1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 2 (đợt 1) năm học 2023-2024.

+ Công bố danh sách dự kiến xử lý học vụ học kỳ 1 năm học 2023-2024

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 1 (đợt 2) năm học 2023-2024.

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 (KỲ 123).

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK223] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

+ THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN HỌC ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ CƠ BẢN, NGOẠI NGỮ I (BẮT ĐẦU HỌC TỪ NGÀY 02/10/2023)

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH DỰ KIẾN CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ Thông báo về việc cập nhật phòng học và thời khóa biểu Học kỳ 1 năm học 2023-2024 (Kỳ 123).

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK123] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC.

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu giờ giảng quy đổi học kỳ II năm học 2022-2023; định mức giờ chuẩn và giờ chuẩn quy đổi năm học 2022 - 2023.

Previous
Next

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Cấp đào tạo       : Cao Đẳng

Ngành                 : Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Mã ngành           : 50710

Khoa quản lý     : Khoa Công nghệ Hóa học

Ban hành theo QĐ số 85/CĐCN-ĐT ngày 25/05/07 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

·       Mục tiêu đào tạo

·       Cơ hội nghề nghiệp

·       Phương thức đào tạo

·       Khả năng phát triển nghề nghiệp:

·       Danh sách các học phần

·       Kiến thức Giáo dục Đại cương

·       Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

·       Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

 

·        Mục tiêu­ đào tạo

Chương trình này nhằm đào tạo ra những cử nhân Sư phạm Kỹ thuật ngành CNHH, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

+ Có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

+ Có kiến thức & kỹ năng thực hành thao tác công nghệ để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ sản xuất tự động; tham gia công tác tổ chức, quản lý từng công đoạn sản xuất trên các dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại, có khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và yêu cầu học tập suốt đời.

+ Tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác & làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.

·        Cơ hội nghề nghiệp      

+ Kỹ thuật viên vận hành các dạng nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa học (như nhà máy sản xuất các loại hoá chất vô cơ, hữu cơ, nhà máy chế biến dầu khí sản xuất khí hóa lỏng, xăng, diesel, dầu nhờn, nhà máy hóa dầu sản xuất các loại sản phẩm chất dẻo polyme, các loại vật liệu tổng hợp như composit, nhựa, vải, sợi, cao su, sơn, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng silicat như xi măng, gốm sứ, thủy tinh, gạch chịu lửa.. các nhà máy với công nghệ mạ điện trên kim loại, trên nhựa, điện phân khai thác khoáng sản)

+ Kỹ thuật viên, phân tích viên chuyên ngành Hóa học ở các Sở, Viện, Trung tâm với nhiệm vụ Khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá, thanh tra, xử lý các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa học.

·        Phương thức đào tạo

+ Tín chỉ

+ Tập trung

+ 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học

+ Số giờ lên lớp trung bình 24 tiết /tuần

·        Khả năng phát triển nghề nghiệp:

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học.

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo.

·        Danh sách các học phần

SốTT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)
HP học trước
HP song hành(+)

LT-BT-TL

TH - TN

Thực tập 

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1

5020040

Toán cao cấp I

4

 

 

4

 

2

5020140

Toán cao cấp II

3

 

 

3

Toán cao cấp I

3

5020060

Vật lý I

3

 

 

3

 

4

5070012

Hóa đại cương vô cơ

3

 

 

3

 

5

5070022

TN Hóa ĐC vô cơ

 

1

 

1

Hóa đại cương vô cơ 

6

5040031

Vẽ kỹ thuật I

3

 

 

3

 

7

5050021

Tin học đại cương

2

 

3

 

8

5020020

Ngoại ngữ 1

3

 

 

3

 

9

5020100

Ngoại ngữ 2

3

 

 

3

Ngoại ngữ 1

10

5020050

Triết học MacLenin

3

 

 

3

 

11

5020090

Kinh tế chính trị

3

 

 

3

 

12

5020200

Lịch sử Đảng

2

 

 

2

 

13

5020180

Chủ nghĩa XHKH

2

 

 

2

 

14

5020210

Tư tưởng HCM

2

 

 

2

 

15

5020281

Giáo dục Môi trường

2

 

 

2

 

16

5070042

Sinh học đại cương

2

 

 

2

Hóa hữu cơ

Tổng số :

