1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 2 (đợt 1) năm học 2023-2024.

+ Công bố danh sách dự kiến xử lý học vụ học kỳ 1 năm học 2023-2024

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 1 (đợt 2) năm học 2023-2024.

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 (KỲ 123).

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK223] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

+ THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN HỌC ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ CƠ BẢN, NGOẠI NGỮ I (BẮT ĐẦU HỌC TỪ NGÀY 02/10/2023)

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH DỰ KIẾN CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ Thông báo về việc cập nhật phòng học và thời khóa biểu Học kỳ 1 năm học 2023-2024 (Kỳ 123).

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK123] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC.

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu giờ giảng quy đổi học kỳ II năm học 2022-2023; định mức giờ chuẩn và giờ chuẩn quy đổi năm học 2022 - 2023.

Previous
Next

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tẠo

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 

Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng

Civil Engineering Technology

Mã ngành 506110

Mã tuyển sinh 52510103

·         Trình độ đào tạo : Đại học

·         Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.

·         Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:

Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ ngành Kỹ thuật Xây dựng có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức, có sức khỏe; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề cũng như tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu các vấn đề thực tế trong lĩnh vực xây dựng; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; có năng lực thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế kết cấu, thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng; đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế và đáp ứng được xu hướng cũng như các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

§ Về kiến thức

+        Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

§ Về kỹ năng

+        Tư vấn, thiết kế: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật; vận dụng được linh hoạt các quy trình thiết kế, khảo sát để đề xuất giải pháp và triển khai được các giải pháp thiết kế cho các công trình dân dụng và công nghiệp.

+        Tổ chức thi công: Trang bị cho sinh viên kỹ năng triển khai các sản phẩm thiết kế ra thực tế sản xuất như tham gia xây dựng, tổ chức thi công, lắp đặt, nghiệm thu các sản phẩm và công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

+        Vận hành: Trang bị cho sinh viên khả năng kiểm định chất lượng công trình, đề ra các giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công trình.

+        Quản lý: Trang bị cho sinh viên kỹ năng điều hành, quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

+        Phân tích và xử lý thông tin: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin chuyên ngành, tiến hành xử lý và phân tích các kết quả khảo sát, thực nghiệm nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong thiết kế, thi công, quản lý và vận hành.

+        Giải quyết vấn đề: Trang bị cho sinh viên kỹ năng xác định, phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành xây dựng; đề xuất các giải pháp sáng tạo giải quyết các vấn đề chuyên ngành; tự học và làm việc độc lập cũng như khả năng học tập suốt đời.

+        Giao tiếp: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh; kỹ năng trình bày, giải thích những giải pháp kỹ thuật.

+        Làm việc theo nhóm: Trang bị cho sinh viên khả năng thiết lập, phân công công việc, phối hợp, hỗ trợ và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

+         Ngoại ngữ: Trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.

+        Tin học: Trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc. SV tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

§ Về thái độ

+        Người tốt nghiệp có ý thức trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng; rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; tuân thủ các quy định của nhà nước thông qua các học phần về pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động.

      -  Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:

C1. Vận dụng được kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản để giải quyết các vấn đề trong công tác và cuộc sống.

C2. Tổng hợp được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực xây dựng như: tư vấn, thiết kế, thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

C3. Giao tiếp tốt trong mọi tình huống; trình bày và giải thích được các giải pháp kỹ thuật, vấn đề trong công tác và cuộc sống.

C4. Thiết lập, phân công công việc, phối hợp, hỗ trợ và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

C5. Sử dụng được ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).

C6. Sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc. SV tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

C7. Sử dụng được các thiết bị, công cụ kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật xây dựng.

C8. Đề xuất được các giải pháp thiết kế; cũng như các giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

C9. Tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý, vận hành được các dự án, công trình thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.

C10. Có phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức nghề nghiệp tốt và đủ sức khỏe phục vụ công việc.

C11. Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp; có ý thức bảo vệ môi trường; có khả năng tự học và làm việc độc lập, sáng tạo.

C12. Có khả năng thích ứng, làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và một số lĩnh vực liên quan.

·       Cơ hội nghề nghiệp

§         Kỹ sư Công nghệ tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, xây dựng, cơ sở hạ tầng:

§         Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị thi công xây dựng.

§         Đơn vị tư vấn thiết kế: Họa viên kết cấu, kiến trúc; cán bộ lập dự toán; chuyên viên thiết kế kết cấu.

§         Đơn vị tư vấn quản lý xây dựng: Cán bộ quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng

§         Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.

·        Tuyển sinh - điều kiện nhập học

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.

·        Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

·         Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời

·        Danh sách các học phần

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập 

I.        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1.       Các học phần bắt buộc

1

5209001

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I -

2

5319002

Giải tích I

3

0

0

3

 

3

5506027

Hình họa

2

0

0

2

 

4

5413002

Ngoại Ngữ I

3

0

0

3

Ngoại Ngữ cơ bản(*) -

5

5413003

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I -

6

5413004

Ngoại ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II -

7

5209002

NLCB của CNMLN I

2

0

0

2

 

8

5209003

NLCB của CNMLN II

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I -

9

5211005

Pháp luật đại cương

2

0

0

2

 

10

5505098

Tin học văn phòng

2

0

0

2

 

11

5506058

Toán ứng dụng

2

0

0

2

Giải tích I -

12

5209004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN I -

13

5319005

Xác suất Thống kê

2

0

0

2

Giải tích I -

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương

30

 

2.      Các học phần tự chọn bắt buộc

1

5319001

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5319003

Giải tích II

2

0

0

2

Giải tích I -

3

5505082

TH Tin học văn phòng

0

1

0

1

Tin học văn phòng(+) -

4

5505097

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

5

5305001

Vật Lý Cơ - Điện

2

0

0

2

 

6

5305002

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn HP đại cương

3

 

