế trên máy tính

Các kiến thức cơ bản về phương pháp phần tử hữu hạn áp dụng cho các bài toán kết cấu cơ khí đơn giản. Sử dụng các phần mềm phần tử hữu hạn RDM, ANSYS.

Robot công nghiệp

Giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản khi nghiên cứu về robot công nghiệp. Nắm được các phép biến đổi đồng nhất, phương pháp nghiên cứu động học robot (Thiết lập hệ phương trình động học và bài toán động học ngược robot) thông qua việc sử dụng hệ toạ độ gắn trên các khâu và bộ thông số Denavit Hartenberg. Cung cấp những hiểu biết cần thiết về phương pháp lập trình điều khiển robot công nghiệp.

Chuyên đề cấp phôi tự động

Khái niệm chung về cơ khí hóa, tự động hóa và cấp phôi tự động. Các thành phần của hệ thống cấp phôi tự động. Các loại phễu chứa phôi, Máng dẫn phôi. Cơ cấu định hướng phôi. Cơ cấu phân chia phôi, cơ cấu làm phù hợp tốc dộ dịch chuyển phôi, trộn phôi tách phôi.   Kiểm tra tự động trong chế tạo máy.

Điều khiển lô gích PLC

Các khái niệm về điều khiển logic khả lập trình: Hệ thống đếm và mã; Lý thuyết cơ sở; Các hàm logic cơ bản; Phương pháp tối thiểu hóa; Biểu diển các hàm logic qua các loại van; Mạch điện; Mạch tổ hợp; Mạch tuần tự.  Lập trình điều khiển hệ thống bằng PLC.

Chuyên đề Pro/Engineer

Thực hành các kỹ năng nâng cao trên phần mềm Pro/Engineer

Công nghệ tạo phôi

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp gia công, thiết bị và công nghệ để gia công kim loại như đúc (sản xuất đúc; vật liệu và công nghệ làm khuôn; nấu và rót kim loại; dỡ khuôn, làm sạch và kiểm tra chất lượng vật đúc; các phương pháp đúc đặc biệt); gia công áp lực (nguyên lý chung của gia công kim loại bằng áp lực; cán, kéo và ép kim loại; rèn tự do; dập thể tích; dập tấm) và hàn, cắt kim loại.

Điều khiển Thủy khí

Nguyên lý điều khiển tự động hệ thủy lực, các phần tử điều khiển, phương pháp phân tích và tính toán động lực học cũng như hàm truyền của hệ điều khiển tự động thủy lực. Phương pháp thiết kế điều khiển logic khí nén và điện khí nén cũng như điều khiển PLC hệ điện khí nén. Các ví dụ.

TTCM PLC và Sản xuất tự động

Thực tập lắp ráp và lập trình cho các loại PLC  và trên các phần mềm S7-200, S7-300, PL7. Học phần này chủ yếu cho sinh viên tìm hiểu thực tế 1 dây chuyền sản xuất tự động, cho sinh viên vận hành và tự tháo lắp thiết bị cũng như lập trình logic trên một số phần mềm thông dụng

 

Bảo dưỡng công nghiệp

Khái niệm và sự phát triển của bảo trì. Các hoạt động và giải pháp bảo trì. Vai trò Phòng Kỹ thuật và việc lập hồ sơ tài liệu cho công tác  bảo trì. Phân tích tìm lỗi hệ thống trong việc bảo dưỡng thiết bị. Lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy

 

Cấp phê duyệt : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo