Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ VẬT LIỆUMaterials TechnologyMã ngành 507110 Mã tuyển sinh 52510402 · Trình độ đào tạo : Đại học · Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng. Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau: C1. Tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và gia công vật liệu. C2. Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc tư vấn và thiết kế nhà máy sản xuất và gia công vật liệu. C3. Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trên cơ sở tham khảo tài liệu chuyên môn và thực tiễn sản xuất. C4. Thực hành cơ bản về lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu. C5. Có tư duy sáng tạo để luôn tìm tòi, phát hiện ra những sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu. C6. Có kỹ năng và kiến thức để nhận biết, phân tích và cải tiến liên tục công nghệ sản xuất và gia công. C7. Kỹ năng trình bày kết quả một cách khoa học. C8. Tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm. C9. Có khả năng tự học và tự nghiên cứu. C10. Có kiến thức về các vấn đề của xã hội và có ý thức bảo vệ môi trường. C11. Sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dùng. C12. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp
· Cơ hội nghề nghiệp § Kỹ sư công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu ở các cơ sở sản xuất có liên quan. § Cán bộ phân tích về chuyên ngành ở các sở; viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ; cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu với nhiệm vụ phân tích, đo lường, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan đến công nghệ vật liệu. § Kỹ sư tư vấn, thiết kế dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và gia công các loại vật liệu. · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. ·
Phương thức đào tạo ·
Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Đây là học phần cơ sở ngành được tích lũy trước khi sinh viên đăng ký tích lũy các học phần thí nghiệm, các đợt thực tập nhằm cung cấp cho sinh viên các ngành các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động và tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, phát triển bền vững. Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý Đây là học phần nằm trong khối kiến thức đại cương và là học phần tự chọn bắt buộc, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình học các học phần chuyên ngành cũng như trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thực tế khi ra trường, đặc biệt khi làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm phân tích mẫu hay KCS tại các công ty, xí nghiệp. Cơ học vật liệu Học phần nghiên cứu tính chất chịu lực của vật liệu từ đó đề ra các phương pháp tính về độ bền, độ cứng và độ ổn định của các phần tử cơ bản trong kết cấu. Nội dung của học phần bao gồm: cân bằng tĩnh; hợp lực; liên kết và phản lực liên kết; phân tích nội lực trên mặt cắt trong kết cấu phẳng (dầm, thanh, khung); phân tích ứng suất và biến dạng trong các phần tử kết cấu; phân tích trạng thái ứng suất; tính toán hệ tĩnh định và hệ siêu tĩnh nhằm đảm bảo điều kiện bền, điều kiện cứng và điều kiện ổn định. Học phần này trang bị cho sinh viên những phương pháp tính toán và phân tích các cấu kiện cơ bản và phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của kết cấu dạng hệ thanh, kiểm tra độ bền, độ cứng và độ ổn định kết cấu. Hóa đại cương I Đây là học phần cơ sở bắt buộc được tích lũy trước khi sinh viên học các học phần chuyên ngành nhằm cung cấp những kiến thức đại cương về cấu tạo chất, phức chất, các đơn chất, hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ: cấu tạo phân tử, đồng phân, đồng đẳng… và quá trình chuyển hóa qua lại giữa chúng.để làm cơ sở cho các học phần chuyên ngành như Kỹ thuật tổng hợp các chất vô cơ, hữu cơ, Hóa lý Silicat, Công nghệ sản xuất Gốm sứ,... Hóa đại cương II Đây là học phần cơ sở bắt buộc được tích lũy trước khi sinh viên học các học phần chuyên ngành nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản trong quá trình pha chế các loại dung dịch có nồng độ khác nhau, phân tích hàm lượng của các chất có trong mẫu vật, từ đó làm nền tảng cơ sở cho người học có thể nắm bắt được các kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trong các học phần chuyên ngành sau này, những kiến thức đại cương về nhiệt động hóa học, động hóa học, cân bằng hóa học, trang bị kiến thức cơ sở cho một số môn chuyên ngành như Hóa lý polime,... Hóa học và hóa lý polime Học phần này thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuyên ngành polyme, cụ thể là: các khái niệm cơ bản về vật liệu polyme, cấu trúc, tính chất cơ học, hoá học, vật lý, nhiệt và độ bền của các hợp chất cao phân tử, đặc điểm của dung dịch polymer, hóa dẻo polyme, cơ chế của phản ứng tổng hợp và các phương pháp tổng hợp các hợp chất cao phân tử, biến tính và ổn định polyme,…Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp sinh viên có thể nghiên cứu sâu về lĩnh vực polymer. Từ đó vận dụng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của nhựa trong quá trình sản xuất và tìm cách khắc phục. Kết thúc học phần sinh viên có thể làm việc trong các công ty chuyên tổng hợp nhựa từ nguyên liệu ban đầu hay các nhà máy gia công sản phẩm nhựa ở các bộ phận như sản xuất, KCS hoặc phòng kỹ thuật. Hóa lý silicat Học phần chuyên ngành này cung cấp kiến thức về các trạng thái của vật liệu silicat (trạng thái rắn, lỏng nóng chảy, trạng thái keo), các khái niệm, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trong trạng thái rắn. Ngoài ra còn cung cấp thêm kiến thức về các phương pháp phân tích hóa học dùng trong phân tích silicat: Xác định độ ẩm, lượng mất khi nung, xác định các thành phần oxit có trong nguyên liệu (xi măng, đá vôi, đất sét, thủy tinh...) bằng phương pháp chuẩn độ, phương pháp nung cân,... Nhập môn ngành vật liệu Học phần nhập môn ngành được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi trường mới và tiến bước thành công trên con đường trở thành kỹ sư ngành Công nghệ Vật liệu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng. Học phần giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Học phần giới thiệu tổng quan về khoa học và kỹ thuật vật liệu, các khái niệm cơ bản, phân loại vật liệu, kim loại, gốm, cao phân tử và vật liệu điện tử. Các chủ đề liên kết nguyên tử, khuyết tật vật liệu, giản đồ pha tính chất và các quá trình công nghệ vật liệu. Thành phần cốt lõi chương trình đào tạo từ cấu trúc, tính chất, chế tạo-tổng hợp và sử dụng-đánh giá vật liệu, quan hệ giữa các thành phần. Các ứng dụng vật liệu trong đời sống hiện đại và trong các ngành khoa học kỹ thuật khác. Sinh viên trải nghiệm thăm quan, thực hành, tra cứu tìm hiểu tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, viết tiểu luận và trình bày về một vấn đề hay về phát minh đã có, liên quan đến ứng dụng, nghiên cứu và phát triển vật liệu. Quá trình và thiết bị thủy lực Đây là học phần cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thuỷ lực học, các quá trình công nghệ và thiết bị thủy lực đặc trưng trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học, Thực phẩm và Môi trường như vận chuyển chất lỏng, vận chuyển và nén khí, phân riêng hệ khí, hệ lỏng không đồng nhất, khuấy trộn chất lỏng. Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức để có thể hiểu rõ nguyên lý, cách thức hoạt động và tính toán được thông số của các thiết bị cũng như kỹ năng để vận hành, sửa chữa, bảo trì các thiết bị trong hệ thống công nghệ. Quá trình và thiết bị truyền chất Đây là học phần cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về các quá trình truyền chất cũng như các thiết bị sử dụng trong quá trình truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh… từ đó giúp người học có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc. Học phần này liên quan trực tiếp đến các học phần công nghệ sau này. Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở để có thể hiểu rõ nguyên lý, cách thức hoạt động và tính toán được thông số của các thiết bị truyền chất cũng như kỹ năng để vận hành, sửa chữa, bảo trì các thiết bị này trong hệ thống công nghệ. Thí nghiệm các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý Đây là học phần thực hành, thí nghiệm thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Học phần thí nghiệm này được tích lũy sau khi sinh viên đã học xong học phần lý thuyết về Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý. Học phần này không chỉ củng cố kiến thức về lý thuyết đã học mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nền tảng để có thể sử dụng một số thiết bị phân tích hiện đại để phân tích một số tính chất của vật liệu; những kỹ năng có bản để giải thích, phân tích các kết quả thu được. Thí nghiệm Hóa đại cương I Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành đào tạo liên quan đến hóa học. Học phần này được tích lũy ngay sau khi sinh viên hoàn thành xong học phần lý thuyết hóa đại cương 1, nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học, vận dụng vào điều chế một vài loại sản phẩm hữu cơ, vô cơ đơn giản, tạo cơ sở cho việc tổng hợp các chất phức tạp hơn thuộc các học phần chuyên ngành sau này. Thí nghiệm Hóa đại cương II Đây là học phần thực hành, thí nghiệm thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Học phần thí nghiệm này được tích lũy sau khi sinh viên đã học xong học phần lý thuyết về hóa đại cương 2 (Hóa lý và hóa phân tích). Học phần này không chỉ củng cố kiến thức về lý thuyết đã học mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nền tảng để có thể pha chế dung dịch, phân tích định tính và định lượng các mẫu chất…nhằm phục vụ tốt hơn cho các học phần sau này như: Phân tích khảo sát môi trường, Kỹ thuật phân tích trong công nghệ sinh học… Vận dụng các kiến thức đã học về nhiệt động, động học, dung dịch vào thực tế, trang bị kỹ năng thực hành phòng thí nghiệm. Thí nghiệm Quá trình và thiết bị Học phần này nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học trong một số lĩnh vực về thủy lực học, về các phương pháp vận chuyển chất lỏng cũng như phân riêng hệ lỏng không đồng nhất, các quá trình truyền chất như: hấp thụ, trích ly, chưng luyện,…. Mục đích cuối cùng là tạo cơ sở nền tảng để trang bị kỹ năng cho sinh viên sau này ra trường có thể tham gia vào việc tính toán, thiết kế, mô phỏng các phân xưởng sản xuất đặc biệt là tham gia vận hành trong các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ hóa học. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học Đây là học phần cơ sở ngành hỗ trợ đắc lực cho sinh viên nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác trong quá trình thiết kế, tính toán, tối ưu một quá trình công nghệ trong các đồ án môn học QT&TB, đồ án Công nghệ I và II, đồ án tốt nghiệp. Học phần này cũng cung cấp cho SV một số các công cụ hỗ trợ liên quan đến xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phân tích. Chuyên đề ngành Vật liệu Học phần Chuyên đề ngành được thiết kế để giúp sinh viên làm quen với môi trường mới và tiến bước thành công trên con đường trở thành kỹ sư ngành Công nghệ Vật liệu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng. Học phần giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Học phần gồm các buổi nói chuyện, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành hoặc đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu và sản xuất vật liệu với sinh viên sau khi đã tích lũy các kiến thức trong khối chuyên ngành. Các đại biểu mời do bộ môn họp và trình Khoa duyệt. Công nghệ sản xuất chất kết dính vô cơ Đến với học phần này, sinh viên sẽ được học về các quy trình công nghệ sản xuất các loại chất kết dính, các loại nguyên liệu, các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất và các phương pháp tính toán một bài phối liệu tạo sản phẩm hoàn chỉnh, đặc biệt là đi sâu vào công nghệ sản xuất xi măng. Với những kiến thức đó sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các nhà máy, xí nghiệp cho một Cử nhân, Kỹ sư về việc sản xuất các loại chất kết dính. Công nghệ sản xuất gốm và vật liệu chịu lửa Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về gốm sứ: khái niệm, phân loại, nguyên liệu tổng hợp ra chúng, quy trình công nghệ sản xuất những loại gốm sứ thông dụng như: gốm truyền thống (chai, lọ, đồ trang trí mỹ nghệ,...), gốm kỹ thuật (trong các động cơ, các thiết bị, máy móc,...), gạch men (ốp, lát), sứ vệ sinh, sứ cách điện.... và học được cách tính toán các bài phối liệu trong dây chuyền sản xuất một sản phẩm. Trang bị các khái niệm, tính chất của vật liệu chịu lửa; Cấu trúc của vật liệu chịu lửa; Nguyên liệu và công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa. Công nghệ sản xuất polyme Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại chất dẻo: nguyên liệu tổng hợp; công nghệ sản xuất; cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các loại nhựa; ưu nhược điểm của các phương pháp tổng hợp,... Kết thúc học phần sinh viên có thể tự tiến hành tổng hợp được các loại nhựa ở quy mô phòng thí nghiệm, có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất và gia công nhựa ở các bộ phận như sản xuất, thí nghiệm, KCS hoặc nghiên cứu. Công nghệ sản xuất sơn và cao su Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Sơn