1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 2 (đợt 1) năm học 2023-2024.

+ Công bố danh sách dự kiến xử lý học vụ học kỳ 1 năm học 2023-2024

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 1 (đợt 2) năm học 2023-2024.

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 (KỲ 123).

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK223] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

+ THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN HỌC ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ CƠ BẢN, NGOẠI NGỮ I (BẮT ĐẦU HỌC TỪ NGÀY 02/10/2023)

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH DỰ KIẾN CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ Thông báo về việc cập nhật phòng học và thời khóa biểu Học kỳ 1 năm học 2023-2024 (Kỳ 123).

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK123] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC.

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu giờ giảng quy đổi học kỳ II năm học 2022-2023; định mức giờ chuẩn và giờ chuẩn quy đổi năm học 2022 - 2023.

Previous
Next

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIÊN TỬ

Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Tự động & Hệ thống

Electrical Engineering Technology

Hệ đào tạo liên thông

Mã ngành 50512L

Mã tuyển sinh C510301

·         Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Điện kỹ thuật, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau

1.      Yêu cầu về kiến thức: 

1.1. Kiến thức chung:

·         Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

·         Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

1.2. Kiến thức chuyên môn:

·         Có kiến thức và nhận thức đúng đắn về an toàn điện.

·         Có kiến thức cơ bản để vẽ và đọc các bản vẽ về mạch điện.

·         Có kiến thức cơ bản về tính toán các mạch điện và các loại máy điện, các thiết bị điện dùng trong ngành điện, hiểu biết cơ bản về lĩnh vực điện tử, kỹ thuật xung số, đo lường điện.

·         Có kiến thức cơ bản về tính toán thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp.

·         Có kiến thức cơ bản về lập trình điều khiển logic để thiết kế điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp.

·         Có kiến thức cơ bản về tính toán thiết kế các mạng điện khu vực, phần điện trong trạm biến áp và nhà máy điện, tính toán thiết kế chống sét cho các công trình điện và bảo vệ rơ le cho các phần tử của hệ thống điện.

2.      Yêu cầu về kỹ năng

2.1.    Kỹ năng chuyên môn:

·         Có kỹ năng cơ bản về lắp đặt các thiết bị điện trong nhà; sửa chữa lắp đặt các trang bị điện trong các máy gia công cơ khí; sữa chữa lắp đặt các bàn điều khiển cho các thiết bị điện.

·         Có kỹ năng cơ bản về lập trình điều khiển logic.

2.2.    Kỹ năng mềm:

·         Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.

·         Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350.

·         Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành.

3.      Yêu cầu về thái độ

·         Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước.

·         Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

·         Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường.

·        Cơ hội nghề nghiệp   

+ Kỹ thuật viên, phụ trách các công việc liên quan đến phần điện trong các xí nghiệp công nghiệp hoặc trong các công ty Điện lực, công ty Xây lắp điện.

+ Giảng dạy  tại các trường Trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy thực hành  tại các trường CĐ, ĐH

·        Phương thức đào tạo

+ Tín chỉ

+ Tập trung

+ 3 – 4 học kỳ tùy khả năng và điều kiện của người học

+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần

·        Khả năng phát triển nghề nghiệp:

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

+ Có khả năng tự học để thích ứng với các thay đổi của công nghệ trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời

·        Điều kiện tuyển sinh

+ Học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành Điện kỹ thuật và các chuyên ngành tương đương.

+ Xem xét bảng điểm và chương trình học của hoc sinh ở Trung cấp để xem xét cho miễn giảm hoặc buộc phải học bổ sung 1 số học phần.

+ Tuyển sinh đầu vào 3 môn Toán, Lý và Kỹ thuật điện

Danh sách các học phần

SốTT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH - TN

Th.

tập

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

 

Các học phần bắt buộc

1

5020410

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

3

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

4

5020550

Giải tích II

2

0

0

2

Giải tích I

5

5020350

NLCB của CNMLN 1

2

0

0

2

 

6

5020400

NLCB của CNMLN 2

3

0

0

3

NLCB của CNMLN 1

7

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN 1

8

5020430

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

2

0

0

2

 

9

5020440

Vật Lý II (Điện Từ)

2

0

0

2

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

10

5020450

Vật Lý III (Quang- Nguyên tử)

2

0

0

2

Vật Lý I (Cơ Nhiệt)

 

Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5020330

Giáo dục quốc phòng II

0

0

2

2

 

2

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

 

Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 2 tín chỉ

1

5020511

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

2

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

3

5020541

Pháp luật và nghề nghiệp

1

0

0

1

 

4

5020390

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

5

5020521

Ph pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

 

Các học phần tự chọn tự do

1

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

 

2

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

 

Số tín chỉ GDĐC phải tích lũy :

23

 

·        Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

 

Các học phần bắt buộc

1

5051653

Cung cấp điện

3

0

0

3

Mạch điện I(*)

2

5050383

Điện tử công suất

3

0

0

3

Mạch điện I

3

5052093

Đồ án cung cấp điện

0

0

1

1

Cung cấp điện(+)

4

5052103

Đồ án Điện tử công suất

0

0

1

1

Điện tử công suất(+)

5

5051000

Đồ án tổng hợp ĐKT

0

0

5

5

Máy điện I(*)

6

5051933

Kỹ thuật chiếu sáng

2

0

0

2

Cung cấp điện

7

5040613

Kỹ thuật Điều khiển Tự động

2

0

0

2

 

8

5050482

Kỹ thuật Vi xử lý

3

0

0

3

Kỹ thuật xung số(+)

9

5051573

Kỹ thuật xung số

3

0

0

3

 

10

5050083

Mạch điện I

3

0

0

3

 

11

5051583

Máy điện I

3

0

0

3

Mạch điện I(+)

12

5052063

TH Đo lường & Cảm biến

0

1

0

1

Kỹ thuật cảm biến

13

5051603T

TH Tin học ứng dụng

0

1

0

1

Tin học ứng dụng(+)

14

5051603

Tin học ứng dụng

1

0

0

1

 

15

5051543

TN kỹ thuật xung & Vi xử lý

0

1

0

1

Kỹ thuật xung số

16

5051553

TN mạch & máy điện

0

1

0

1

Mạch điện I(+) Máy điện I(+)

17

5050593

Truyền động điện

3

0

0

3

Mạch điện I(*)

 

 

37

 

 

Các học phần tự chọn chuyên ngành – phải tích lũy 10 tín chỉ

1

5051283

Đk ghép nối thiết bị ngoại vi

2

0

0

2

Kỹ thuật Vi xử lý

2

5052113

Đồ án Điều khiển logic

0

0

1

1

Điều khiển logic (PLC) (+)

3

5052123

Đồ án chống sét và tiếp địa

0

0

1

1

Kỹ thuật Cao áp(+)

4

5051733

Điều khiển logic (PLC)

2

0

0

2

Kỹ thuật Vi xử lý

5

5051293

Điều khiển Máy điện

2

0

0

2

Máy điện I(*)

6

5051483

Đo lường & điều khiển từ xa

2

0

0

2

 

7

5052082

Kỹ thuật cảm biến

2

0

0

2

Mạch điện I

8

5051083

Kỹ thuật cao áp

3

0

0

3

 

9

5051933

Kỹ thuật chiếu sáng

2

0

0

2

Cung cấp điện

10

5040653

Kỹ Thuật Vi Điều khiển

2

0

0

2

Kỹ thuật Vi xử lý

11

5050853

Mạng điện

3

0

0

3

Mạch điện I(*)

12

5050863

Ngắn mạch

2

0

0

2

Mạch điện I(*)

13

5051113

Nhà máy điện

3

0

0

3

Ngắn mạch

14

5051513

Qui hoạch mạng điện

2

0

0

2

Mạng điện

15

5051133

Rơ le tự động hoá

3

0

0

3

Ngắn mạch

16

5051523

Thiết kế cao áp

2

0

0

2

Kỹ thuật cao áp

17

5051533

Thiết kế rơle

2

0

0

2

Rơ le tự động hoá

18

5051423

TN mạng

0

1

0

1

Mạng điện(+)

19

5051563

TN rơle & cao áp

0

1

0

1

Kỹ thuật cao áp(+)

Rơ le tự động hoá(+)

20

5050933

Trang bị điện

3

0

0

3

Truyền động điện(+)

21

5051393

TT Vi điều khiển

0

0

1

1

Kỹ Thuật Vi Điều khiển(+)

Tổng số :

70

 

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Mạch điện I

Giới thiệu các khái niệm cơ bản về mạch điện. Phân tích mạch ở chế độ xác lập điều hoà. Trình bày các định lý mạch, các mạch một chiều, xoay chiều và mạch ba pha, mạng 2 cửa. Phân tích mạch tuyến tính ở chế độ quá độ, mạch phi tuyến, phân tích Fourier

Máy điện I

Học phần máy điện nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính của các loại máy điện thông dụng như : máy điện DC, máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện xoay chiều có vành góp

Vật liệu điện

Môn học này cung cấp cho sinh các kiến thức cơ bản : các quá trình vật lý và các tính chất cơ bản của vật liệu điện , các vật liệu điện được sử dụng trong kĩ thuật điện vật liệu dẫn điện, bán dẫn điện, vật liệu siêu dẫn , vật liệu từ , đặc biệt là các vật liệu cách điện ở điện áp cao và các kết cấu cách điện cao áp. Cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản về các quá trình vật lý xảy ra trong vật liệu điện và các đặc tính của chung . Yêu cầu sinh viên phải có những hiểu biết các tính chất của các vật liệu điện và kết cấu cách điện dùng trong kĩ thuật điện

Kỹ thuật điện tử

Môn học kỹ thuật điện tử nhằm cung cấp toàn bộ nội dung về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số, cách nhận biết các linh kiện điện tử và các mạch điện tử ứng dụng cơ bản như mạch khuếch đại, mạch tạo dao động, một số mạch xung-số và các mạch nguồn ổn áp.Ngoài ra môn học này còn trình bày các mạch điện tử ứng dụng sử dụng UJT, SCR trong các mạch điều khiển nhiệt độ, nghịch lưu, biến tần, điều khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóng cao tần, các loại nguồn ổn áp đang được sử dụng trong công nghiệp

Lý thuyết điều khiển tự động

Nhập môn lý thuyết điều khiển: Nhiệm vụ của lý thuyết điều khiển. Mô tả tín hiệu; điều khiển hệ một vào, một ra (SISO) liên tục tuyến tính: mô tả hệ thống. Phân tích hệ thống. Xác định tham số cho bộ điều khiển PID. Hướng dẫn sử dụng MATLAB Control Toolbox và  Simulink Toolbox; Điều khiển hệ một vào - một  ra (SISO) không liên tục, tuyến tính: Mô tả tín hiệu. Mô tả hệ thống. Phân tích hệ thống. Xác định tham số cho bộ điều khiển PID số. Hướng dẫn sử dụng MATLAB Control Toolbox và Simulink Toolbox

Kỹ thuật xung số

Kỹ thuật xung: Tín hiệu xung và mạch RLC. Khóa điện tử và các mạch biến đổi xung. Mạch dao động đa hài; Kỹ thuật xung số: Hệ thống số đếm và khái niệm về mã. Đại số Boole. Các phần tử lôgic cơ bản. Hệ tổ hợp. Hệ tuần tự. Các bài thí nghiệm

Vi xử lý

Các hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong hệ đếm. Vi xử lý Intel 8088. Lập trình bằng hợp ngữ với 8088. Tổ chức vào/ra dữ liệu và phối ghép với bộ nhớ CPU 8088. Ngắt và xử lý ngắt trong hệ vi xử lý 8088. Vào/ra dữ liệu bằng DMA. Thí nghiệm.

Khí cụ điện

Lý thuyết chung về khí cụ điện: Mở đầu. Nam châm điện. Lực điện động trong khí cụ điện. Sự phát nóng trong khí cụ điện. Hồ quang điện. Tiếp xúc điện;  Thiết bị điện hạ áp: Khí cụ điện phấn phối điện năng. Khí cụ điện điều khiển; Khí cụ điện cao áp: Máy cắt điện cao áp. Các loại khí cụ điện cao áp khác.

Cung cấp điện

Trình bày các kiến thức về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, các phương pháp tính toán kinh tế - kỹ thuật, phương pháp xác định phụ tải điện, tính toán tổn thất điện năng và phương pháp tính toán  hệ thống cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp, nhà cao tầng và các công trình đô thị. Ngoài ra học phần còn nghiên cứu vấn đề tiết kiệm điện năng và nâng cao hệ số công suất trong các xí nghiệp công nghiệp, tính toán bảo vệ rơle và bảo vệ chống sét cho các phần tử của hệ thống cung cấp điện xí nghiệp, tính toán chiếu sáng trong nhà và ngoài trời cho các phân xưởng của xí nghiệp công nghiệp

Đồ án cung cấp điện

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính toán thiết kế cung cấp điện công nghiệp. Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên nhằm tạo cơ sỡ để họ có thể tính toán thiết kế cũng như lập dự toán cho công trình cung cấp điện công nghiệp

Đo lường điện

Cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đo lường: Các khái niệm cơ bản và định nghĩa. Sai số của phép đo và xử lý kết quả đo. Mẫu và chuẩn. Sơ đồ cấu trúc của thiết bị đo; Các phần tử chức năng của thiết bị đo: Các cơ cấu chỉ thị. Mạch đo và xử lý kết quả đo. Các chuyển đổi đo lường. Đo các đại lượng điện và không điện. Đo dòng điện. Đo điện áp. Đo công suất và năng lượng. Đo góc pha. Đo tần số. Đo các thông số mạch điện. Đo và ghi các đại lượng biến thiên. Đo và thử nghiệm các đại lượng tử. Đo các đại lượng cơ học. Đo lưu lượng chất lỏng và chất khí. Các phương pháp đo nhiệt độ. Đo thành phần vật chất

Điện tử công suất

Các khái niệm cơ bản. Linh kiện bán dẫn và điện từ. Các bộ chỉnh lưu. Các bộ nghịch lưu và biến tần. Các bộ biến đổi và biến tần trực tiếp. Các bộ biến đổi một chiều kiểu băm xung. Các bộ bù cosj

An toàn điện

Cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản về an toàn điện và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người khỏi điện giật,cách tính toán dòng điện qua người trong các điều kiện khác nhau mà người có thể tiếp xúc với mạch điện và các chế độ chính sách về an toàn điện

Tin học ứng dụng

MATLAB và Simulink: giới thiệu tổng quan về MATLAB. Các dữ liệu, hàm cơ bản trên MATLAB. Các hàm toán học và đồ họa. Phương pháp tổ chức chương trình. Lập trình trực quan (giao diện người dung: gui). Các công cụ mô phỏng (Simulink, Toolbox); Phương pháp tính: tìm nghiệm các phương trình đại số và siêu việt. Các vấn đề về đa thức, ma trận và hệ phương trình. Nội suy và xấp xỉ hàm. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân xác định. Giải phương trình vi phân

Thực tập điện cơ bản

Học phần thực tập điện cơ bản giúp sinh viên hiểu biết tường tận các cấu tạo và đặc điểm của các loại mạch điện cơ bản như mạch nối tiếp, mạch song song, mạch hỗn hợp.Biết các nguyên tắc sử dụng các đồ nghề thông dụng và các dụng cụ thường dùng.Biết các phương pháp lắp đặt mạch điện đúng kỹ thuật và an toàn

Thực tập cơ khí

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề cơ bản về  Gò - Hàn ,Kỹ thuật nguội, sửa chữa và lắp ráp

Thực tập điện tử

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề cơ bản ban đầu mới bước vào lĩnh vực thực hành điện tử. Qua học phần này sinh viên phải làm được những việc cụ thể là: nhận dạng, kiểm tra, sử dụng được hết các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, các linh kiện bán dẫn…. Sử dụng được các dụng cụ chuyên dùng cho thực hành, hàn và tháo linh kiện, kỹ thuật làm mạch in và lắp ráp đo thử một số mạch đơn giản

Thực tập máy điện

Học phần này giúp sinh viên hiểu biết quy luật cấu tạo của bộ dây quấn máy điện từ dó thiết lập được sơ đò dây quấn cơ bản của các loại động cơ xoay chiều. Thực hiện tính toán, quấn sửa chữa bộ dây quấn của các máy điện như là các động cơ,máy biến áp bị cháy hỏng

TN mạch 

Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn học Kỹ thuật điện .Thông qua các bài thi nghiệm sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học.Nắm được các thông số của những mạch điện cơ bản.Kiểm nghiệm lại các công thức và các định luật trong mạch điện.Thấy rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến sự hoạt động của mạch điện.

TN máy điện

Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn học Máy điện .Thông qua các bài thí nghiệm sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học.Hiểu rõ về cấu tạo,nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành các loại máy điện.Xây dựng được các đường đặc tính của các loại máy điện cơ bản.Lấy được các thông số làm việc của các loại máy điện.Tính toán được các thông số ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại máy điện.Nắm bắt một cách trực quan kết quả thí nghiêm bằng máy tính

TN Kỹ thuật xung số

Thí nghiệm kỹ thuật xung số giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong các học phần Kỹ thuật xung số. Nội dung của học phân gồm các bài thí nghiệm khảo sát hoạt động và các thông số kỹ thuật của các mạch tạo xung, các mạch số. Thực hiện các bài tập lập trình và xử lý chương trình trên vi xử lý.

TN vi xử lý

Các bài thí nghiệm giúp sinh viên củng cố lại lý thuyết, kiểm chứng thực tiễn. Thực hiện các bài tập lập trình và xử lý chương trình trên vi xử lý. Sinh viên làm quen và khảo sát trên các linh kiện điện tử và các vi mạch số, vi xử lý thông dụng. Sử dụng thành thạo các thiết bị đo như VOM, máy phát sóng, dao động ký, các chương trình lập trình và mô phỏng trên máy tính

Truyền động điện

Những nguyên tắc xây dựng hệ điều khiển truyền động điện. Mô hình toán học trong hệ điều khiển truyền động điện. Các phương pháp phân tích và tổng hợp hệ điều khiển truyền động điện. Phân tích và tổng hợp hệ điều khiển truyền động điện động cơ một chiều và động cơ không đồng bộ. Điều khiển vectơ động cơ không đồng bộ

Mạng điện

Những vấn đề chung về hệ thống điện và mạng điện. Tính toán chế độ xác lập của mạng điện. Chọn tiết diện dây dẫn, máy biến áp. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện. Nâng cao hiệu quả kinh tế mạng điện. Tính toán cơ khí đường dây

Ngắn mạch

Khái niệm chung về ngắn mạch. Các chỉ dẫn khi tính toán ngắn mạch. Quá trình quá độ trong mạch điện đơn giản. Tình trạng ngắn mạch duy trì. Quá trình quá độ trong máy điện. Các phương pháp tính toán ngắn mạch. Ngắn mạch không đối xứng

Kỹ thuật cao áp

Phóng điện vầng quang. Phóng điện sét và bảo vệ chống sét đánh thẳng vào hệ thống điện. Quá trình sóng trên đường dây tải điện. Nối đất trong hệ thống điện. Bảo vệ chống sét cho hệ thống điện. Quá điện áp nội bộ

Nhà máy điện

Khái niệm chung về nhà máy điện, trạm biến áp, Hệ thống điện và năng lượng. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện và trạm biến áp. Máy biến áp điện lực. Ảnh hưởng của dòng đin đối với các thiết bđin và các phn có dòng đin chy qua. Chọn các thiết bị điện chính trong nhà máy điện và trạm biến áp. Tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp. Thiết bị phân phối đin năng

Rơ le tự động hoá

Lý thuyết kỹ thuật bảo vệ rơle: Khái niệm chung về bảo vệ rơle. Bảo vệ quá dòng điện. Bảo vệ quá dòng có hướng. Bảo vệ chống chạm đất. Bảo vệ dòng so lệch. Bảo vệ khoảng cách. Bảo vệ tần số cao và vô tuyến; Tính toán bảo vệ các phần tử: Bảo vệ máy phát điện. Bảo vệ máy biến áp. Bảo vệ thanh góp. Bảo vệ đường dây

Thực tập HTĐ

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cũng như những kỹ năng cơ bản  về lắp ráp mạch nhất thứ , cài đặt mạch nhị thứ tại các trạm biến áp. Ngoài ra sinh viên còn biết cách tính toán bảo vệ chống sét cho trạm biến áp bằng hệ thống thu sét

TN mạng

Thí nghiệm mạng giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong các học phần mạng điện. Nội dung của học phân gồm các bài thí nghiệm nghiên cứu sự phân bố điện áp trên đường dây truyền tải..

TN Rơle

Nội dung của học phân gồm các bài thí nghiệm cài đặt , chỉnh định các bảo vệ thường dùng trong hệ thống điện

TN Cao áp

Nội dung của học phân gồm các bài thí nghiệm phóng điện trong chất khí trong dầu máy biến áp.Tính toán điện trở suất của đất.

Trang bị điện

Các kiến thức truyền động và điện tử công suất thường gặp. Trang bị điện máy tiện. Trang bị điện máy bào giương. Trang bị điện máy mài. Trang bị điện máy doa. Trang bị điện cầu trục. Trang bị điện thang máy. Lò hồ quang. Trang bị điện lò điện

Vi điều khiển

Giới thiệu các khái niệm cơ bản. Tóm tắt phần cứng chip vi điều khiển. Tóm tắt tập lệnh. Hoạt động định thời. Hoạt động của cổng nối tiếp. Hoạt động của ngắt. Lập trình hợp ngữ. Cấu trúc chương trình. Thiết kế và giao tiếp

Điều khiển logic

Lý thuyết cơ sở. Mạch tổ hợp và mạch trình tự. Bộ điều khiển lập trình PLC. Phương pháp lập trình PLC. Ngôn ngữ lập trình LADDER. Kỹ thuật lập trình điều khiển trình tự. Các chức năng chuyên dụng trên PLC. Những ứng dụng của PLC. Lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Các bài thí nghiệm

Thực tập PLC

Giúp cho sinh viên nắm được cấu tạo của CPU, các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter, ... thực hiện được và đầy đủ các bài thực hành của sinh viên đề ra cũng như một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp

TT Vi điều khiển

Giúp cho sinh viên nắm được cấu trúc của chip vi điều khiển họ 8051 (chip AT89C51), các chân vào ra, các bộ định thời (timer), bộ đếm (counter), các ngắt. Thực hành giao tiếp với một số thiết bị ngoại vi đơn giản như LED đơn, LED 7 đoạn, bàn phím 4x4, hiển thị lên LCD, giao tiếp với bộ nhớ ngoài (kiểu song song và kiểu nối tiếp), giao tiếp với IC thời gian thực (RTC), thực hành điều khiển động cơ 1 chiều, mở rộng các cổng xuất nhập.

Thực tập trang bị điện

Học phần thực tập trang bị điện giúp sinh viên hiểu biết tường tận các cấu tạo và đặc điểm của các loại mạch điều khiển trong các máy công cụ. Biết các nguyên tắc lắp đặt các mạch điều khiển cơ bản,sửa chửa và lắp đặt được các mạch điều khiển thường gặp trong các máy sản xuất

Điều khiển ghép nối thiết bị ngoại vi

Cơ sở ghép nối thiết bị ngoại vi. Ghép nối và điều khiển qua cổng song song LPT. Thiết kế card giao tiếp máy tính. Ghép nối qua cổng RS232. Thiết kế giao tiếp với vi điều khiển

Điều khiển Máy điện

Cơ sở điều khiển máy điện. Máy biến áp. Máy điện không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều

Kỹ thuật cảm biến

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, cơ chế hoạt động, các thông số đo lường, phạm vi ứng dụng của cảm biến và cơ cấu chấp hành. Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên nhằm tạo cơ sở để có thể tính toán và lựa chọn cảm biến trong thiết kế các hệ thống tự động hóa trong điện công nghiệp

 

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo