Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNGChuyên ngành Điện tử máy tính- mạng truyền thông Electronics and Telecommunication Engineering TechnologyMã ngành 505410 Mã tuyển sinh 52510302 · Trình độ đào tạo : Đại học · Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng. ·
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông: + Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực điện tử máy tính và truyền thông trong công tác chuyên môn. + Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp. + Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. + Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử máy tính và mạng truyền thông đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn lao động và sản xuất bền vững - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau: C1. Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn. C2. Có khả năng xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật. C3. Có khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá công nghệ. C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân, khả năng học tập suốt đời. C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả. C7. Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả. C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong trong hoạt động chuyên môn. C9. Có khả năng thực thi các hệ thống nhúng và vi điện tử; khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống trong lĩnh vực điện tử máy tính và truyền thông đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh. · Cơ hội nghề nghiệp § Kỹ sư thực thi các công việc thiết kế, lập trình, kiểm thử các sản phẩm ứng dụng thuộc lĩnh điện tử, hệ thống nhúng và vi mạch điện tử. § Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các tại các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; các đơn vị cung cấp hệ thống truyền dẫn và dịch vụ số; các sở ngành hoạt động trong lĩnh vực điện tử, máy tính và truyền thông. § Chuyên viên kỹ thuật; kỹ sư tư vấn thiết kế, nghiên cứu phát triển tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực điện tử, tin học và viễn thông. § Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông. · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. ·
Phương thức đào tạo ·
Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Nhập môn ngành Điện tử- Viễn thông (LT+TH) Học phần cung cấp cho người học hiểu biết cơ bản về ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - viễn thông(chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, máy tính và truyền thông), tạo sự đam mê, hứng thú cho sinh viên về nghề nghiệp kỹ thuật và ngành học của mình. Sinh viên sẽ được làm quen, giới thiệu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến đã, đang và sẽ được ứng dụng trong thực tế. Học phần cũng trang bị cho sinh viên nội dung liên quan đến chương trình đào tạo, phương pháp học tập và việc lập kế hoạch học tập cá nhân cũng như cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra sinh viên còn được làm quen, thực tập nhập môn tại các xưởng, PTN. Linh kiện điện tử Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc tuyến, thông số kỹ thuật và ứng dụng của các linh kiện điện tử như Diode, BJT, FET, UJT, SCR, TRIAC, DIAC, OP-AMP và các linh kiện quang điện tử thông dụng. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, tính toán thông số kỹ thuật và thiết kế các mạch điện tử cơ bản như: mạch chỉnh lưu, mạch nguồn DC, mạch khuếch thuật toán, các mạch điều khiển dùng SCR, TRAC, DIAC, mạch ứng dụng của các linh kiện quang điện tử và các mạch điện tử ứng dụng trong thực tế. An toàn điện Giới thiệu cơ sở lý thuyết về khí cụ điện : giới thiệu chung, lực điện động trong khí cụ điện, sự phát nóng trong khí cụ điện, hồ quang điện, tiếp xúc điện,... Giới thiệu các khí cụ điện được sử dụng trong hệ thống phân phối điện năng, hệ thống điều khiển, hệ thống điện hạ áp. Lý thuyết mạch điện tử 1 Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hai định luật Kirchhoff 1,2. Các phương pháp phân tích mạch: dòng điện nhánh, phương pháp dòng điện vòng, phương pháp điện áp nút. Các định lý về mạch: định lý Thevenin – Norton, định lý xếp chồng. Áp dụng các phương pháp phân tích mạch vào các bài toán xác lập và quá độ. Lý thuyết mạch điện tử 2 Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đồ thị Bode, phương pháp vẽ đồ thị Bode gồm đặc tuyến pha, đặc tuyến biên độ. Mạng bốn cực tuyến tính tương hỗ và bốn cực tuyến tính không tương hỗ và ứng dụng của bốn cực. Đo lường điện – điện tử Giới thiệu cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đo lường; các khái niệm cơ bản và định nghĩa, mạch đo và thiết bị đo, đo lường những đại lượng điện (dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, góc pha, tần số...), đo thông số của mạch điện. Các nguyên lý và phương pháp đo lường tín hiệu điện tử bằng các thiết bị đo điện tử. TN đo lường điện & cảm biến Phương pháp đo các đại lượng không điện: đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lực và moment, đo RLC sử dụng các mạch cầu và phương pháp trở kháng, TN đo lường độ dịch chuyển, đo góc, tốc độ. Kỹ thuật xung số Kỹ thuật xung số là môn cơ sở ngành, được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động, vi điều khiển, vi xử lý. Môn học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về tín hiệu xung, biến đổi xung, khoa điện tử, các hệ thống số đếm, các loại mã thông dụng, đại số Boole các phương pháp biểu diễn hàm, các phần tử logic cơ bản. Trên cơ sở đó tính toán, thiết kế các mạch tạo xung, các hệ tổ hợp và hệ tuần tự….. Tư duy thiết kế Học phần này trang bị cho các em sinh viên những kiến thức cơ bản về tư duy thiết kế. Sinh viên cũng được trang bị các công cụ và quy trình để thúc đẩy tư duy thiết kế: kỹ thuật và kinh nghiệm về nhận định vấn đề cần giải quyết, xây dựng và chọn lựa ý tưởng, thiết kế một nguyên mẫu theo ý tưởng đã chọn lọc. Kỹ thuật cảm biến Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, cơ chế hoạt động, các thông số đo lường, phạm vi ứng dụng của cảm biến và cơ cấu chấp hành. Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên nhằm tạo cơ sở để có thể tính toán và lựa chọn cảm biến trong thiết kế các hệ thống tự động hóa trong điện công nghiệp. TH điện cơ bản Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng nghề cơ bản liên quan đến kỹ thuật điện. Các nội dung chính gồm thực hành đo, lắp đặt điện chiếu sáng, thực hành mạch điều khiển và thao tác trên các thiết bị, khí cụ điện phổ biến khác. TH điện tử Học phần này cung cấp các kỹ năng cơ bản ban đầu của nghề điện tử, sinh viên hoàn thành học phần này sẽ sử dụng thành thạo các thiết bị được sử dụng phổ biến như: các loại đồng hồ để đo các đại lượng cường độ dòng điện, điện áp…, các loại máy hiện sóng. Đồng thời sinh viên nắm được cách nhận dạng và đọc thông số của các linh kiện điện tử và ứng dụng để làm một số mạch điện tử cơ bản. TH xung số & ứng dụng Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản thực hiện các mô phỏng, phân tích, khảo sát các mạch xung số. Mục tiêu của HP là củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kỹ năng phân tích và thực thi mạch, tổng hợp tạo ra các mạch ứng dụng phù hợp. Nội dung HP gồm 3 phần: Thí nghiệm ảo trên máy tính, khảo sát các mạch xung số cơ bản và cuối cùng là thi công một sản phẩm ứng dụng. Kỹ thuật mạch điện tử Cung cấp các kiến thức cơ bản về phân giải mạch điện bằng mô hình tương để tính toán các mạch khuếch đại tần số thấp và trung bình. Các chỉ tiêu kỹ thuật và tần số hoạt động của các mạch khuếch đại dùng BJT, FET và khuếch đại thuật toán. Mô hình tương đương của BJT và FET, phân cực cho Transistor. Các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ. Hồi tiếp âm trong mạch khuếch đại. Tầng khuếch đại công suất. Các tầng số khuếch đại vi sai. Khuếch đại thuật toán và ứng dụng. Xử lý tín hiệu số Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tín hiệu số và xử lý tín hiệu số. Các tính chất, đặc điểm, phương pháp phân tích và xử lý đối với tín hiệu số. Các ứng dụng phổ biến trong xử lý tín hiệu số. Cấu trúc máy tính Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về kiến trúc phần cứng của một máy vi tính: kiến trúc cơ bản, nguyên lý hoạt động, bus và phương pháp truyền thông tin trong máy vi tính, các phương pháp VÀO-RA dữ liệu, các thiết bị nhớ, các thiết bị điều khiển và giao diện VÀO-RA dữ liệu, các thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ. Các công nghệ cập nhật liên quan đến phần cứng máy tính. Kỹ thuật vi điều khiển A Cung cấp cho người học các khái niệm về hệ thống xử lý, nguyên tắt hoạt động của một máy tính đơn giản, cách viết chương trình điều khiển ứng dụng vi điều khiển trong việc điều khiển các thiết bị ngoại vi thông dụng. Sau khi học song học phần này sinh viên sẽ có thể viết được các chương trình điều khiển đơn giản. TH vi điều khiển A Trên cơ sở kiến thức đã học trong các môn kỹ thuật Xung- Số và môn Kỹ thuật Vi điều khiển. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức thực tế từng bước thiết kế một hệ thống điều khiển các thiết bị ngoại vi dựa trên nền vi điều khiển thông dụng đã được học (8051), cách thức xây dựng một chương trình điều khiển và sửa lỗi và tối ưu chương trình. Kết quả của quá trình thực tập người học phải xây dựng được phần cứng, biên dịch được chưng trình dịch và nạp vào vi điều khiển cũng như đánh giá hoạt động điều khiển và toàn bộ sản phẩm của mình. Điều khiển ghép nối thiết bị ngoại vi Học phần cung cấp các kiến thức cơ sở về kỹ thuật ghép nối thiết bị ngoại vi: ghép nối và điều khiển qua cổng song song LPT, chuẩn nối tiếp UART, cổng USB. Thiết kế card giao tiếp máy tính, ghép nối PC với thiết bị ngoại vi. TH ĐK ghép nối thiết bị ngoại vi Học phần nhằm rèn luyện các kỹ năng thiết kế và lập trình cho các ứng dụng giao tiếp, điều khiển thông qua máy tính. Trọng tâm của học phần là lập trình ứng dụng khai tác các tài nguyên phần cứng của máy tính, giao tiếp máy tính với vi điều khiển thông qua các cổng USB, các chuẩn giao tiếp nối tiếp và song song. Đồ án VT1 Học phần này hướng dẫn cho sinh viên biết vận dụng, tổng hợp các kiến thức đã học trong học phần: kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật xung số, kỹ thuật cảm biến, đo lường điện – điện tử và một số môn học cơ sở khác để thiết kế thi công các mạch điện tử ứng dụng. Kỹ thuật lập trình (LT+TH) Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng lập trình cơ bản. Làm nền tảng để tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình có liên quan đến chuyên ngành của mình, làm cơ sở cho học phần lập trình hợp ngữ, vi điều khiển. TN Kỹ thuật mạch điện tử Học phần nhằm cũng cố các kiến thức đã học bằng các thực nghiệm tại phòng thí nghiệm. Sinh viên được kiểm chứng lý thuyết bằng các thực nghiệm thực tiễn trên các thiết bị và linh kiện. Kỹ thuật vi xử lý Cung cấp cho người học các khái niệm về hệ thống xử lý, nguyên tắt hoạt động của một máy tính đơn giản, cách thức lưu trữ thông tin dựa trên kỹ thuật truy cập trực tiếp bộ nhớ kết hợp với kỹ thuật ngắt Sau khi học song học phần này sinh viên có thể thiết kế một hệ thống điện tử số và viết được một số chương trình điều khiển đơn giản . Thiết kế vi mạch số Học phần cung cấp cho người học các kiến thức liên quan đến ngôn ngữ và lập trình phần cứng trên nền tảng ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL để thiết kế các mạch số trên FPGA. TH lập trình nhúng Học phần Thực hành Hệ thống nhúng nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng về quy trình phát triển phần cứng/phần mềm cho một hệ thống nhúng trên FPGA, và khả năng thiết kế vi mạch số như: mạch tổ hợp, mạch tuần tự và các ứng dụng sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL, viết chương trình mô phỏng dạng sóng để đánh giá, kiểm tra và hoạt động thực tế trên kit thí nghiệm Altera DE2. Hệ thống nhúng Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về nền tảng phần cứng và phần mềm nhúng. Học phần cũng trang bị các kiến thức cơ bản về khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống nhúng trên cơ sở mạch Logic có khả năng lập trình được (FPGA), cụ thể như Kiến trúc Bus (Bus Architecture), Thiết bị ngoại vi (GPIO, UART, Timer, Counter…), Bộ nhớ nhúng (Embedded Memory). Matlab và Simulink Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về MATLAB, lập trình trong MATLAB, các phép toán với ma trận và vector đồ họa trong MATLAB, giao diện người sử dụng (GUI), mô phỏng, thiết kế trực quan (Simulink). Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, biểu diễn, xử lý tín hiệu trong MATLAB, kiến thức về phương pháp mô phỏng giải tích các mạch điện tử, ứng dụng MATLAB trong việc lập trình giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, điều khiển, mô phỏng, xử lý các bài toán và mô hình. Học kỳ doanh nghiệp Là học phần tự chọn tự do không bắt buộc ích lũy. Ở học kỳ doanh nghiệp, thay vì SV học tập, thực hành tại trường thì SV được đi học tập, thực tập tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, được nhà trường và doanh nghiệp cử GV hướng dẫn, thực hiện. SV được nhà trường và doanh nghiệp cùng cấp chứng nhận sau khi hoàn thành khóa học. Đồ án tốt nghiệp Là học phân chuyên ngành bắt buộc, người học ứng dụng các kiến thức và chuyên môn đã đượ đào tạo để thực hiện các đề tài chuyên sâu nhằm tiểm hiểu, phân tích, đánh giá, khảo sát, thực nghiệm, nghiên cứu thiết kế, xây dựng các mô hình giải quyết các nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn thuộc chuyên ngành. Mỗi SV được phân công một GV hướng dẫn chính, các đề tài nghiên cứu được lập và công bố đề cương, chi tiết tiến độ thực hiện, có một hội đồng đánh giá kết quả thực hiện. Mạng máy tính truyền thông Học phần này cung cấp những khái niệm chung về mạng máy tính, các loại mạng, các thành phần cơ bản của mạng và nguyên lý hoạt động của mạng. Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản để có thể theo học tiếp các môn học nâng cao liên quan đến mạng máy tính sau này như : thiết kế mạng và bảo mật. TH mạng máy tính truyền thông Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về mạng máy tính như sự hình thành một mạng máy tính, cấu tạo Router, nguyên lý hoạt động của các loại giao thức định tuyến. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích một hệ thống mạng, tính toán cấu hình thông số địa chỉ IP cho một mạng. Cấu hình các loại Router ADSL thông dụng. Thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng LAN-WLAN cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lập trình di động Học phần này giúp sinh viên tìm hiểu về nền tảng của lập trình di động, luyện tập dựa trên nền tảng lập trình trực tuyến dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Lớp học theo hướng từ lý thuyết đến thực hành lập trình thông qua việc tạo các ứng dụng đơn giản. Từng bước sinh viên có thể tạo ra một ứng dụng Android, hiểu rõ kĩ năng lập trình di động nói chung và Android nói riêng. Cấu trúc dữ liệu & giải thuật Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thức tổ chức dữ liệu của các ngôn ngữ lập trình. vận dụng các cấu trúc dữ liệu vào việc giải các bài toán thực tế trên máy tính. Giới thiệu một số thuật tóan về sắp xếp dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu. Tạo cơ sở cho sinh viên sử dụng các cấu trúc dữ liệu đã được xây dựng sẵn trong thư viện các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Lập trình hướng đối tượng Java Học phần này trang bị kiến thức và kỹ năng lập trình hướng đối tượng, làm nền tảng để sinh viên tiếp cận với kỹ thuật lập trình hiện đại và mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực lập trình và phát triển ứng dụng. Java được chọn làm ngôn ngữ minh họa và phát triển ứng dụng để làm cơ sở cho các công nghệ lập trình khác sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo. Cơ sở dữ liệu Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, các mức mô hình hoá, cơ sở toán học liên quan đến cơ sở dữ liệu. Biết cách thiết kế và khai thác có hiệu quả trên cơ sở dữ liệu quan hệ. Dùng ngôn ngữ SQL để thao tác và truy vấn dữ liệu. Rèn luyện kỹ năng làm việc trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu biểu. Hệ điều hành Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, các chức năng và các thành phần cơ bản của Hệ điều hành. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kiến thức về các nguyên lý cơ bản, các giải thuật liên quan đến hoạt động của Hệ điều hành và áp dụng các giải thuật đó để xây dựng các chương trình mô phỏng. Lập trình Java nâng cao Học phần nầy trang bị kiến thức và kỹ năng lập trình Java nâng cao, đề cập các chủ đề lập trình cơ sở dữ liệu, lập trình giao diện GUI, lập trình web với servlet & JSP, lập trình đa luồng, lập trình mạng với socket, lập trình phân tán với RMI, lập trình component với JavaBean, làm cơ sở để tiếp cận các kỹ thuật lập trình ứng dụng theo mô hình phân tán. Thiết kế Web Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Internet, nguyên tắc thiết kế và quản lý một website, các công nghệ chính để xây dựng trang web như HTML, CSS và Javascript. Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp các phương pháp thiết kế giao diện web cơ bản bằng Photoshop, Macromedia Dreamweaver, biết cách quản lý và xuất bản Website lên Internet. Học phần này tạo tiền đề cho việc phát triển và lập trình Web động. Cơ sở và ứng dụng IoTs Học phần này cung cấp cho sinh viên các khái niệm về IoT trong đó tập trung vào các nền tảng (nền tảng phần cứng và phần mềm ứng dụng có thể ứng dụng trong IoT), các giao thức M2M (các giao thức truyền thông có thể ứng dụng trong IoT : Zigbee, Bluetooth, IEEE 802.15.4, IEEE 802.15.6, IEEE 802.15.11) và các cơ chế xử lý dữ liệu và thông tin. Tin học đại cương Học phần nầy trang bị các kiến thức & kỹ năng sử dụng máy tính cho tất cả sinh viên các ngành, định hướng người học về khả năng ứng dụng máy tính & Internet. Tin học văn phòng Học phần này trang bị những kiến thức và kỹ năng để khai thác và sử dụng chuyên nghiệp các trình ứng dụng của bộ MS Office trong công tác văn phòng. Khai thác các tính năng cao cấp chuyên sâu trong các công việc: Soạn thảo văn bản với trình ứng dụng Word, Tạo và làm việc trên bảng tính với trình ứng dụng Excel, Tạo một báo cáo công việc với trình ứng dụng Power Point. Công nghệ RFID Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kì giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. TH nhập môn Điện tử- Viễn thông Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về thực hành nghề nghiệp kỹ thuật trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Đồng thời qua học phần này sinh viên cũng được thực hành phương pháp làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình. Học phần thực hành nhập môn nhằm tạo sự đam mê hứng thú cho các em sinh viên về nghề nghiệp kỹ thuật, về ngành học. Xử lý ảnh Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của lĩnh vực Xử lý ảnh và video số để sinh viên có được nền tảng vững chắc khi cần đi sâu vào nghiên cứu hay phát triển các ứng dụng thực tế liên quan đến Thị giác máy tính. Sinh viên tiếp cận với các vấn đề trong Xử lý ảnh số như tăng cường chất lượng ảnh, phục hồi ảnh nhiễu và phát hiện các đặc trưng ảnh (xây dựng bộ phát hiện điểm ảnh, cạnh, vùng ảnh quan trọng), xử lý ảnh nhị phân, mã hóa và nén ảnh. Các kỹ thuật cơ bản trong xử lý video như như trừ nền (tách các đối tượng di chuyển ra khỏi phông nền), ước lượng chuyển động (nhằm theo vết hoặc giả lập đường đi của đối tượng di chuyển), và ráp nối video panorama (kết hợp các đoạn video cùng quay một cảnh ở các góc nhìn khác nhau mà vẫn đảm bảo tính nhất quán theo thời gian). Điều khiển thông minh Môn học đề cập đến các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển thông minh. Nội dung chính của môn học bao gồm: đặc điểm và cấu trúc của hệ thống điều khiển thông minh; phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển dựa vào tri thức, hệ thống điều khiển dựa vào mô hình, hệ thống điều khiển thích nghi và điều khiển học dùng các kỹ thuật tính toán mềm như logic mờ, mạng thần kinh nhân tạo và giải thuật di truyền; lý thuyết săn mồi và ứng dụng trong điều khiển; ví dụ về các hệ thống điều khiển thông minh trong công nghiệp Kỹ thuật truyền số liệu Học phần này là học phần cơ sở để học các học phần khác như xử lý tín hiệu số, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạng truyền thông, hiểu được cách mã hóa dữ liệu và các phương thức truyền dữ liệu giữa các máy tính. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phán đoán và xây dựng các liên kết truyền dữ liệu, điều khiển liên kết dữ liệu như các phương thức điều khiển dòng, kỹ thuật ghép và tách kênh, cơ chế kiểm soát lỗi khi truyền dữ liệu, tạo cho sinh viên cái nhìn tổng quan về mạng truyền số liệu ứng dụng trong thực tế. Công nghệ vi điện tử Học phần công nghệ vi điện tử cung cấp các kiến thức cơ bản về các kỹ thuật liên quan đến mạch tích hợp dựa trên linh kiện MOS. Bắt đầu từ quy trình chế tạo vi mạch từ một phiến bán dẫn đến đóng gói một vi mạch hoàn chỉnh. Phương pháp thiết kế và kỹ thuật layout cũng được trình bày trong học phần này. Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu đến người học những kỹ năng cơ bản trong quá trình gắn linh kiện trên PCB. Kiến thức về các phương pháp lập trình vi mạch cũng được giới thiệu. Lập trình ứng dụng Học phần này cung cấp những kiến thức và kỹ năng căn bản về lập trình lập trình có cấu trúc. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng đưa ra giải pháp và thành thạo lập trình các bài toán viết bằng ngôn ngữ lập trình C và Matlab. Đồng thời sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học để hiểu, phân tích và áp dụng lập trình VĐK, lập trình nhúng, lập trình trên di động và giao tiếp máy tính. Ngoài ra sinh viên cũng được thực hành phương pháp làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình.
5. Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT a) Danh sách đội ngũ giảng viên. Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên ngành: · Danh sách các giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy
· Danh sách các giảng viên tham gia giảng dạy
b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính Cơ sở vật chất của Khoa Điện - Điện tử luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và đổi mới hằng năm đáp ứng tốt các yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Hệ thống các Xưởng thực hành, Phòng thí nghiệm, Phòng máy tính phục vụ cho công tác đào tạo của Khoa gồm: § Phòng thí nghiệm: + Phòng thí nghiệm Điện tử + Phòng thí nghiệm Hệ thống nhúng và Vi điều khiển + Phòng thí nghiệm Tự động hóa + Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện § Xưởng thực hành: + Xưởng thực hành Kỹ thuật điện 1 + Xưởng thực hành Kỹ thuật điện 2 + Xưởng thực hành Kỹ thuật điện tử § Phòng máy tính: + Phòng máy vi tính chuyên ngành + Phòng thực hành máy vi tính 1 + Phòng thực hành máy vi tính 2 + Phòng thực hành máy vi tính 3 + Phòng thực hành máy vi tính 4 c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành + Laptop + Máy chiếu + Các phần mềm chuyên ngành: Matlab, LabView, Orcad, Antium, Protues….
Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||