và Cao su trong sản xuất và ứng dụng, bao gồm: những khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan đến vật liệu; nguyên liệu sử dụng trong sản xuất Sơn, Cao su; đặc điểm, tính chất và vai trò của các thành phần trong hệ Sơn, Cao su; kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu nền; công nghệ sản xuất, gia công màng sơn phổ biến; các quá trình gia công cơ bản đối với vật liệu cao su để sản xuất ra các sản phẩm cao su dân dụng và cao su kỹ thuật,… Trên cơ sở những kiến thức cơ bản được cung cấp, sinh viên có thể mở rộng kiến thức của mình bằng cách đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan trong thực tiễn. Tích lũy được học phần này, sinh viên có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất Sơn, Cao su ở các bộ phận như sản xuất, thí nghiệm, KCS hoặc nghiên cứu. Công nghệ sản xuất thủy tinh Học phần chuyên ngành này cung cấp kiến thức về lĩnh vực thủy tinh: khái niệm chung, các chủng loại thủy tinh trên thế giới, trạng thái, thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của thủy tinh, nguyên, nhiên liệu dùng trong sản xuất thủy tinh, phương pháp thiết kế cấp phối phối liệu thủy tinh, cơ sở lý thuyết quá trình nấu thủy tinh, các loại lò nấu thủy tinh và công nghệ sản xuất thủy tinh. Công nghệ sản xuất vật liệu tiên tiến Học phần này sẽ cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về một số vật liệu tiên tiến và các thành phần cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của một số vật liệu tiên tiến, thiết bị và các phương pháp gia công vật liệu tiên tiến. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng Học phần chuyên ngành này cung cấp kiến thức về các khái niệm chung, phân loại và tính chất của các loại vật liệu xây dựng, cung cấp các quy trình công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng: bê tông, gạch không nung, bê tông nhẹ, bê tông trộn gỗ, gạch lát đường,…. Công nghệ điện hóa Đây là học phần thí nghiệm nằm trong khối kiến thức chuyên ngành tự chọn bắt buộc trong lĩnh vực điện hóa. Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về nguồn điện hóa học (pin, acquy), các phản ứng xảy ra trong quá trình phóng, nạp điện cũng như cấu tạo, sử dụng và bảo quản nguồn điện hóa học; trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về công nghệ mạ; các kiến thức về cơ chế của quá trình ăn mòn kim loại và các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn. Đồ án tốt nghiệp vật liệu Đây là học phần chuyên ngành thường được tích lũy vào học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, nghiên cứu tài liệu, vận dụng và tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy trong suốt quá trình đào tạo để giải quyết một trong các nhiệm vụ sau: nhiệm vụ thiết kế (thiết kế một quy trình công nghệ, một phân xưởng hoặc một nhà máy sản xuất); nhiệm vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm (nghiên cứu tổng hợp, sản xuất một loại vật liệu hoặc một sản phẩm hoá học; nghiên cứu các yếu tố ảnh hýởng đến một quá trình tổng hợp); nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết về một đề tài công nghệ mới; nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thực tế tại một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất. Đồ án vật liệu polyme Đây là học phần chuyên ngành giúp cho sinh viên tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học kết hợp với các tài liệu chuyên sâu để thiết kế một dây chuyền công nghệ sản xuất trong lĩnh vực polyme bao gồm các phần lý thuyết tổng quan, biện luận để chọn sơ đồ công nghệ và thiết kế tính toán công nghệ sản xuất đáp ứng cả về chất và lượng cho thị trường tiêu thụ. Đồ án vật liệu silicat Học phần này có mục đích trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng, tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học kết hợp với các tài liệu chuyên sâu và sự hướng dẫn của giảng viên để tính toán, thiết kế một phần trong dây chuyền công nghệ sản xuất thuộc các lĩnh vực về vật liệu silicat. Học kỳ doanh nghiệp Học phần này giúp sinh viên áp dụng các kiến thức về các công nghệ sản xuất vật liệu đã học vào thực tế sản xuất. Đồng thời rèn luyện cho sinh viên tác phong công nghiệp trong nhà máy, hình thành tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu cho công việc sau này. Thực tập công nhân Học phần này bao gồm hai chủ đề trọng tâm. Thứ nhất là giúp sinh viên áp dụng các kiến thức về các công nghệ sản xuất vật liệu đã học vào thực tế sản xuất. Thứ hai là tập cho sinh viên làm quen với tác phong công nghiệp trong nhà máy, tránh sự bỡ ngỡ khi làm việc sau này. Tiếng Anh chuyên ngành Đây là học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng anh cơ bản về Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, giúp sinh viên có khả năng đọc hiểu các bài báo tiếng Anh chuyên ngành, lấy thông tin một cách nhanh chóng, từ đó tiếp cận với các kiến thức khoa học mới thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học. Thí nghiệm chất kết dính vô cơ Học phần cung cấp sinh viên những kiến thức mới về phương pháp, nguyên tắc thí nghiệm và những tính chất cơ lí hóa của các chất kết dính vô cơ, các tiêu chuẩn ngành đánh giá chất lượng của chúng, biết được cách vận hành các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ và một số hóa chất thí nghiệm trong chuyên ngành. Thí nghiệm Công nghệ sản xuất polyme Đây là học phần thí nghiệm chuyên ngành giúp sinh viên làm quen với thao tác tiến hành các bài thí nghiệm: tổng hợp nhựa amin-formaldehyde, tổng hợp nhựa phenol-formaldehyde, gia công mối dán từ keo phenol-formaldehyde,... Ngoài ra học phần này còn giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm trong việc tính toán lượng nguyên liệu cần trong sản xuất nhựa, điều chỉnh được các thông số trong quá trình tổng hợp (nhiệt độ, độ pH,…), xác định được điểm dừng cho quá trình phản ứng. Tích lũy học phần này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các kiến thức lý thuyết đã học trong học phần CNSX Các hợp chất cao phân tử. Thí nghiệm Công nghệ sản xuất vật liệu tiên tiến Học phần này sẽ cung cấp và củng cố cho người học các khái niệm cơ bản và kỹ thuật tổng hợp, điều chế về một số vật liệu tiên tiến; các thành phần cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của một số vật liệu tiên tiến, thiết bị và các phương pháp gia công vật liệu tiên tiến. Thí nghiệm Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng Học phần này giúp người học hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng như vận dụng nó vào thực tế thực hành và sản xuất. Học phần cung cấp các bài thí nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng, làm quen với quy trình sản xuất một loại vật liệu cụ thể như bê tông, gạch xây,… Thí nghiệm Công nghệ điện hóa Đây là học phần thí nghiệm nằm trong khối kiến thức chuyên ngành tự chọn bắt buộc trong lĩnh vực điện hóa. Học phần này nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học, ngoài ra còn trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện các thao tác, lắp đặt thiết bị, dụng cụ thí nghiệm một cách thành thạo, chuẩn xác để tiến hành các bài thí nghiệm thử nghiệm ứng dụng. Thí nghiệm gia công composite Đây là học phần thực hành, thí nghiệm thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Học phần thí nghiệm này được tích lũy sau khi sinh viên đã học xong học phần lý thuyết về Vật liệu composite. Học phần này không chỉ củng cố kiến thức về lý thuyết đã học mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nền tảng để có thể tổng hợp nên 01 loại vật liệu composite; nắm được một số kỹ năng cơ bản để phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình sản xuất đến chất lượng của sản phẩm tạo thành Thí nghiệm Gốm và vật liệu chịu lửa Học phần này nhằm tăng cường cho người học kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết đã học để tổng hợp nên một loại gốm sứ và vật liệu chịu lửa, bên cạnh đó còn có các bài thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý hóa của nguyên liệu và vật liệu tổng hợp được. Thực tập chuyên môn công nghệ mới Học phần này bao gồm hai chủ đề trọng tâm. Thứ nhất là giúp sinh viên áp dụng các kiến thức lý thuyết về Quá trình và Thiết bị đã học vào thực tế sản xuất. Thứ hai là tập cho sinh viên làm quen với tác phong công nghiệp trong nhà máy, tránh sự bỡ ngỡ khi làm việc sau này. Vật liệu composite Học phần này sẽ cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về vật liệu composite và các thành phần cấu tạo nên vật liệu cũng như tính chất và ứng dụng của vật liệu composite, thiết bị và các phương pháp gia công vật liệu composite. Vật liệu kim loại và công nghệ luyện kim Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu kim loại và công nghệ luyện kim loại. Học phần chia làm hai phần: Phần “Vật liệu kim loại“ sẽ trình bày các nguyên lý chung về mối quan hệ giữa cấu trúc và cơ tính của vật liệu kim loại. Trình bày các tổ chức của hợp kim cũng như các biến đổi pha và tổ chức mà điển hình và thiết thực nhất là nhiệt luyện thép. Trình bày tổ chức, thành phần hoá học, cơ tính, chế độ nhiệt luyện và công dụng của các mác thép, gang và hợp kim màu. Phần “Công nghệ kim loại“ trình bày các phương pháp gia công kim loại điển hình như: các phương pháp công nghệ chế tạo phôi dùng cho quá trình gia công cơ khí, bao gồm phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn. Phương pháp công nghệ gia công cắt gọt giới thiệu công nghệ, thiết bị và dụng cụ dùng trong gia công cắt gọt trên máy, giới thiệu những khái niệm, những hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt. Đồ án Quá trình và thiết bị Học phần này nằm trong khối kiến thức cơ sở bắt buộc nhằm giúp sinh viên tổng hợp các kiến thức lý thuyết về Quá trình và Thiết bị đã học đồng thời tham khảo tài liệu, tra cứu dữ liệu để thiết lập nên một quy trình công nghệ thủy lực hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 2 quá trình trên. Nhiệt động học ứng dụng Học phần này sẽ cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về nhiệt động học và động học hóa học áp dụng vào công nghệ nấu luyện, tinh luyện các kim loại và hợp kim, tạo hình, nhiệt luyện và xử lý bề mặt,... thuộc lĩnh vực kỹ thuật vật liệu nói chung, đặc biệt là kỹ thuật và vật liệu kim loại.. Quy hoạch thực nghiệm và xử lý số liệu Học phần trang bị cho người học những khái niệm, định nghĩa, các kiến thức căn bản về qui hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa mô hình thực nghiệm. Trên cơ sở đó, tìm ra các qui luật biến đổi trong các quá trình công nghệ, đồng thời xác lập chế độ công nghệ ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, làm nền tảng cho việc tiếp cận hệ thống, thực hiện các đồ án môn học, đồ án khóa luận tốt nghiệp. Vẽ trên máy tính Đây là học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức cơ sở tự chọn bắt buộc. Một lĩnh vực đã, đang và sẽ ứng dụng nhiều nhất phần mềm CAD là lĩnh vực thiết kế nhà máy, kiến trúc, xây dựng. Vì thế, những hiểu biết và khả năng ứng dụng những tiện ích do phần mềm ACAD mang lại, thực sự là một yêu cầu cần thiết và là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta trong quá trình thiết kế và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật.. Công nghệ chế biến dầu và khí Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành gồm hai modul riêng rẻ là Công nghệ Chế biến dầu và Công nghệ Chế biến khí. Modul Công nghệ Chế biến dầu nhằm trang bị cơ sở lý thuyết và công nghệ các quá trình lọc dầu (chưng cất, cracking xúc tác, reforming xúc tác,…) và tổng hợp các hợp chất hữu cơ (oxy hoá, hydro hoá, dehydro hoá, alkyl hoá, halogen hoá, sunfo hoá, nitro hoá…) phục vụ cho các quá trình tổng hợp hữu cơ chuyên ngành (các chất tẩy rửa và hoạt động bề mặt, chất màu, chất nổ, polyme, phụ gia xăng dầu, …). Modul Công nghệ Chế biến khí cung cấp những tính chất cơ bản của khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí dầu mỏ hoá lỏng và các sơ đồ công nghệ cơ bản sử dụng để chế biến khí. Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về nguồn nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy (vật liệu gỗ, phi gỗ, giấy tái chế,…); các công nghệ và phương pháp sản xuất bột giấy và giấy; các chất phụ gia cho ngành giấy; các thiết bị sử dụng trong sản xuất giấy và bột giấy; an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy; quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Tích lũy học phần này, sinh viên có kỹ năng nghiên cứu về cây có sợi, bột giấy, giấy và các sản phẩm liên quan tới giấy; vận hành, quản lý và điều hành hoạt động của dây chuyền sản xuất các loại giấy và bột giấy; đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giấy, bột giấy. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể đảm nhận công việc tại các phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy hoặc tại các doanh nghiệp chế biến và gia công giấy,... Công nghệ sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Đây là học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức chuyên ngành tự chọn bắt buộc. Học phần này bao gồm hai chủ đề trọng tâm là sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, trang bị cho sinh viên những kiến thức nhất định về các quy trình công nghệ sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ sản xuất sợi và vải Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi; các đặc trưng cơ bản của sợi; các phương pháp và quy trình sản xuất các loại sợi nhân tạo và sợi tổng hợp; nguyên liệu cơ bản của ngành công nghiệp dệt; công nghệ dệt vải. Kết thúc học phần sinh viên có khả năng vận hành, quản lý và điều hành hoạt động của dây chuyền kéo sợi, dệt vải; nghiên cứu xây dựng quy trình kéo sợi, nghiên cứu xây dựng quy trình dệt vải; đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ sở thiết kế nhà máy hóa Đây là học phần cơ sở ngành bắt buộc, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để thiết kế một nhà máy hoặc phân xưởng sản xuất vật liệu. Hóa hương liệu và mỹ phẩm Đây là học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức chuyên ngành tự chọn bắt buộc. Học phần này gồm 2 chủ đề chính là hương liệu và mỹ phẩm. Phần kiến thức về hương liệu gồm: tổng quan về các loại hương liệu và phương pháp chiết tách, tổng hợp các loại hương liệu. Phần kiến thức về mỹ phẩm gồm: tổng quan về mỹ phẩm, các dạng mỹ phẩm đặc trưng, đối tượng của mỹ phẩm và các nguyên liệu để tổng hợp mỹ phẩm. Kỹ thuật nhuộm và in Đây là học phần lý thuyết thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc. Học phần này Lý thuyết quan hệ ánh sáng và màu sắc, cấu trúc và màu sắc; các thuyết về màu sắc; các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi màu sắc. Phân loại và danh pháp thuốc nhuộm. Nguyên liệu và các phản ứng hóa học cơ bản tạo ra các sản phẩm trung gian cho hóa màu. Các phương pháp và kỹ thuật tổng hợp thuốc nhuộm. Lý thuyết về nhuộm, phương pháp và kỹ thuật nhuộm. Lý thuyết về in, phương pháp và kỹ thuật in. Kỹ thuật hoàn tất. Thí nghiệm các tính chất của dầu mỏ Học phần này ngoài việc giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học nó còn trang bị kỹ năng thao tác, thực hành để phân tích các chỉ tiêu chất lượng, làm quen thiết bị, dụng cụ và kiểm chứng lý thuyết đã học. Các chủ đề trọng tâm của học phần: Học phần này sẽ tập trung trang bị cho sinh viên việc xác định, phân tích 04 chỉ tiêu chất lượng nằm trong 4 bài thí nghiệm: Đo khối lượng riêng; Xác định nhiệt độ chớp cháy cốc kín; Xác định thành phần cất; Đo độ nhớt. Thí nghiệm Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy Đây là học phần thí nghiệm chuyên ngành giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với công nghệ và phương pháp sản xuất bột giấy và giấy; các chất phụ gia cho ngành giấy; các thiết bị sử dụng trong sản xuất giấy và bột giấy; an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy; quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Tích lũy học phần này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các kiến thức lý thuyết đã học trong học phần CNSX Bột giấy và giấy. Thí nghiệm Công nghệ sản xuất sợi và vải Đây là học phần thí nghiệm chuyên ngành giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với các phương pháp và quy trình sản xuất các loại sợi nhân tạo và sợi tổng hợp; công nghệ dệt vải; các thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất sợi và dệt vải; an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường; quản lý và điều hành quá trình sản xuất sợi và quy trình dệt vải. Tích lũy học phần này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các kiến thức lý thuyết đã học trong học phần CNSX Sợi và Vải. Thí nghiệm Hóa hương liệu và mỹ phẩm Đây là học phần thực hành, thí nghiệm thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Học phần thí nghiệm này được tích lũy sau khi sinh viên đã học xong học phần lý thuyết về Hóa hương liệu và mỹ phẩm. Học phần này không chỉ củng cố kiến thức về lý thuyết đã học mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nền tảng để có thể tổng hợp một số hương liệu, mỹ phẩm thông dụng như nến thơm, son môi, sơn móng tay; chiết tách các loại tinh dầu thơm ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
5. Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT a) Danh sách đội ngũ giảng viên. Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên ngành: · Bộ môn : Công nghệ Hóa học
b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính + Phòng thí nghiệm Quá trình và Thiết bị + Phòng thí nghiệm Công nghệ hóa học + Phòng thí nghiệm Công nghệ vật liệu c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành - Laptop - Máy chiếu - Các phần mềm chuyên ngành.
Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||