42

 

·         Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

1

5070032

Hóa hữu cơ

3

 

 

3

 

2

5070052

TN Hóa hữu cơ

 

1

 

1

Hóa hữu cơ

3

5070093

Hóa lý

3

 

 

3

Hóa đại cương vô cơ

4

5070192

TN Hóa lý

 

1

 

1

Hóa lý

5

5070123

Hóa phân tích

3

 

 

3

Hóa đại cương vô cơ

6

5070202

TN Hóa phân tích

 

1

 

1

Hóa phân tích

7

5070152

QT&TB truyền nhiệt

3

 

 

3

Hóa lý

8

5070232

TN QT&TB truyền nhiệt

 

1

 

1

QT&TB truyền nhiệt

9

5070352

QT & TB truyền chất BTL

4

 

 

4

QT&TB truyền nhiệt

10

5070442

TN QT&TB truyền chất

 

1

 

1

QT & TB truyền chất

11

5070142

QT&TB thủy lực

3

 

 

3

Hóa lý

12

5070222

TN QT&TB thủy lực

 

1

 

1

QT&TB thủy lực

13

5070303

Đồ án Hóa công

 

 

2

2

QT & TB truyền nhiệt

14

5070173

Thực tập nhận thức H

 

 

1

1

Hóa đại cương vô cơ

15

5070383

Thực tập kỹ thuật H

 

 

2

2

Thực tập nhận thức H

16

5070853

Thực tập chuyên môn H

 

 

4

4

Thực tập kỹ thuật H

17

5070623

Đồ án Công nghệ H1

 

 

2

2

Hóa học dầu mỏ và CN lọc dầu

18

5070633

Đồ án Công nghệ H2

 

 

2

2

Đồ án Công nghệ H1

19

5070823

Đồ án Công nghệ H3

 

 

2

2

Đồ án Công nghệ H1

20

5070063

CNSX chất vô cơ, hữu cơ + BTL

3

 

 

3

Hóa lý

21

5070183

TN CNSX  vô cơ hữu cơ

 

1

 

1

CNSX chất vô cơ, hữu cơ+

22

5070333

Hóa học dầu mỏ CN lọc dầu+ BTL

4

 

 

4

Hóa lý

23

5070423

TN Hóa học dầu mỏ và CN lọc dầu

 

1

 

1

Hóa học dầu mỏ và CN lọc dầu

24

5070523

CN chuyển hóa-hoá dầu

3

 

 

3

Hóa học dầu mỏ và CN lọc dầu

25

5070773

CN chế biến khí và SPDMTPhẩm

2

 

 

2

Hóa học dầu mỏ và CN lọc dầu

26

5070283

CNSX vật liệu polyme I+ BTL

4

 

 

4

Hóa lý

27

5070473

TNCNSX v/liệu polyme I

 

1

 

1

CNSX vật liệu polyme I

28

5070583

CNSX vật liệu polyme 2

3

 

 

3

CNSX vật liệu polyme I

29

5070763

TNCNSX v/liệu polyme 2

 

1

 

1

CNSXvật liệu polyme2

30

5071000

Đồ án tổng hợp

 

 

5

5

Thực tập chuyên môn H

Tổng số:

68

 

·         Tín chỉ tự chọn bắt buộc: chọn 3 trong 8 môn cơ sở ngành sau (6TC)

1

5070643

Sản xuất sạch hơn

2

 

 

2

Hóa lý

2

5070493

ATLĐ và VSCN

2

 

 

2

Hóa lý

3

5070843

Quản lý chất lượng

2

 

 

2

Hóa lý

4

5071153

An toàn và bảo vệ kim loại

2

 

 

2

Hóa lý

5

5071093

Hệ thống nhà máy Hoá

2

 

 

2

Hóa lý

6

5070393

Mô phỏng QT Công nghệ

2

 

 

2

Hóa lý

7

5070313

Đường ống và van

2

 

 

2

Hóa lý

8

5070372

TB đo lường & điều khiển

2

 

 

2

Hóa lý

Tổng số:

6

 

·         Chuyên ngành 1: Silicat (9TC)

1

5070273

CN SX vật liệu silicat 1

4

 

 

4

Hóa đại cương vô cơ

2

5070463

TNCN SX vật liệu silicat 1

 

1

 

1

CN SX vật liệu silicat 1

3

5070543

CN SX vật liệu silicat 1

3

 

 

3

CN SX vật liệu silicat 1

4

5070753

TNCN SX vật liệu silicat 2

 

1

 

1

CN SX vật liệu silicat 2

·         Chuyên ngành 2: Điện hóa (9TC)

1

5070293

Công nghệ điện hóa 1

4

 

 

4

Hóa đại cương vô cơ

2

5070413

TN Công nghệ điện hóa 1

 

1

 

1

Công nghệ điện hóa 1

3

5070593

Công nghệ điện hóa 2

3

 

 

3

Công nghệ điện hóa 1

4

5070703

TN Công nghệ điện hóa 2

 

1

 

1

Công nghệ điện hóa 2

Tổng số:

9

 

Tổng số:

125

 

·        Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

5070012        HÓA ĐẠI CƯƠNG, VÔ CƠ

Người học được trang bị các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Trạng thái tập hợp của vật chất; Nguyên lý nguyên lý I, II nhiệt động hóa học; Dung dịch và dung dịch điện ly; Động hóa học và điện hóa học; Cơ sở lý thuyết hóa học vô cơ; Một số nguyên tố và các hợp chất vô cơ quan trọng (các phức chất, những đơn chất, hợp chất).

5070022        TN HÓA ĐC VÔ CƠ

Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng của những nguyên tố tiêu biểu của các nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn và các bài thí nghiệm về điều chế một số đơn chất và hợp chất vô cơ.

5070032        HÓA HỮU CƠ

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Liên kết - cấu tạo - cấu trúc hợp chất hữu cơ, các hợp chất đa nhóm chức, các hợp chất dị vòng, gluxit, protit và lipit; Các phản ứng và cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; Các phương pháp cơ bản tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng như các tính chất lý hóa các hợp chất hữu cơ; Các vấn đề về nhiên liệu và môi trường, hợp chất màu, hợp chất có hương, các chất hoạt động bề mặt, chất nổ, chất diệt khuẩn, diệt côn trùng ...

5070052        TN HÓA HỮU CƠ

Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hữu cơ, tổng hợp một số chất hữu cơ, các phản ứng thủy phân, các phương pháp xác định một số tính chất vật lý của các chất hữu cơ.

5070123        HÓA PHÂN TÍCH

Người học được trang bị các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích; Phương pháp chuẩn độ Axit-bazơ; Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa - khử; Phương pháp chuẩn độ kết tủa; Phương pháp chuẩn độ Complexon. Qua đó, có thể xác định thành phần và hàm lượng các cấu tử (nguyên tử, phân tử hay ion) trong mẫu khảo sát.

5070202        TN HÓA PHÂN TÍCH

Môn học bước đầu trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về lĩnh vực phân tích hóa trong phòng thí nghiệm. Sinh viên được thực hiện các bài thí nghiệm phân tích định tính và phần phân tích định lượng.

5070093        HÓA LÝ

Hóa lí là một trong những ngành khoa học trung gian giữa hai ngành khoa học vật lí và hóa học. Môn học này sử dụng thành tựu của vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Môn học này trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng các định luật về nhiệt động học để giải quyết những vấn đề hóa lí, các quá trình hóa học, phân tích các tính chất của pha ở trạng thái cân bằng; các quá trình động hóa học, điện hóa học, hóa học bề mặt và hóa học chất rắn. Phần động học khảo sát về tốc độ của các phản ứng hóa học và điều kiện của các quá trình, phần điện hóa học sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trên các điện cực và các hiện tượng liên quan đến dung dịch điện li.

5070192        TN HÓA LÝ

Các bài thí nghiệm, thực hành về kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa lý, nghiên cứu để xác định các tính chất hóa lý của các hợp chất cũng như các quá trình phản ứng hóa học.

5070142        QT&TB THỦY LỰC

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học và các quá trình công nghệ và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như vận chuyển chất lỏng, vận chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất lỏng, đập - nghiền - sàng vật rắn.

5070222        TN QT&TB THỦY LỰC

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về thủy lực như đo chuẩn số Re, profil vận tốc dòng khí, trở lực dòng chảy, bơm vận chuyển chất lỏng, quá trình lọc huyền phù.

5070152        QT&TB TRUYỀN NHIỆT

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản của truyền nhiệt, các quá trình công nghệ và thiết bị về nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như đun nóng, làm lạnh, ngưng tụ, cô đặc, sấy.

5070232        TN QT&TB TRUYỀN NHIỆT

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền nhiệt như nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt đun nóng, làm nguội, quá trình sấy có tuần hoàn khí thải, quá trình sấy tầng sôi.

5070352        QT & TB TRUYỀN CHẤT + BTL

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các quá trình truyền chất và các quá trình công nghệ và thiết bị về truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực CNHH như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh.

5070442        TN QT&TB TRUYỀN CHẤT

Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về truyền chất như nghiên cứu quá trình chưng luyện hỗn hợp 2 cấu tử và nhiều cấu tử, quá trình hấp thụ 1 vài cấu tử từ 1 hỗn hợp khí, quá trình trích ly tách chất hòa tan trong hỗn hợp đầu.

5070173        THỰC TẬP NHẬN THỨC H

Sau khi sinh viên đã tích lũy được một số tín chỉ đại cương tối thiểu, sinh viên sẽ được  thực hiện đợt thực tập đầu tiên trong thời gian 1 tuần (thông thường trong học kỳ 3), với việc đi tham quan các cơ sở sản xuất và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghiệp Hóa học nhằm mục đích cho sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất, có hiểu biết ban đầu, có nhận thức chung về nhà máy, xí nghiệp, thấy rõ vai trò, trách nhiệm, ý thức của người lao động làm việc trong các Nhà máy công nghiệp.

5070383        THỰC TẬP KỸ THUẬT H

Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 2 trong thời gian 2 tuần (thông thường trong học kỳ 4), với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học, thực phẩm và môi trường.

5070853        THỰC TẬP CHUYÊN MÔN H

Sau khi sinh viên đã tích lũy được khá nhiều các học phần học trước thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (tức là các học phần chuyên môn), sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập thứ 3 trong thời gian 4 tuần (thông thường trong học kỳ 5), để làm việc thực tế ngày 8 tiếng tại cơ sở sản xuất công nghiệp hóa học nhằm mục đích cho sinh viên thực thi những kiến thức chuyên môn đã học, nắm vững quy trình sản xuất các sản phẩm đặc trưng của cơ sở sản xuất.

5070303        ĐỒ ÁN HÓA CÔNG

Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ hoặc thủy lực, hoặc truyền nhiệt, hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 3 công nghệ trên.

5070623        ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ H1

Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ lọc dầu. Thiết kế 1 phân xưởng lọc tách vật lý hoặc chuyển hóa hóa học.

5070633        ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ H2

Tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất vật liệu polyme. Thiết kế 1 phân xưởng sản xuất vật liệu polyme.

5070823        ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ H3

Tùy thuộc vào việc lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành hẹp Silicat hoặc Điện hóa, tham khảo tài liệu để thiết lập nên một qui trình công nghệ sản xuất vật liệu tương ứng rồi thiết kế 1 phân xưởng sản xuất vật liệu đó.

5020281        GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa con người với môi trường với các sinh vật khác. Từ đó có thái độ và hành vi nhằm làm cho xã hội loài người tiếp tục phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và năng lượng sinh học, tài nguyên thực phẩm và đặc biệt hơn là phòng chống ô nhiễm môi trường.

5070042        SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang bị các kiến thức về tế bào sống, ba quá trình sinh học quan trọng của cơ thể sống, đó cũng chính là những quá trình đặc trưng của tế bào và một số nguyên lý cơ bản cúa công nghệ tái tổ hợp gen di truyền.

5070643        SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về kiểm toán, đánh giá sản xuất sạch bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường.

5070493        ATLĐ và VSCN

Trang bị cho sinh viên ngành hóa những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành được đào tạo.

5071093        HỆ THỐNG NHÀ MÁY HOÁ

Học phần trang bị cho người học các kiến thức, những quy định thiết yếu trong các nhà máy sản xuất hóa học.

5070393        MÔ PHỎNG QT CÔNG NGHỆ

Lý thuyết: nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về quá trình mô phỏng, về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các bước mô phỏng một quá trình công nghệ. Thực hành: Áp dụng phần mềm PROII để mô phỏng các sơ đồ công nghệ cụ thể từ đơn giản đến phức tạp.

5070313        ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN

Học phần trang bị cho người học các kiến thức (về kết cấu, tiêu chuẩn và phân loại, công dụng, bảo dưỡng, phạm vi ứng dụng, an toàn, cách điện, cách nhiệt) về các loại đường ống vận chuyển chất lỏng, chất khí, các loại van, khóa, khuỷu, xupap an toàn,  thông dụng.

5070372        TB ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN

Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết và các dụng cụ về kỹ thuật đo lường như đo lưu lượng, áp suất, mức chất lỏng, nhiệt độ, về phương pháp truyền tín hiệu đo và các vấn đề về điều khiển và khống chế quá trình.

5070063        CNSX CHẤT VÔ CƠ, HỮU CƠ + BTL

CNSX chất vô cơ trang bị cho sinh viên chuyên ngành công nghệ hóa học những kiến thức cơ bản về nguyên lí và các kỹ thuật sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản. CNSX chất hữu cơ trang bị những kiến thức cơ bản về các phương pháp và nguồn thu nhận nguyên liệu cho ngành tổng hợp hữu cơ và những phương pháp để tổng hợp một số hợp chất hữu cơ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như trong đời sống.

5070183        TN CNSX CHẤT VÔ CƠ, HỮU CƠ

Các bài thí nghiệm về các phản ứng đặc trưng điều chế một số hợp chất vô cơ, tổng hợp một số hợp chất hữu cơ.

5070333        HÓA HỌC DẦU MỎ VÀ CN LỌC DẦU + BTL

Hóa học dầu mỏ trang bị cho sinh viên những kiến thức về dầu mỏ như: nguồn gốc hình thành, thành phần hoá học, ảnh hưởng thành phần hóc học đến tính chất sử dụng, các tính chất, các thông số nhiệt động và cách xác định chúng. Công nghệ Lọc dầu hay các Quá trình và Thiết bị Lọc tách Vật lý trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về 4 quá trình và thiết bị chính có trong mọi nhà máy Lọc dầu: Chưng cất, Trích ly, Kết tinh và Hấp phụ.

5070423        TN HÓA HỌC DẦU MỎ VÀ CN LỌC DẦU

Thực hành các bài thí nghiệm xác định các tính chất lý hóa của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ như đo khối lượng riêng, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ vẩn đục, thành phần cất, áp suất hơi bão hòa.

5070523        CN CHUYỂN HÓA VÀ HOÁ DẦU

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ các quá trình chuyển hóa dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác để chuyển hóa các phân đoạn dầu mỏ thành các sản phẩm thương phẩm. Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về các quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ trên nền tảng hóa dầu, những dây chuyền công nghệ để sản xuất các monome, các hợp chất trung gian, các hydrocacbon cơ bản hay những hợp chất hữu cơ.

5070773        CN CHẾ BIẾN KHÍ VÀ SPDM THƯƠNG PHẨM

Trang bị cho sinh viên những cơ sở lý thuyết về khí thiên nhiên, khí dầu mỏ và các quá trình công nghệ chế biến khí. Đồng thời còn cung cấp những kiến thức về các sản phẩm chính của dầu mỏ như: xăng, diesel, nhiên liệu cho động cơ phản lực, nhiên liệu đốt lò, dầu nhờn . . . 

5070283        CNSX VẬT LIỆU POLYME I  + BTL

Hóa học cao phân tử cung cấp các khái niệm cơ bản của hóa học các hợp chất cao phân tử, các phương pháp tổng hợp các hợp chất cao phân tử và sự chuyển hóa hóa học của các hợp chất cao phân tử. Hóa lý polyme và cao su nghiên cứu sự phụ thuộc các tính chất vật lý, cơ lý của polyme vào cấu tạo hoá học của chúng cũng như các điều kiện tác động bên ngoài đến khả năng xuất hiện các trạng thái của Polyme. Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng và gia công Polyme. Kỹ thuật sản xuất nhựa nghiên cứu về lý thuyết của các phương pháp sản xuất, tính chất, ứng dụng của một số polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng. Gia công Polyme, compozit nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và thông số kỹ thuật đến quá trình gia công và chất lượng sản phẩm, một số phương pháp gia công Polyme thông dụng. Kỹ thuật gia công cao su nghiên cứu vai trò, đặc điểm và tính chất của nguyên liệu cao su và các chất phối hợp cho cao su, các quá trình gia công cơ bản đối với vật liệu cao su để sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật và cao su dân dụng.

5070473        TN CNSX  VẬT LIỆU POLYME I

Gồm các bài thí nghiệm chính như sau: Tổng hợp nhựa phenol-formaldehyd làm bột ép, tổng hợp keo từ nhựa amin, tổng hợp keo hỗn hợp, gia công bằng tay vật liệu composite trên mặt phẳng. Khảo sát quá trình lưu hóa của cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp: cao su butadien, cao su butadien-styren, cao su butadien-nitryl, keo cao su tự lưu, keo cao su lưu hóa nóng

5070583        CNSX VẬT LIỆU POLYME 2

Công nghệ sơn, verni: trình bày các thành phần của hệ sơn, vai trò, chức năng của các thành phần đó đối với hệ sơn, đặc biệt là chất tạo màng. Phương pháp, dây chuyền sản xuất sơn và gia công màng sơn. Công nghệ gia công sợi hóa học: trình bày các đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi; các đặc trưng cơ bản của sợi hóa học; các phương pháp tạo sợi. Lý thuyết về đặc điểm, tính chất và công nghệ sản xuất các loại sợi hóa học điển hình như: sợi vitxco, sợi axetat, sợi polyamit6, sợi polyamit66, sợi polyeste, sợi clorophip, sợi acrylonitryl. Công nghệ keo dán: trình bày các khái niệm về keo dán, cơ chế kết dính, kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu cần dán, kỹ thuật dán và đặc điểm, tính chất của một số loại keo dán trên cơ sở các polyme hữu cơ.

5070763        TN CNSX VẬT LIỆU POLYME 2

Các bài thí nghiệm về tổng hợp chất tạo màng Ureformandehyd, biến tính Ureformandehyd bằng butanol, tổng hợp chất làm khô trên cơ sở nhựa thông. Tổng hợp keo phenol-formaldehyt (PF) tan trong nước và tan trong cồn, tổng hợp keo ure-formaldehyt (UF), phối trộn keo PF tan trong nước và keo UF.

5070273        CN SX VẬT LIỆU SILICAT 1

Hóa lý silicat: trình bày các trạng thái tập hợp của vật liệu silicat (Trạng thái rắn, lỏng nóng chảy, trạng thái keo); khái niệm, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng vật chất trong trạng thái rắn, động học phản ứng vật chất trong trạng thái rắn. Phân tích silicat: trình bày các phương pháp phân tích hóa học dùng trong phân tích silicat, các nguyên nhân gây nên sai số của các phương pháp phân tích này. CN sản xuất chất kết dính: trình bày nghiên cứu lý thuyết về công nghệ sản xuất và phạm vi sử dụng các chất kết dính vô cơ: Xi măng portland và các loại xi măng đặc biệt, vôi xây dựng và vôi thủy.

5070463        TNCN SX VẬT LIỆU SILICAT 1

Tính bài phối liệu 2, 3, 4 cấu tử có và không lẫn tro, kiểm tra độ hoạt tính của phụ gia thủy, kiểm tra tít phối liệu, kiểm tra các tính chất cơ lí của xi măng. Phân tích các thành phần hóa học của các nguyên liệu và thành phẩm trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thủy tinh.

5070543        CN SX VẬT LIỆU SILICAT 2

CN sản xuất gốm sứ: trình bày tính chất và ứng dụng các loại nguyên liệu sản xuất, công nghệ chung trong quá trình sản xuất gốm sứ và công nghệ sản xuất các loại sản phẩm gốm cụ thể (gốm truyền thống và gốm kỹ thuật). CN sản xuất thủy tinh: trình bày các tính chất, kỹ thuật sản xuất, các phương pháp gia công trang trí bề mặt, các phương pháp làm tăng độ bền của các loại thủy tinh dùng trong khoa học, công nghiệp và cuộc sống hàng ngày. CN sản xuất vật liệu chịu lửa: trình bày khái niệm, phân loại và các tính chất đặc trưng của vật liệu chịu lửa, lý thuyết cơ bản về quá  trình sản xuất vật liệu chịu lửa và công nghệ sản xuất một số vật liệu chịu lửa thông dụng.

5070753        TNCN SX VẬT LIỆU SILICAT 2

Xác định độ ẩm, xác định độ dẻo theo phương pháp Vasinlep và phương pháp Pfefferkorn, xác định độ co, xác định độ lưu động của hồ gốm sứ, xác định trọng lượng riêng, trọng lượng thể tích, độ xốp thực và độ xốp biểu kiến, xác định độ hút nước. Xác định một số tính chất cơ, lý, hóa, nhiệt của các sản phẩm thủy tinh.

5070293        CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA 1

Điện hóa lý thuyết: trình bày các khái niệm và lý thuyết cơ bản của một phản ứng điện hoá xảy ra trên bề mặt điện cực. Điện phân thoát kim loại: trình bày các quá trình điện hoá để tinh luyện kim loại. Quá trình tinh chế kim loại từ quặng hoặc các hợp kim có hàm lượng thấp. Các quá trình điển hình: tinh luyện đồng, niken, kẽm từ quặng, điện phân tinh luyện nhôm nóng chảy. Các quá trình điện phân sản xuất các oxit kim loại cũng được đề cập. Điện phân không thoát kim loại: trình bày các quá trình sản xuất các chất vô cơ bằng phương pháp điện hoá như: NaOH-Cl, H2O2, H2S2O8, KMnO4. Điện phân các hợp chất hữu cơ: trình bày các phản ứng xảy ra trên hai điện cực anode và cathode trong quá trình điện phân các chất hữu cơ. Giới thiệu một số phản ứng đặc trưng như khử cacboxylic acid, hydro hoá nitrile, tổng hợp các hợp chất cơ kim.

5070413        TN CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA 1

Thao tác thiết lập một hệ đo điện hoá đặc biệt: bình đo 3 điện cực. Thí nghiệm phương pháp điện phân sản xuất NaOH-Cl. Thí nghiệm tinh luyện, tách các kim loại ra khỏi quặng, tách các hợp chất bằng phương pháp điện phân trong dung dịch nước hoặc nóng chảy. Các kỹ thuật tinh chế kim loại quý cũng được thực hiện với quy mô nhỏ.

5070593        CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA 2

Kỹ thuật mạ: trình bày lý thuyết cũng như kỹ thuật của các quá trình mạ điện kim loại như: mạ đồng, mạ niken, mạ crôm, mạ kẽm, mạ hợp kim. . . Biến tính bề mặt kim loại: trình bày các quá trình xử lý bề mặt kim loại với các mục đích khác nhau như đánh bóng bề mặt kim loại, tăng khả năng bám dính với màng sơn, chống ăn mòn, thụ động bề mặt kim loại, ô-xy hóa, phôt-phat hóa, crômat hóa. Mạ hóa học: trình bày các nguyên tắc và kỹ thuật để phủ kim loại lên nền phi kim loại và kim loại bằng phương pháp khử hóa học. Tráng men kim loại: trình bày tính chất và ứng dụng của lớp phủ men trên nền kim loại (trang trí, chống ăn mòn).

5070703        TN CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA 2

Pha chế, điều chỉnh một bể mạ điện hoá như mạ Cr, Ni, Cu... Cung cấp các thao tác cần thiết để phủ các lớp kim loại (Ni, Cr) lên nền phi kim loại cũng như các phương pháp để kiểm tra và khống chế lớp phủ. Thí nghiệm phủ lớp men trực tiếp lên nền kim loại với mục đích trang trí và bảo vệ ăn mòn với các nền kim loại.

5070843        QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý chất lượng thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế. Trang bị những kiến thức và phương pháp xây dựng và triển khai một số chương trình quản lý chất lượng như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 1400….. tạo tiền đề cho người học có thể đảm nhận công tác quản lý chất lượng trong thực phẩm nói riêng và trong sản xuất nói chung ở các đơn vị sau này.

5071153        ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI

Giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này.

5071000        ĐỒ ÁN TỔNG HỢP

Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: nhiệm vụ thiết kế (đối với đồ án thiết kế); nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm (đối với đồ án nghiên cứu tại PTN); nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan lý thuyết về 1 đề tài công nghệ; nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thực tế

 

Ngày phê duyệt         : 25/05/2007

Cấp xét duyệt            : Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

 

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo