Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆTChuyên ngành Công nghệ Nhiệt Điện Lạnh Thermal & Refrigeration Engineering TechnologyMã ngành 504310 Mã tuyển sinh 52510206 · Trình độ đào tạo : Đại học · Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng. ·
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Đào tạo Kỹ sư Công nghệ ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức toàn diện về các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về nhiệt điện lạnh; có kỹ năng thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực nhiệt điện lạnh; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong các tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhiệt điện lạnh, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau: C1. Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên để ứng dụng trong kỹ thuật và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn. C2. Có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ nhiệt điện lạnh như: Kỹ thuật lạnh, Máy và thiết bị lạnh, Lò hơi, Nhà máy nhiệt điện, kỹ thuật sấy… C3. Nắm vững kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống nhiệt máy lạnh. C4. Tính toán, thiết kế, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. C5. Vận hành các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. C6. Triển khai chế tạo, thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. C7. Hình thành ý ưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. C8. Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận để giải quyết vấn đề cũng như có khả năng khám phá các tri thức mới về lĩnh vực nhiệt điện lạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. C9. Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam. C10. Có năng lực lãnh đạo, giao tiếp, ngoại giao, đàm phán và làm việc nhóm. C11. Có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn Nhiệt máy lạnh.“Sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. C12. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp, nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt. · Cơ hội nghề nghiệp § Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng § Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật. § Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. § Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp. · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. ·
Phương thức đào tạo ·
Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Cơ học lý thuyết I Cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí nói chung, nội dung học phần bao gồm các phần: - Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực, giải quyết các bài toán về cân bằng. - Động học: Nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể trên quan điểm hình học. - Động lực học: Nghiên cứu các bài toán động lực học trên cơ sở các định luật của Newton. Vẽ Kỹ Thuật Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: dụng cụ vẽ, các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; các kỹ thuật cơ bản của vẽ hình học: các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép chiếu - Điểm - Đường thẳng - Mặt phẳng, các phép biến đổi, sự hình thành giao tuyến của các mặt. Cách biểu diễn vật thể: điểm, đường, hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt Kỹ Thuật Điện Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện.Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện cơ bản thường gặp trong sản xuất, đời sống. Nhiệt Động học Kỹ thuật Học phần NĐH giới thiệu các kiến thức cơ bản về năng lượng, nhiệt dung riêng, các định luật nhiệt động, các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng, phương trình vi phân, hơi nước và các quá trình của hơi nước, các kiến thức về không khí ẩm, các quá trình nhiệt động thực tế của khí và hơi, quá trình nén khí, các chu trình sinh công, các chu trình thiết bị làm lạnh, nhiệt động hoá học. Sức bền Vật liệu Học phần cung cấp kiến thức về tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật: lý thuyết về nội lực,kéo nén đúng tâm, trạng thái ứng suất và các thuyết bền, đặc trưng hình học của mặt cắt ngang phẳng. các bài toán thanh chịu uốn, xoắn thuần túy, chịu lực phức tạp. Ổn định thanh thẳng. Thủy khí và máy thủy khí Học phần này cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về tính chất của chất khí và chất lỏng, trên cơ sở đó nghiên cứu các bài toán ứng dụng trong thực tế: Tính chịu nén của chất khí, tính toán tổn thất năng lượng, tính toán thủy lực đường ống, tính toán lực cản vật chuyển động trong chất lỏng, dòng thế vận tốc, các bài toán dòng khí một chiều. Nghiên cứu ứng dụng các kết quả vào sản xuất và đời sống. Truyền Nhiệt Truyền nhiệt trình bày lý thuyết về phân bố nhiệt độ và trao đổi nhiệt, về cách ứng dụng của nó để tính toán thiết kế hoặc kiểm tra các quá trình hay thiết bị trao đổi nhiệt, lý thuyết về phân bố nhiệt độ và trao đổi nhiệt, về cách ứng dụng của nó để tính toán thiết kế hoặc kiểm tra các quá trình hay thiết bị trao đổi nhiệt. Nội dung bao gồm: Trao đổi nhiệt đối lưu, trao đổi nhiệt bức xạ, Trao đổi nhiệt phức hợp, dẫn nhiệt không ổn định, dao động nhiệt và sóng nhiệt. Thiết bị Trao Đổi Nhiệt Trình bày nguyên lý làm việc, cấu tạo các thiết bị trao đổi nhiệt thông dụng. Kết cấu và phương pháp xây dựng các mạng cung cấp nhiệt đặc trưng. Quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị và mạng nhiệt. Vẽ Kỹ Thuật Cơ khí Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản để SV có thể đọc và vẽ các bản vẽ chi tiết cơ khí và các bản vẽ lắp thiết bị cơ khí cũng như các bản vẽ sơ đồ trên cơ sở TCVN và ISO. Nội dung trọng tâm là: Vẽ qui ước; bản vẽ chi tiết; các mối ghép và bản vẽ lắp; sơ đồ. Tiếng Anh chuyên ngành Nhiệt Giúp cho sinh viên tiếp cận với các thuật ngữ, các định nghĩa cũng như các từ ngữ tiếng anh về chuyên ngành nhiệt - máy lạnh. Đồng thời qua đó hỗ trợ sinh viên có được vốn từ vựng cũng như các hiểu biết chuyên sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn thông qua các tài liệu tham khảo về tiếng anh, các giáo trình cũng như các Catalogue, hỗ trợ vốn từ tiếng anh thông qua các phần mềm chuyên khảo của ngành Nhiệt- Lạnh. Kỹ Thuật Lạnh I Cơ sở nhiệt động của máy lạnh, Tính chất của các môi chất lạnh. Cách nhiệt, cách ẩm phòng lạnh. Tính nhiệt kho lạnh. Các chu trình máy lạnh một cấp, nhiều cấp. Lò Hơi Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý làm việc của lò hơi, nhiên liệu và các quá trình cháy, các loại buồng lửa lò hơi, trao đổi nhiệt trong lò hơi, quá trình thuỷ động trong lò hơi, các kiến thức: bộ quá nhiệt, bộ sấy không khí , bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và bộ sấy không khí, các trang bị phụ trong lò hơi, kim loại chế tạo và tính sức bền các phần tử lò hơi, vận hành lò hơi. Kỹ Thuật Sấy Giới thiệu nguyên lý, cấu tạo, tính toán xây dựng và vận hành các hệ thống sấy thường gặp trong các ngành công, nông nghiệp. Điều Hòa Không Khí Bao gồm các kiến thức về tuần hoàn không khí trong phòng, hệ thống vận chuyển không khí, hệ thống đường ống, điều khiển tự động, thông gió và cấp gió tươi, lọc bụi tiêu âm.Các kiến thức về không khí ẩm, lựa chọn thông số môi trường tính toán hệ thống điều hoà không khí, cân bằng nhiệt, cân bằng ẩm, xử lý nhiệt ẩm, thành lập và tính toán các sơ đồ điều hoà không khí, hệ thống điều hoà không khí kiểu khô, kiểu ướt. Đo lường và Tự động Nhiệt Cơ sở đo lường và dụng cụ đo, đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lưu lượng và vận tốc, đo mức môi chất rắn và lỏng, đo độ ẩm và phân tích thành phần vật chất, cách chuyển đổi tín hiệu của thiết bị đo lường hiện đại. Lý thuyết điều chỉnh tự động: Các khái niệm cơ bản, tính chất của đối tượng và cách xây dựng phương trình động học của chúng, tuyến tính hoá các hàm phi tuyến¸ tính chất của các bộ điều chỉnh và cách xây dựng phương trình động học của chúng. Các khâu tiêu biểu của hệ thống tự động và các đặc tính động của chúng. Phương trình vi phân của hệ thống tự động, tính ổn định của hệ thống tự động, tính toán hệ thống tự động. Các thiết bị điều chỉnh tự động. Một số hệ thống điều chỉnh đối tượng nhiệt trong nhà máy điện và thiết bị lạnh. Kỹ thuật An toàn Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong các môi trường cơ khí đặc trưng. Cụ thể: Một số vấn đề khoa học về bảo hộ lao động; Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản trong khoa học bảo hộ lao động. Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Kỹ thuật an toàn điện. Kỹ thuật an toàn trong xí nghiệp cơ khí. Kỹ thuật an toàn khi vận hành thiết bị nâng chuyển. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị áp lực. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. Nhà máy Nhiệt điện Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tuốcbin: chu trình nhiệt và hiệu suất nhiệt tuốcbin hơi nước, sự biến đổi năng lượng trong tầng tuốcbin, tuốcbin nhiều tầng, thiết bị phụ và điều chỉnh tuốcbin, các kiến thức: tuốcbin khí, hiệu quả kinh tế và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà máy nhiệt điện, sơ đồ nhiệt và bố trí gian máy. Lò Công Nghiệp Các đặc trưng cơ bản, chế độ làm việc, phương pháp xây dựng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, tính toán kỹ thuật nhiệt luyện kim. Kỹ Thuật Lạnh II Máy nén lạnh piston, các thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh, máy lạnh hấp thụ, máy lạnh thâm độ. Kỹ thuật vận hành thiết bị áp lực Thiết bị áp lực là một thiết bị sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống nhiệt chuyên ngành. Trong lĩnh vực nóng như sấy, lò hơi, khí nén là các thiết bị hoạt động có nhiệt độ cao, áp lực lớn cho nên rất nguy hiểm trong vận hành, cần phải chú ý khi thao tác. Trong hệ thống lạnh, điều hoà không khí, khi hoạt động các hệ thống có các thiết bị, các bộ phận, các đoạn đường ống có áp lực phần cao áp khá lớn, kết hợp với phần môi chất lạnh khá nguy hiểm, cho nên khi vận hành cần phải hết sức chú ý để tránh gây ra nổ, vỡ ảnh hưởng đến người vận hành, mọi người xung quanh. Tiết kiệm năng lượng Tiết kiệm năng lượng là một trong những chính sách lớn quốc gia, thực hiện việc tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống nhiệt chuyên ngành như: tiết kiệm nhiệt trong lò hơi phần xử lý nước, xử lý khói, tận dụng nhiệt phần đuôi của lò hơi, của nhiên liệu tốt. Áp dụng tiết kiệm năng lượng trong vận hành hệ thống lạnh phục vụ nông nghiệp, công nghiệp như: vận hành hệ thống lạnh bia, đông lạnh…Tiết kiệm năng lượng trong vận hành hệ thống điều hoà không khí dân dụng và công nghiệp. Đồng thời tính toán tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống nhiệt khác như Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng Biogas … Đồ án Lò Hơi Ứng dụng các kiến thức của môn học lò hơi và các môn học cơ sở ngành như: nhiệt động học kỹ thuật, truyền nhiệt để hoàn thành việc tính toán thiết kế cho một nhà máy nhiệt điện Đồ án Kỹ Thuật Lạnh Sinh viên nắm được cách tính toán, thiết kế hệ thống lạnh. Sơ đồ đấu nối và vận hành thực tế hệ thống lạnh. TTCM gò hàn Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với các dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản. Thực hiện các bài tập gò căn bản. Phân biệt các phương pháp hàn, nguyên lý cấu tạo và làm việc của các thiết bị hàn điện và hàn hơi. Thực hiện một số bài tập hàn hơi và hàn điện cơ bản. TTCM Điện Thực hành cơ bản về Điện, Khí cụ Điện và Mạch Điện nhằm trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng cần thiết về Điện Lạnh TTCM Lạnh 1 Thực hành về các hệ thống lạnh cơ sở và đơn giản nhất của hệ thống lạnh như: tủ lạnh, tủ kem, máy đá. TTCM Lạnh 2 Thực hành về các hệ thống lạnh phức tạp và hệ thống lạnh công nghịêp, khắc phục, xử lý sự cố máy lạnh cũng như về các phần mềm mô phỏng hệ thống lạnh. TTCM Nóng Thực hành về các hệ thống nhiệt nóng như: máy sấy, lò hơi, năng lượng mặt trời, máy sản xuất nước nóng. TTCM điều hòa không khí Thực hành về các hệ thống điều hòa không khí như điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí VRV, điều hòa không khí 2 mảnh và điều hòa không khí một mảnh. Vận hành được các hệ thống điều hòa không khí cũng như cách thức nạp gas, khắc phục sự cố TTCM Công nghiệp - Hệ thống thiết bị thí nghiệm nhiệt lạnh - Qui trình gia công chế tạo các thiết bị nhiệt lạnh - Qui trình bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh - Vận hành và sử dụng các thiết bị nhiệt lạnh TN kỹ thuật nhiệt Học phần này nhằm giúp cho học viên áp dụng những kiến thức lý thuyết cơ sở ngành như nhiệt động học kỹ thuật, truyền nhiệt cũng như một số môn chuyên ngành khác để thí nghiệm trên các thiết bị thí nghiệm để hiểu được các lý thuyết cơ sở, các định luật cơ bản của ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt, từ đó sẽ có những áp dụng vào trong thực tế chuyên môn sẽ tốt hơn. Chuyên đề Lạnh Thử nghiệm các thiết bị phụ của hệ thống lạnh sau khi sản xuất, chế tạo, lắp đặt và vận hành hệ thống lạnh. Xử lý khắc phục các sự cố gây sai lệch trong chế độ vận hành. Tìm hiểu các trang bị khí cụ điện được sử dụng và sơ đồ các mạch điện điều khiển trong hệ thống lạnh. Xây dựng các qui trình vận hành các thiết bị cũng như hệ thống lạnh. Chuyên đề Điều hòa Không khí Ứng dụng các lý thuyết cơ sở của cá môn Máy và thiết bị lạnh, Truyền Nhiệt, Nhiệt Động học Kỹ Thuật và Điều Hòa Không Khí để tính toán thiết kế các hệ thống điều hòa không khí. Chuyên đề lò hơi và mạng nhiệt Chuyên đề lò hơi và mạng nhiệt sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật vận hành, sửa chữa lò hơi, lò nung, các hệ thống cấp nhiệt cho các nhà máy xí nghiệp, thu hồi nhiệt và nghiên cứu các giải pháp nâng hiệu quả sử dụng của hệ thống mạng nhiệt. Năng lượng mới tái tạo Sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về các nguồn năng lượng mới, hướng nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả các nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng cũ ngày càng cạn kiệt. Nghiên cứu, sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng khí biogas, Biomass, năng lượng địa nhiệt, thuỷ triều, năng lượng dòng nước, năng lượng sóng. Chuyên đề Sấy Các tính chất của gỗ sấy, quy trình công nghệ sấy, phương pháp bảo quản gỗ sấy, tính toán công nghệ,tính toán nhiệt, tính khí động, tính chọn các thiết bị phụ trợ cho hệ thống sấy gỗ. Chuyên đề Bơm nhiệt Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các công nghệ bơm nhiệt khác nhau như bơm nhiệt nguồn không khí, bơm nhiệt nguồn đất, bơm nhiệt nguồn năng lượng mặt trời, bơm nhiệt nguồn nước sông/biển…Thiết kế và ứng dụng bơm nhiệt để hút ẩm, sấy lạnh hay sản xuất nước nóng đạt hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng. Môn học cũng sẽ giới thiệu các ứng dụng khác của bơm nhiệt trong các ngành công nghiệp khác nhau. Điều hòa trên Ô tô Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về mặt lý thuyết cũng như thực tế về hệ thống điều hòa không khí trên Ôtô để có thể hỗ trợ cho ngành Ôtô về việc sử dụng, lắp đặt cũng như khắc phục xử lý sự cố hệ thống điều hòa được sử dụng trên Ôtô một cách hiệu quả hơn. Vật liệu kỹ thuật nhiệt Lạnh Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về vật liệu chế tạo máy và thiết bị lạnh, lò hơi, vật liệu cách nhiệt, vật liệu chịu lửa và mối quan hệ nhiều thành phần trong hệ thống lạnh. Đây là học phần chuyên sâu về vật liệu giúp người học có cái nhìn chung và phân tích được sự tương quan trong mối quan hệ nhiều thành phần trong hệ thống nhiệt – lạnh. Công nghệ làm lạnh bền vững Khác với các phương pháp làm lạnh truyền thống sử dụng chu trình nén hơi được giới thiệu trong các học phần Kỹ thuật Lạnh, học phần này cung cấp cho sinh viên cụ thể hơn về các nguyên lý và công nghệ làm lạnh mới bền vững hơn, như công nghệ làm lạnh hấp thụ khuếch tán, công nghệ làm lạnh hấp thụ rắn, công nghệ làm lạnh bằng điện từ, làm lạnh bằng chu trình không khí, chu trình Stirling, làm lạnh nhiệt điện…Học phần cũng giới thiệu về các môi chất lạnh hữu cơ mới và môi chất lạnh tự nhiên bền vững với môi trường, có khả năng thay thế cho các môi chất lạnh CFC và HCFC làm suy giảm tầng ôzôn. Trang bị Điện công nghiệp Cung cấp kiến thức về cơ sở truyền động điện, các loại động cơ điện và khí cụ điện, các mạch điện cơ bản và sơ đồ điện của một số máy gia công điển hình. Một số kiến thức cơ bản về điện tử công suất trong các máy công nghiệp: các thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều và một chiều, các thiết bị đóng ngắt, điều chỉnh điện một chiều và xoay chiều, thiết bị biến đổi tần số điện xoay chiều. Lò Công Nghiệp Các đặc trưng cơ bản, chế độ làm việc, phương pháp xây dựng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, tính toán kỹ thuật nhiệt luyện kim TTCM Công nghệ mới Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sinh viên có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm sẽ thực hiện các buổi semina theo chuyên đề áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh. Các em có thể chủ động trình bày các kiến thức mình tìm hiểu được, nghiên cứu được, thậm chí là có thể kết nối với các doanh nghiệp bên ngoài để có được những buổi semina có chất lượng, gần với cuộc sống hiện đại bên ngoài. Học kỳ doanh nghiệp Giáo viên liên hệ với các doanh nghiệp có liên kết đào tạo với nhà trường, đưa các em Sinh viên đến thực tập thực tế tại nhà máy, xí nghiệp hoặc công trường. Các em sẽ được quản lý của đơn vị bố trí vào thực tập và làm những công việc thực tế của kỹ sư, kỹ thuật viên tại đơn vị. Chuyên đề ngành nhiệt Chuyên đề này được áp dụng thay đổi cho mỗi học kỳ. Trong học phần này, các em sẽ áp dụng các kiến thức chuyên ngành trong thời đại công nghiệp 4.0 để có thể ứng dụng nó vào trong cuộc sống để có thể làm mới kiến thức mình đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại của con người. Dự án khởi nghiệp Là một học phần mà sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thực hiện một đề án khởi nghiệp được tiến hành bởi một cá nhân hoặc một nhóm sinh viên, các em sẽ trình bày một dự án của chuyên ngành mà sau này các em có thể phát triển để áp dụng vào trong thực tế.
5. Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT
b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính - Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu - Phòng Thí nghiệm Đo lường. - Phòng Thí nghiệm Hệ thống thủy khí. - Phòng Thí nghiệm Cơ Điện Tử. - Phòng máy tính chuyên ngành Cơ khí. - Xưởng Cơ khí Ô tô - Xưởng Chế Tạo máy. - Xưởng Nguội - Xưởng Rèn dập. - Xưởng Đúc. - Xưởng CNC c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành - Máy chiếu - Các phần mềm chuyên ngành. Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||