3.      Các học phần tự chọn tự do

1

5413001

Ngoại Ngữ cơ bản

3

0

0

3

 

2

5413005

Ngoại Ngữ IV

2

0

0

2

Ngoại ngữ III -

3

5413006

Ngoại Ngữ V

2

0

0

2

Ngoại Ngữ IV -

4

5505080

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+) -

Tổng số tín chỉ phải tích lũy giáo dục đại cương

33

 

·         Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5502001

Giáo dục quốc phòng

0

0

4

4

 

2

5013001

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5013002

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5013003

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

5

5013004

Giáo dục thể chất IV

0

1

0

1

 

·         Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ

1

5506084

Dự án khởi nghiệp XD

0

0

1

1

Khởi nghiệp - việc làm -

2

5507014

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

3

5502002

Khởi nghiệp - việc làm

1

0

0

1

 

4

5502003

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

5

5502004

Kỹ năng làm việc nhóm

1

0

0

1

 

6

5502008

Kỹ năng lãnh đạo

1

0

0

1

 

7

5502005

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

8

5502006

Phương pháp học tập NCKH

2

0

0

2

 

II.      Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

  1. Các học phần cơ sở - bắt buộc

1

5506011

Cơ học đất

2

0

0

2

Sức bền vật liệu -

2

5506012

Cơ học kết cấu I

3

0

0

3

Sức bền vật liệu -

3

5506013

Cơ học kết cấu II

2

0

0

2

Cơ học kết cấu I -

4

5504088

Cơ lý thuyết

2

0

0

2

 

5

5506014

Địa chất công trình

1

0

1

2

Vật liệu xây dựng -

6

5506017

Đồ án Kết cấu BTCT

0

1

0

1

Kết cấu bê tông cốt thép(+) -

7

5506134

Đồ án Kết cấu Công trình BTCT

0

1

0

1

Kết cấu công trình BTCT -

8

5506018

Đồ án kết cấu thép

0

1

0

1

Kết cấu thép(+) -

9

5506029

Kết cấu bê tông cốt thép

3

0

0

3

Sức bền vật liệu -

10

5506033

Kết cấu thép

2

0

0

2

Sức bền vật liệu -

11

5506039

Máy xây dựng

2

0

0

2

Vật liệu xây dựng -

12

5506042

Nhập môn ngành XD

1

0

0

1

 

13

5506043

Phương pháp Phần tử hữu hạn

2

0

0

2

Cơ học kết cấu II -

14

5504040

Sức bền vật liệu

3

0

0

3

Cơ lý thuyết -

15

5506054

TN cơ học đất

0

1

0

1

Cơ học đất(+) -

16

5506056

TN Vật liệu xây dựng

0

1

0

1

Vật liệu xây dựng(+) -

17

5506060

Vật liệu xây dựng

2

0

0

2

 

18

5506061

Vẽ kỹ thuật xây dựng

2

1

0

3

Hình họa -

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở

34

 

  1. Các học phần chuyên ngành – bắt buộc

1

5506001

An toàn lao động

1

0

0

1

Kỹ thuật thi công I -

2

5506004

Cấu tạo KT nhà dân dụng

2

1

0

3

Kiến trúc xây dựng -

3

5506019

Đồ án Kiến trúc XD

0

1

0

1

Kiến trúc xây dựng(+) -

4

5506020

Đồ án Kỹ thuật thi công

0

1

0

1

Kỹ thuật thi công II(+) -

5

5506021

Đồ án nền móng

0

1

0

1

Nền móng(+) -

6

5506022

Đồ án Tổ chức thi công

0

1

0

1

Tổ chức thi công(+) -

7

5506023

Đồ án tốt nghiệp XD

0

10

0

10

Kết cấu công trình BTCT(*) - Kỹ thuật thi công I(*) -

8

5506025

Dự toán xây dựng

2

1

0

3

Kỹ thuật thi công I -

9

5506028

Học kỳ Doanh nghiệp XD

0

0

5

5

Thực tập Công nhân XD -

10

5506030

Kết cấu công trình BTCT

2

1

0

3

Kết cấu bê tông cốt thép -

11

5506031

Kết cấu công trình thép

2

0

0

2

Kết cấu thép -

12

5506034

Kiến trúc xây dựng

2

0

0

2

Nhập môn ngành XD -

13

5506036

Kỹ thuật thi công I

3

0

0

3

Kết cấu bê tông cốt thép -

14

5506037

Kỹ thuật thi công II

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I -

15

5506040

Nền móng

2

0

0

2

Cơ học đất -

16

5506044

Quản lý dự án xây dựng

2

0

0

2

Nhập môn ngành XD -

17

5506048

Thực tập Công nhân XD

0

2

0

2

Thực tập Nhận thức XD -

18

5506049

Thực tập Nhận thức XD

0

0

1

1

 

19

5506051

Thực tập trắc địa

0

1

0

1

Trắc địa xây dựng(+) -

20

5506053

Tin học xây dựng

1

1

0

2

Kết cấu công trình BTCT -

21

5506055

TN kết cấu công trình

0

1

0

1

Thí nghiệm cơ học -

22

5506057

Tổ chức thi công

3

0

0

3

Kỹ thuật thi công I -

23

5506059

Trắc địa xây dựng

2

0

0

2

 

24

5506062

Vẽ xây dựng trên máy tính

1

1

0

2

Vẽ kỹ thuật xây dựng(+) -

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc HP chuyên ngành

56

 

3.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

1

5506003

Cấp thoát nước

3

0

0

3

Kiến trúc xây dựng -

2

5506010

Chuyên đề vật liệu xây dựng

1

0

0

1

Vật liệu xây dựng -

3

5506024

Động lực học công trình

2

0

0

2

Cơ lý thuyết -

4

5506046

Thí nghiệm cơ học

0

1

0

1

Sức bền vật liệu(+) -

5

5506047

Thiết bị kỹ thuật trong nhà

2

0

0

2

Kiến trúc xây dựng -

6

5506121

Thủy văn

2

0

0

2

 

7

5506005

Chuyên đề đấu thầu XD

1

0

0

1

Kỹ thuật thi công I -

8

5506006

Chuyên đề kết cấu CT

1

0

0

1

Kết cấu bê tông cốt thép -

9

5506008

Chuyên đề nền móng CT

1

0

0

1

Nền móng -

10

5506009

Chuyên đề thi công CT

1

0

0

1

Kỹ thuật thi công I -

11

5506026

Giám sát thi công xây dựng

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I -

13

5506032

Kết cấu nhà nhiều tầng

2

0

0

2

Kết cấu bê tông cốt thép -

14

5506035

Kinh tế xây dựng

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I -

15

5506038

Luật xây dựng

1

0

0

1

Nhập môn ngành XD -

16

5506041

Ngoại ngữ chuyên ngành XD

2

0

0

2

Kiến trúc xây dựng -

17

5506045

Thanh quyết toán công trình XD

2

0

0

2

Dự toán xây dựng -

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc HP chuyên nghiệp

8

 

4.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn tự do

1

5506002

Bảo dưỡng SC & nâng cấp CT

2

0

0

2

Kết cấu bê tông cốt thép -

2

5506007

Chuyên đề kiến trúc bền vững

2

0

0

2

Kiến trúc xây dựng -

3

5506015

Định giá sản phẩm XD

3

0

0

3

Kỹ thuật thi công I -

4

5506016

Đồ án cấu tạo kiến trúc nhà DD

0

1

0

1

Cấu tạo KT nhà dân dụng(+) -

Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp

98

 

Tổng số

131

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Các chuyên đề chuyên ngành XD

Các học phần này có nội dung đa dạng, luôn được cập nhật, đổi mới và được giảng dạy bởi những chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực hoạt động của sản xuất xây dựng. Nội dung của các học phần để cập những vấn đề mới mẻ nhất, nóng hổi nhất trong các lĩnh vực vật liệu, nền móng công trình, kết cấu, thi công, quản lý xây dựng, đấu thầu và kiến trúc xây dựng.

Cơ học lý thuyết 

Học phần Cơ học lý thuyết là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật tổng quát về chuyển động và cân bằng của các vật thể gồm 2 phần: Phần  Tĩnh học vật rắn chuyên nghiên cứu về sự cân bằng của các vật rắn dưới tác dụng của các lực, đưa ra phương pháp thu gọn hệ lực và tìm điều kiện cân bằng của hệ lực. Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất của cơ học hiện đại, nắm được các tiên đề tĩnh học để từ đó tính toán, giải quyết các bài toán cơ học thường gặp trong ngành kỹ thuật. Phần Động học, nghiên cứu các qui luật chuyển động của vật thể đơn thuần về hình học, không đề cập đến khối lượng và lực. Những kết quả khảo sát trong động học sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu toàn diện các qui luật chuyển động của vật thể trong phần động lực học. Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất của cơ học hiện đại, nắm được các tiên đề động học để từ đó tính toán, giải quyết các bài toán cơ học thường gặp trong ngành kỹ thuật.

Sức bền vật liệu

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tính toán độ bền, độ cứng và độ ổn định của thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn, làm cơ sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này còn tạo cho sinh viên có được những trực giác kỹ thuật trong việc nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các vấn đề kỹ thuật.

Thí nghiệm cơ học

Thí nghiệm cơ học là môn học cơ sở ngành giảng dạy cho sinh viên các ngành kỹ thuật. Học phần trang bị cho sinh viên chuyên ngành xây dựng các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thí nghiệm tính chất cơ lý của kim loại. Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng xử lý số liệu thực nghiệm nhằm xác định gần đúng các đại lượng đặc trưng cơ học.

Cơ học kết cấu I

Cung cấp kiến thức về các dạng kết cấu trong công trình, sự phát sinh phản lực gối tựa, nội lực và chuyển vị của công trình dưới tác dụng của các loại tải trọng có tính chất khác nhau. Dự đoán được các trường hợp xuất hiện nội lực, chuyển vị nguy hiểm cũng như vị trí xuất hiện của chúng trong công trình. Cơ học kết cấu I nghiên cứu hệ tĩnh định. Xét cấu tạo hình học của hệ phẳng. Tính toán nội lực và chuyển vị cho các hệ phẳng tĩnh định như : hệ dầm, hệ khung, hệ dàn, hệ có hệ thống truyền lực và hệ ghép.

Cơ học kết cấu II

Cơ học kết cấu II nghiên cứu hệ kết cấu siêu tĩnh. Tính toán nội lực và chuyển vị cho các hệ phẳng siêu tĩnh như: hệ khung siêu tĩnh, hệ dầm liên tục bằng  phương pháp lực, phương pháp chuyển vị và phương pháp hỗn hợp.

Cơ học đất

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bản chất của đất, các giả thuyết lý thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ học xảy ra trong đất khi chịu các tác động bên ngoài và bên trong, sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các đặc trưng vật lý của đất, các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan, sự phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề biến dạng, sức chịu tải của nền đất, ổn định của khối đất và áp lực đất lên vật rắn. Trên cơ sở đó, vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình.

Thí nghiệm Cơ học đất

Học phần giúp sinh viên thực hành cách nhận dạng các loại đất tự nhiên, xác định những chỉ tiêu cơ lí của đất ở trong phòng thí nghiệm và ở ngoài hiện trường phục vụ cho công tác thiết kế nền móng như: dung trọng tự nhiên, độ ẩm của đất, trọng lượng riêng hạt đất, xác định thành phần hạt đất, lực dính, góc ma sát trong của đất và các giới hạn Atterberg.

Địa chất công trình

Học phần này cung cấp cho sinh viên các cơ bản về đất đá xây dựng, một số tính chất nước, vật lý và cơ học của đất đá, nước dưới đất, các hiện tượng, quá trình địa chất nội - ngoại động lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình và cảnh quan môi trường xây dựng. Sau khi kết thúc học phần này sinh viên phải  có được các kiến thức cơ bản, cập nhật về đất đá xây dựng và thể hiện được mặt cắt địa chất công trình.

Vật liệu xây dựng

Giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại, kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, xilicat, gỗ, bô tông asphal, vật liệu hoàn thiện. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của các vật liệu, phục vụ cho thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng. Cung cấp một số kiến thức cơ bản về các cấu kiện bê tông cốt thép, kết cấu thép.

TN vật liệu XD

Học phần củng cố kiến thức lý thuyết học phần Vật liệu xây dựng, nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm vật liệu xây dựng thông qua các bài thí nghiệm xác định những tính chất cơ lý của một số  vật liệu xây dựng cơ bản như: Gạch đất sét nung; Cát; Đá; Xi măng; Bê tông; Vữa xi măng; Nitum; Bêtông nhựa; …

Nhập môn ngành xây dựng

Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về các khía cạnh cơ bản của Xây dựng và các lĩnh vực hoạt động trong ngành Xây dựng nhằm đạt được mục đích ý nghĩa là “nhập môn” cho sinh viên ngành Xây dựng. Ngoài ra học phần này còn giúp sinh viên chuẩn bị kế hoạch học tập và các kỹ năng cần thiết để đạt kết quả học tập tốt nhất; tạo sự thích thú học tập và say mê nghiên cứu giúp cho sinh viên yêu thích ngành nghề xây dựng và đạt kết quả học tập tốt nhất.

Học kỳ doanh nghiệp XD

Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất của ngành xây dựng, tiếp cận với các hạng mục đang được thi công, tham quan thực tế công nghệ sản xuất, tìm hiểu về tổ chức sản xuất xây dựng và công tác thiết kế các công trình xây dựng. Trong thời gian thực tập, học viên được vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế, chuẩn bị để đảm nhận được công việc của một kỹ thuật viên xây dựng trong tương lai. Ngoài ra sinh viên còn có thể thực tập tại các công ty tư vấn thiết kế xây dựng. Quá trình tham gia học kỳ doanh nghiệp sinh viên có thể kết hợp thực hiện đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ kỹ thuật tại đơn vị thực tập. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên được Nhà trường và Doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đã tham gia học kỳ doanh nghiệp.

Đồ án chuyên ngành XD

Giúp SV tổng hợp, hệ thống các kiến thức đã được đào tạo, vận dụng thực hiện nội dung thiết kế một phần công trình xây dựng với quy mô vừa phải ở 03 nội dung cơ bản: Thiết kế Kiến trúc, thiết kế kết cấu và thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công  công trình. Kết quả thể hiện qua thuyết minh và các bản vẽ kỹ thuật là cơ sở đánh giá sinh viên trước khi tốt nghiệp

Kết cấu bê tông cốt thép

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về tính chất cơ lý của vật liệu, sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép, nguyên tắc cấu tạo và tính toán các cấu kiện bê tông cốt thép cơ bản (chịu uốn, nén, kéo, xoắn và chịu lực tổng hợp) theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012. Bê tông cốt thép là loại kết cấu chủ yếu trong xây dựng hiện đại nên học phần này cần thiết cho tất cả các chuyên ngành xây dựng, cầu đường, kiến trúc và là học phần tiên quyết của chuyên ngành xây dựng. Học phần cần học trước là Sức bền vật liệu và Cơ học kết cấu. Học xong học phần này sinh viên phải biết tính toán được các cấu kiện bê tông cốt thép cơ bản, thiết kế được hệ dầm sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối và biết vận dụng được kiến thức đã học vào chuyên môn và thực tiễn.

Đồ án kết cấu BTCT

Học phần này yêu cầu sinh viên vận dụng các kiến thức của học phần Kết cấu bê tông cốt thép 1 để tính toán thiết kế hệ sàn sườn toàn khối theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012. Học xong học phần này sinh viên được rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành tính toán thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép, biết chọn tiết diện dầm và độ dày sàn; biết bố trí cốt thép các bộ phận dầm sàn, biết tính toán cấu tạo cốt thép (uốn, neo, nối và cắt cốt thép theo biểu đồ bao vật liệu), biết thể hiện một bản vẽ thi công bê tông cốt thép và thống kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Kết cấu công trình BTCT

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý tính toán thiết kế các hệ kết cấu bê tông cốt thép trong công trình xây dựng dân dụng (kết cấu mái, kết cấu khung, kết cấu cầu thang và móng) và trong công trình xây dựng công nghiệp (khung ngang nhà công nghiệp một tầng lắp ghép) theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012. Ngoài ra học phần này còn cung cấp cho sinh viên biết tính toán được kết cấu nhà nhiều tầng, các hệ kết cấu thông dụng và biết vận dụng được kiến thức vào chuyên môn và thực tiễn.

Kết cấu thép

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về tính chất cơ lý của vật liệu, sự làm việc của kết cấu thép, nguyên tắc cấu tạo và tính toán liên kết (hàn, bulông, đinh tán), tính toán các cấu kiện kết cấu thép cơ bản (chịu uốn, nén, kéo, xoắn và chịu lực tổng hợp). Việc tính toán được thực hiện theo tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005. Kết cấu thép là loại kết cấu chủ đạo trong xây dựng hiện đại nên học phần này cần thiết cho tất cả các chuyên ngành xây dựng, cầu đường và kiến trúc. Học phần cần học trước là Sức bền vật liệu và Cơ học kết cấu. Học xong học phần này sinh viên phải biết tính toán được các dạng cấu kiện kết cấu thép cơ bản (sàn thép, dầm thép hình và tổ hợp, cột thép đặc và rỗng, dàn phẳng) và biết vận dụng được kiến thức đã học vào chuyên môn và thực tiễn.

Kết cấu công trình thép

Kết cấu thép quan trọng vì được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các loại hình công trình xây dựng. Kế thừa kiến thức trong học phần Kết cấu thép 1, học phần này nghiên cứu thiết kế những hệ kết cấu thép công trình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Nền móng

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguyên tắc chung khi thiết kế nền và móng công trình, trình tự tính toán thiết kế các loại móng nông thường gặp, móng cọc đài thấp, móng cọc đài cao, các giải pháp xử lý và gia cố nền đất khi xây dựng công trình để đảm bảo công trình được ổn định. Sinh viên sẽ làm được những việc như: Thiết kế móng đơn, móng cọc đài thấp cho các công trình xây đựng thông dụng; Thiết kế biện pháp xử lý nền đất yếu.

Ngoại ngữ chuyên ngành XD

Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc. Học phần Ngoại ngữ chuyên ngành XD cung cấp cho sinh viên ngành xây dựng vốn từ vựng cần thiết, các mẫu câu và ngữ pháp thông dụng dùng trong trao đổi, trình bày các nội dung chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Các chủ đề trọng tâm của học phần gồm: Mô tả hình dáng, vị trí, kích thước, số lượng; mô tả kết cấu, chức năng, khả năng, trình tự công việc.

Bảo dưỡng, sửa chữa & nâng cấp công trình

Công trình hư hỏng, xuống cấp hay sụp đổ là do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc điều tra nguyên nhân hư hỏng và sự cố đòi hỏi phải có kiến thức nhất định, phải tập hợp đầy đủ những bằng chứng và số liệu cụ thể để tìm ra nguyên nhân chính xác. Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa thường liên quan với nhau. Tìm được nguyên nhân đúng đắn mới đề ra được biện pháp sửa chữa hợp lí và hiệu quả nhất. Học phần sẽ giúp cho sinh viên tìm hiểu thấu đáo những nội dung nêu trên, giúp cho sinh viên tìm ra được giải pháp sửa chữa có hiệu quả các hư hỏng của công trình, chủ yếu với kết cấu bê tông cốt thép.

Kiến trúc xây dựng

Kiến trúc và xây dựng là 2 ngành khoa học có mối quan hệ biện chứng, sự phát triển của ngành này cũng là những cơ sở cho sự phát triển của ngành kia. Vì thế, sinh viên ngành Xây dựng cần phải có những hiểu biết về kiến trúc. Đây chính là những kiến thức cần thiết cho sinh viên trong quá trình học các môn chuyên ngành xây dựng khác cũng như tiếp cận với thực tế công việc sau này. Nội dung học phần bao gồm: Giới thiệu tổng quan về Kiến trúc; Cơ sở và nguyên tắc thiết kế Kiến trúc; Thiết kế các công trình Kiến trúc Dân dụng; Tổng quan về Kiến trúc Công nghiệp; Thiết kế Kiến trúc Nhà Công nghiệp.

Đồ án kiến trúc xây dựng

Sinh viên khi thực hiện đồ án này sẽ được chọn một trong những công trình dân dụng hay công cộng như chung cư, nhà làm việc, khách sạn, nhà triển lãm, thư viện ... để thiết kế các nội dung kiến trúc cho một công trình như tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, mặt cắt, các mặt bên và một số chi tiết thông dụng.

Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng

Giúp cho sinh viên nắm được các thành phần chính và cấu tạo của chúng trong nhà dân dụng, nguyên lý cấu tạo và nguyên lý thiết kế cấu tạo kiến trúc cho loại hình công trình kiến trúc dân dụng. Đây chính là những kiến thức cần thiết cho sinh viên trong quá trình học các môn chuyên ngành xây dựng khác cũng như tiếp cận với thực tế công việc sau này.

Đồ án Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng.

Vận dụng những kiến thức đã học - học phần Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - để thiết kế cấu tạo kiến trúc cho một công trình kiến trúc dân dụng cụ thể (ví dụ như nhà biệt thự, khách sạn, chung cư, nhà làm việc, trường học, bệnh viện, …). Đồ án giúp cho sinh viên có thể đưa ra các phương án thiết kế cấu tạo kiến trúc phù hợp với đặc thù của công trình cũng như kỹ năng thể hiện một bộ bản vẽ kỹ thuật thi công (phần Kiến trúc).

 

Kỹ thuật thi công I

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật thi công khi tiến hành chỉ đạo thi công công trình dân dụng hoặc công nghiệp như: Cấu tạo và tính toán hệ ván khuôn dàn dáo ; Biện pháp đổ bêtông ; Biện pháp thi công các công tác đất; ... 

Đồ án kỹ thuật thi công

Sau khi hoàn thành học phần kỹ thuật thi công 1, sinh viên được chọn một công trình định trước như: nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn, nhà triển lãm, thư viện ... để thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công cho các công tác chính khi thi công công trình.

Kỹ thuật thi công II

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật thi công khi tiến hành chỉ đạo thi công công trình dân dụng hoặc công nghiệp như: Biện pháp thi công lắp ghép các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn ; Lắp ghép kết cấu thép;...

Máy xây dựng

Học phần giới thiệu các loại máy xây dựng thông dụng nhất với các nội dung như: Phân loại, công dụng và cấu tạo của máy xây dựng; Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy; Chỉ tiêu năng suất của ca máy. Đề cập đến các phương pháp để từ đó chọn được máy phù hợp với các công tác thi công xây lắp.

An toàn lao động

Đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan đến lao động và an toàn, vệ sinh trong xây dựng; các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo hộ lao động; đi sâu vào vấn đề giữ gìn môi trường làm việc, kỹ thuật an toàn trong một số công tác xây dựng chính và về phòng cháy chữa cháy.

Quản lý dự án xây dựng

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm về dự án, quản lí dự án, các phương pháp hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Học phần này sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ khâu hoạch định dự án cho đến khi triển khai và hoàn thành dự án.

Quản lý chất lượng xây dựng

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng xây dựng cơ bản trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm do mình làm ra, giúp cho việc quản lý dự án xây dựng hiệu quả hơn.

Luật xây dựng

Luật xây dựng là học phần bổ sung cho sinh viên những kiến thức về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và Luật xây dựng nói riêng để biết cách tra cứu, xử lý các tình huống liên quan đến công việc sau này, đồng thời hỗ trợ cho sinh viên tiếp cận cách học tập và làm chủ kiến thức.

Dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng là môn chuyên ngành, giúp sinh viên hiểu được quy trình, phương thức, cách thức, văn bản hướng dẫn bốc khối lượng, lập đơn giá, lập dự toán xây dựng công trình và ứng dụng vào việc đo bóc khối lượng công trình, lập dự toán công trình thực tế.

Kinh tế xây dựng

Cung cấp cho sinh viên ngành xây dựng mảng kiến thức quan trọng về kinh tế và quản lý trong xây dựng. Nội dung chính của học phần gồm: quản lý Nhà nước về kinh tế đối với ngành xây dựng; phân tích dự án đầu tư; các phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế, các kiến thức về lựa chọn nhà thầu, thiết kế trong xây dựng, hợp đồng xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thanh toán, quyết toán trong xây dựng và nắm rõ hồ sơ quyết toán công trình gồm những gì để đảm bảo hồ sơ pháp lý đúng theo quy định.

Định giá sản phẩm XD

Học phần Định giá sản phẩm xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về phương pháp nghiên cứu, xây dựng và sử dụng đơn giá, dự toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nội dung chính của học phần  trình bày phương pháp xác định đơn giá xây dựng, xác định tổng mức đầu tư và tổng dự toán xây dựng công trình, phương pháp xác định giá gói thầu, giá dự thầu, giá hợp đồng, xác định khối lượng thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Thiết bị kỹ thuật trong nhà

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, các vấn đề về kỹ thuật và trang bị cho công trình kiến trúc không ngừng được cải tiến và hoàn thiện ngày càng cao.  Sinh viên được tìm hiểu nhiều hệ thống trang thiết bị kỹ thuật mới và ứng dụng lắp đặt cho các công trình xây dựng nhằm phục vụ một cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình vận hành và sử dụng các công trình. Sinh viên sẽ được nghiên cứu về cấu tạo và vận hành của các hệ thống như: Cấp điện và cấp thoát nước; chống sét; phòng cháy chữa cháy; điều hòa không khí và thông gió; thang máy; hệ thống kỹ thuật điện tử và tin học; …

Thực tập công nhân xây dựng

Rèn luyện, bồi dưỡng cho ngưòi học ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề qua lao động thực tế nhằm thấy được giá trị lớn lao của lao động chân tay, mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ kỹ thuật và công nhân. Ngoài ra, còn rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật; tác phong công nghiệp và tư duy lao động sáng tạo, chủ động, gắn lý thuyết đã được đào tạo với thực tiễn sản xuất xây dựng tại công trường. Chủ đề trọng tâm của học phần: Thực hành công tác xây trát, kiểm tra và nghiệm thu; Thực hành công tác BTCT, kiểm tra và nghiệm thu.

Thực tập nhận thức xây dựng

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau này. Các chủ đề trọng tâm của học phần: Nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho sinh viên cũng như cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành, vận dụng những gì đã học để có thể áp dụng vào thực tế; Cung cấp cho sinh viên các yêu cầu của công việc trong tương lai nhằm làm cho sinh viên có thể hình dung những vị trí có thể làm sau khi ra trường để từ đó sinh viên tự điều chỉnh ý thức học tập, thái độ hành xử, kỹ năng giao tiếp, … trong khoảng thời gian học tập còn lại, chọn cho mình con đường đi thích hợp cho bản thân; Cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về một công ty xây dựng, cơ cấu tổ chức và vận hành, các kỹ năng cần thiết khi làm việc tại một công ty xây dựng.

Trắc địa xây dựng

Trắc địa công trình cần thiết cho tất cả các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Do đó học phần trắc địa là một học phần chuyên ngành quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo kỹ thuật viên xây dựng. Các chủ đề trọng tâm của học phần: Kiến thức tổng quan về môn học trắc địa; Nguyên tắc cấu tạo các máy móc và dụng cụ trắc địa thông dụng; Đo vẽ bình đồ, mặt cắt địa hình, và bố trí công trình.

Thực hành trắc địa

Giúp cho học viên hiểu sâu kiến thức lý thuyết trong môn học Trắc địa và có thể trực tiếp đo vẽ bản đồ hoặc bố trí công trình sau khi ra trường. Nội dung chính của học phần gồm: Cấu tạo của máy móc và dụng cụ trắc địa; Sử dụng các máy móc và dụng cụ trắc địa thông dụng để đo các yếu tố cơ bản, đo và tính toán bình sai lưới khống chế, đo vẽ bình đồ.

Tổ chức thi công

Tổ chức thi công là một lĩnh vực hoạt động có phạm vi chuyên môn rộng, phức tạp. Sản phẩm của tổ chức thi công xây dựng là công trình xây dựng hiện hữu. Đây là một môn học quan trọng. Khối lượng thiết kế tổ chức thi công chiếm tỷ lệ lớn trong đồ án tốt nghiệp của sinh viên. Các chủ đề trọng tâm của học phần bao gồm: Tổng quan về tổ chức xây dựng công trình; Ứng dụng phương pháp tổ chức thi công theo dây chuyền, theo sơ đồ mạng; Thiết kế tổ chức thi công các bộ phận công trình, từng hạng mục công trình, công trình có nhiều hạng mục; Bố trí hạ tầng phụ trợ cho xây dựng; Thiết kế tổng mặt bằng thi công.

Đồ án tổ chức thi công

Thông qua nhiệm vụ thiết kế tổ chức thi công một nhà công nghiệp một tầng lắp ghép, học phần này giúp cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học trong học phần Tổ chức thi công. Kết quả thực hành là một bản thuyết minh tính toán và bản vẽ kèm theo. Nội dung của đồ án môn học này là một thành phần của đồ án tốt nghiệp ra trường của sinh viên.

Vẽ kỹ thuật xây dựng I

Tin học xây dựng

Việc học tập các học phần sẽ được được thực hiện tốt nhất khi có sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm phù hợp. Khả năng sử dụng máy tính tốt đã trở thành một yêu cầu bắt buộc phải có đối với người sinh viên sau khi ra trường. Học phần sẽ giúp cho sinh viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm phổ biến nhất trong xây dựng để thực hiện có hiệu quả nhất các yêu cầu của kiến thức cơ sở chuyên ngành đã học, hỗ trợ cho sinh viên tiếp cận học tập và làm chủ kiến thức chuyên ngành. Học tốt học phần này, sinh viên còn có cơ hội đi sâu nghiên cứu khoa học, tạo ra những sản phẩm sáng tạo của riêng mình. Các nội dung chính gồm: Quản lý tốt một máy tính. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm phổ biến trong xây dựng; Thông qua việc sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng, sinh viên được một lần nữa được ôn luyện những kiến thức chuyên môn có liên quan.

Toán ứng dụng

Tính toán là nền tảng cho các học phần chính trong mọi chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ, kỹ thuật. Dựa trên phần mềm toán Mathcad, Toán ứng dụng kế thừa các kiến thức đã học trong chương trình toán phổ thông và Đại số tuyến tính để dễ dàng thực hiện các phép tính, nối kết chúng thành những bài toán, thành những chương trình. Toán ứng dụng phục vụ đắc lực trong việc học tập, nghiên cứu các học phần tiếp theo thuộc cơ sở ngành và chuyên ngành.

Vẽ kỹ thuật xây dựng 

Học phần này giới thiệu các khái niệm cơ bản, các tiêu chuẩn xây dựng, các thành phần và trình tự thể hiện, … của việc lập bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Từ đó giúp cho sinh viên có khả năng đọc, hiểu và vẽ bằng tay các loại bản vẽ kỹ thuật trong ngành xây dựng.

Vẽ xây dựng trên máy tính

Trong kiến trúc và xây dựng, phần mềm Autocad là một ứng dụng vẽ kỹ thuật phổ biến nhất. Vì thế, những hiểu biết và khả năng ứng dụng những tiện ích do phần mềm ACAD mang lại thực sự là một yêu cầu cần thiết, giúp cho việc hoàn thành quá trình thiết kế và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật đạt hiệu quả. Các chủ đề trọng tâm của học phần: Các lệnh vẽ cơ bản; Các lệnh vẽ nhanh; Tạo và hiệu chỉnh kích thước, …

 

  1. Kế hoạch đào tạo

Học kỳ

Mã HP

Tên học phần

Số tín chỉ

Loại học phần

1

5504088

Cơ lý thuyết

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5319001

Đại số tuyến tính

2

Học phần tự chọn BB - đại cương

5319002

Giải tích I

3

Học phần bắt buộc - đại cương

5013001

Giáo dục thể chất I

1

Học phần bắt buộc - Chứng chỉ

5506027

Hình họa

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5502003

Kỹ năng giao tiếp

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5413001

Ngoại Ngữ cơ bản

3

Học phần tự chọn tự do

5413002

Ngoại Ngữ I

3

Học phần bắt buộc - đại cương

5506042

Nhập môn ngành XD

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5211005

Pháp luật đại cương

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5505080

TH Tin học đại cương

1

Học phần tự chọn tự do

5505082

TH Tin học văn phòng

1

Học phần tự chọn BB - đại cương

5505097

Tin học đại cương

2

Học phần tự chọn BB - đại cương

5505098

Tin học văn phòng

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5305002

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

Học phần tự chọn BB - đại cương

2

5319003

Giải tích II

2

Học phần tự chọn BB - đại cương

5013002

Giáo dục thể chất II

1

Học phần bắt buộc - Chứng chỉ

5413003

Ngoại Ngữ II

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5209002

NLCB của CNMLN I

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5504040

Sức bền vật liệu

3

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506046

Thí nghiệm cơ học

1

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506049

Thực tập Nhận thức XD

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506051

Thực tập trắc địa

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506121

Thủy văn

2

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506056

TN Vật liệu xây dựng

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506058

Toán ứng dụng

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5506059

Trắc địa xây dựng

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506060

Vật liệu xây dựng

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5305001

Vật Lý Cơ - Điện

2

Học phần tự chọn BB - đại cương

5506061

Vẽ kỹ thuật xây dựng

3

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506062

Vẽ xây dựng trên máy tính

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

3

5506010

Chuyên đề vật liệu xây dựng

1

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506011

Cơ học đất

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506012

Cơ học kết cấu I

3

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506014

Địa chất công trình

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506019

Đồ án Kiến trúc XD

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5502001

Giáo dục quốc phòng

4

Học phần bắt buộc - Chứng chỉ

5013003

Giáo dục thể chất III

1

Học phần bắt buộc - Chứng chỉ

5506034

Kiến trúc xây dựng

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5413004

Ngoại ngữ III

2

Học phần bắt buộc - đại cương

5209003

NLCB của CNMLN II

3

Học phần bắt buộc - đại cương

5506054

TN cơ học đất

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5319005

Xác suất Thống kê

2

Học phần bắt buộc - đại cương

4

 

5506004

Cấu tạo KT nhà dân dụng

3

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506007

Chuyên đề kiến trúc bền vững

2

Học phần tự chọn tự do

5506013

Cơ học kết cấu II

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506016

Đồ án cấu tạo kiến trúc nhà DD

1

Học phần tự chọn tự do

5506017

Đồ án Kết cấu BTCT

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506021

Đồ án nền móng

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5013004

Giáo dục thể chất IV

1

Học phần bắt buộc - Chứng chỉ

5506029

Kết cấu bê tông cốt thép

3

Học phần bắt buộc - cơ sở

5502004

Kỹ năng làm việc nhóm

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5506038

Luật xây dựng

1

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506039

Máy xây dựng

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506040

Nền móng

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5413005

Ngoại Ngữ IV

2

Học phần tự chọn tự do

5506052

Tin học đồ hoạ kiến trúc

3

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506055

TN kết cấu công trình

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5

5506002

Bảo dưỡng SC & nâng cấp CT

2

Học phần tự chọn tự do

5506003

Cấp thoát nước

3

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506008

Chuyên đề nền móng CT

1

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506134

Đồ án Kết cấu Công trình BTCT

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506018

Đồ án kết cấu thép

1

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506030

Kết cấu công trình BTCT

3

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506033

Kết cấu thép

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506036

Kỹ thuật thi công I

3

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5413006

Ngoại Ngữ V

2

Học phần tự chọn tự do

5502005

Phát triển dự án

2

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5506043

Phương pháp Phần tử hữu hạn

2

Học phần bắt buộc - cơ sở

5506044

Quản lý dự án xây dựng

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

6

5506006

Chuyên đề kết cấu CT

1

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506020

Đồ án Kỹ thuật thi công

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506024

Động lực học công trình

2

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506025

Dự toán xây dựng

3

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506031

Kết cấu công trình thép

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506032

Kết cấu nhà nhiều tầng

2

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506037

Kỹ thuật thi công II

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506041

Ngoại ngữ chuyên ngành XD

2

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5502006

Phương pháp học tập NCKH

2

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5506047

Thiết bị kỹ thuật trong nhà

2

Học phần tự chọn BB - cơ sở

5506048

Thực tập Công nhân XD

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506053

Tin học xây dựng

2

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

7

5506001

An toàn lao động

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506005

Chuyên đề đấu thầu XD

1

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506009

Chuyên đề thi công CT

1

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506015

Định giá sản phẩm XD

3

Học phần tự chọn tự do

5506022

Đồ án Tổ chức thi công

1

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506084

Dự án khởi nghiệp XD

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5209001

Đường lối CM của ĐCSVN

3

Học phần bắt buộc - đại cương

5506026

Giám sát thi công xây dựng

2

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5507014

Giáo dục Môi trường

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5502002

Khởi nghiệp - việc làm

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5506035

Kinh tế xây dựng

2

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5502008

Kỹ năng lãnh đạo

1

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

5506045

Thanh quyết toán công trình XD

2

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

5506057

Tổ chức thi công

3

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

7

5209004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

Học phần bắt buộc - đại cương

8

5506023

Đồ án tốt nghiệp XD

10

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5506028

Học kỳ Doanh nghiệp XD

5

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

 

6.      Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT

a)  Danh sách đội ngũ giảng viên.

Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên ngành:

1

Huỳnh Minh Sơn

Giảng viên chính, Tiến Sỹ

2

Lê Minh Thắng

Giảng viên - Thạc Sĩ (NCS)

3

Võ Duy Hải

Giảng viên - Thạc Sĩ (NCS)

4

Trương Thị Thu Hà

Giảng viên - Thạc Sĩ

5

Đoàn Vĩnh Phúc

Giảng viên - KS

6

Phan Viết Nhựt

Giảng viên - KS

7

Phan Nhật Long

Giảng viên - KS

8

Ngô Thanh Vinh

Giảng viên - KS

9

Lê Thị Phượng

Giảng viên - KS

10

Mai Phước Ánh Tuyết

Giảng viên - KS

11

Nguyễn Thanh Bình

Giảng viên - KS

12

Phạm Thị Phương Trang

Giảng viên - KS

13

Phan Thanh Ngọc

Giảng viên - KS

14

Nguyễn Tiến Dũng

Giảng viên chính -Thạc Sĩ

15

Lê Chí Phát

Giảng viên - Thạc Sĩ

16

Nguyễn Phú Hoàng

Giảng viên - Thạc Sĩ

17

Trần Thanh Quang

Giảng viên - Thạc Sĩ

18

Trương Hoàng Lộc

Giảng viên - Thạc Sĩ

19

Phan Tiến Vinh

Giảng viên - Thạc Sĩ (NCS)

20

Lê Thị Kim Anh

Giảng viên - Thạc Sĩ

21

Lê Thanh Hòa

Giảng viên - Thạc Sĩ

22

Trần Vũ Tiến

Giảng viên - Thạc Sĩ

23

Đinh Nam Đức

Giảng viên - Thạc Sĩ

24

Lưu Thiên Hương

Giảng viên - Thạc Sĩ

25

Võ Thị Vỹ Phương

Giảng viên – Kiến trúc sư

26

Ngô Thị Mỵ

Giảng viên - Thạc Sĩ

27

Bạch Quốc Sĩ

Giảng viên - Tiến Sĩ

28

Cao Thị Xuân Mỹ

Giảng viên - Thạc Sĩ

29

Thân Vĩnh Dự

Giảng viên - Tiến Sĩ

30

Trần Đức Long

Giảng viên - Thạc Sĩ

31

Nguyễn Văn Bảo Nguyên

Giảng viên - Thạc Sĩ

32

Huỳnh Võ Duyên Anh

Giảng viên - Thạc Sĩ

b)  Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính

+        Phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình

+        Xưởng thực hành thiết kế kiến trúc XD

+        Xưởng thực hành kỹ thuật xây dựng

+        Phòng máy tính ( Xưởng thực hành tin học xây dựng)

+        Phòng thí nghiệm xây dựngc) 

c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành

- Laptop

- Máy chiếu

- Các phần mềm chuyên ngành.                               

 

Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo