Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành KỸ THUẬT THỰC PHẨMFood Engineering TechnologyMã ngành 507310 Mã tuyển sinh 52540102 · Trình độ đào tạo : Đại học · Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng. Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra - Mục tiêu đào tạo: Nhằm đào tạo ra những kỹ sư công nghệ ngành Kỹ thuật thực phẩm có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức, có sức khỏe; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở kỹ thuật; nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn của ngành Công nghệ sau thu hoạch; có kỹ năng thực hành cơ bản và làm việc nhóm để bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước. -Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau: C1 - Tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm. C2 - Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc tư vấn và thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm. C3 - Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trên cơ sở tham khảo tài liệu chuyên môn và thực tiễn sản xuất. C4 – Kỹ năng vận hành cơ bản trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm. C5 - Tư duy sáng tạo để luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm. C6 - Nhận biết, phân tích và cải tiến liên tục trong dây chuyền sản xuất. C7 - Trình bày kết quả C8 - Tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm C9 - Nghiên cứu và tự học tập C10 - Hiểu biết về xã hội và môi trường, có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách, đủ sức khỏe và để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. C11 - Sử dụng các phần mềm chuyên dùng C12 - Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp · Cơ hội nghề nghiệp § Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng § Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật. § Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. § Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp. · Tuyển sinh - điều kiện nhập học + Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển. · Điều kiện tốt nghiệp + Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. ·
Phương thức đào tạo ·
Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Đại số tuyến tính Đây là học phần cơ bản giúp cho sinh viên có kiến thức về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector và dạng toàn phương. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kì đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin I Học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận lý luận cấu thành của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học, NLCB 1 nghiên cứu về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin II Học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận lý luận cấu thành của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nguyên lý cơ bản 2 (3 tín chỉ) nghiên cứu tiếp về các Học thuyết giá trị, Học thuyết giá trị thặng dư, Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng XHCN và Những vấn đề chính trị-xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN. Pháp luật đại cương Học phần Pháp luật đại cương được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật. Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Những vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật như Bộ máy nhà nước, Quy phạm pháp luật và Quan hệ pháp luật, Vi phạm pháp luật… Ngoài ra, học phần cũng cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về các ngành luật Dân sự, Hành chính, Hình sự và Pháp luật về phòng chống tham nhũng.. Tin học văn phòng Học phần này trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để khai thác và sử dụng các trình ứng dụng của bộ MS Office trong công tác văn phòng. Khai thác các tính năng cao cấp chuyên sâu trong các công việc: Soạn thảo văn bản với trình ứng dụng Word, tạo và làm việc trên bảng tính với trình ứng dụng Excel, Tạo một báo cáo công việc với trình ứng dụng Power Point. Người học hoàn thành tốt học phần nầy phải đạt được những kiến thức & kỹ năng sử dụng các công cụ MS Office một cách chuyên nghiệp, có thể giảng dạy tin học văn phòng sau khi học. Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học thuộc lĩnh vực Khoa học chính trị, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cần thiết về chính trị-xã hội, văn hóa thời đại Hồ Chí Minh sống và thực hành đạo đức cách mạng. Từ đó, vận dụng vào xây dựng xã hội mới, con người mới văn minh, tiến bộ. Học phần gồm 8 vấn đề, sinh viên sẽ được giới thiệu về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; hệ thống những quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh và những quan điểm vận dụng của Đảng ta vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Vật lý cơ nhiệt Vật lý A1 hay Cơ - Nhiệt đại cương được chuẩn bị nhằm mục đích trang bị kiến thức, giúp sinh viên nắm được các hiện tượng, định luật trong cơ cổ điển, bao gồm: Động học, Động lực học, Các định luật bảo toàn trong cơ học, Cơ vật rắn, Cơ chất lưu. Tiếp đến là các thuyết và các nguyên lý trong nhiệt động học: Khí lý tưởng, Nguyên lý thứ nhất và thứ hai nhiệt động học, Khí thực. Vẽ kỹ thuật Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD (Computer Aided Design) và cách thể hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật thông qua các kiến thức về: tỉ lệ, kích thước, các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt… Hóa học đại cương 2 Đây là học phần cơ sở bắt buộc được tích lũy trước khi sinh viên học các học phần chuyên ngành nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản trong quá trình pha chế các loại dung dịch có nồng độ khác nhau, phân tích hàm lượng của các chất có trong mẫu vật, từ đó làm nền tảng cơ sở cho người học có thể nắm bắt được các kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trong các học phần chuyên ngành sau này, những kiến thức đại cương về nhiệt động hóa học, động hóa học, cân bằng hóa học, trang bị kiến thức cơ sở cho một số môn chuyên ngành như Hóa lý polime,... Hóa đại cương 1 Đây là học phần cơ sở bắt buộc được tích lũy trước khi sinh viên học các học phần chuyên ngành nhằm cung cấp những kiến thức đại cương về cấu tạo chất, phức chất, các đơn chất, hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ: cấu tạo phân tử, đồng phân, đồng đẳng… và quá trình chuyển hóa qua lại giữa chúng. Để làm cơ sở cho các học phần chuyên ngành như Kỹ thuật tổng hợp các chất vô cơ, hữu cơ, Hóa lý Silicat, Công nghệ sản xuất Gốm sứ,... Thí nghiệm Hóa đại cương 1 Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành đào tạo liên quan đến hóa học. Học phần này được tích lũy ngay sau khi sinh viên hoàn thành xong học phần lý thuyết hóa đại cương 1, nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học, vận dụng vào điều chế một vài loại sản phẩm hữu cơ, vô cơ đơn giản, tạo cơ sở cho việc tổng hợp các chất phức tạp hơn thuộc các học phần chuyên ngành sau này. Thí nghiệm hóa đại cương 2 Đây là học phần thực hành, thí nghiệm thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Học phần thí nghiệm này được tích lũy sau khi sinh viên đã học xong học phần lý thuyết về hóa đại cương 2 (Hóa lý và hóa phân tích). Học phần này không chỉ củng cố kiến thức về lý thuyết đã học mà còn trang bị cho sinh viên kỹ năng nền tảng để có thể pha chế dung dịch, phân tích định tính và định lượng các mẫu chất…nhằm phục vụ tốt hơn cho các học phần sau này như: Phân tích khảo sát môi trường, Kỹ thuật phân tích trong công nghệ sinh học… Vận dụng các kiến thức đã học về nhiệt động, động học, dung dịch vào thực tế, trang bị kỹ năng thực hành phòng thí nghiệm. Giải tích I Học phần này thuộc khối kiến thức cơ bản, giới thiệu các kiến thức về hàm một biến thực, chuỗi và hàm số nhiều biến số. Giải tích II Đây là học phần cơ bản giúp cho sinh viên có kiến thức về các kiến thức về tích phân bội và phương trình vi phân. Xác xuất thống kê Môn học trang bị một số kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê cần thiết để sinh viên có thể tiếp cận các phương pháp thống kê chuyên sâu và những kiến thức liên quan đến phương pháp định lượng ở các môn học khác. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, các định luật cơ bản về truyền nhiệt. Ngoài ra học phần này còn trang bị cho sinh viên kỹ năng để thao tác, vận hành, bảo trì, bão dưỡng, thiết kế, mô phỏng một số thiết bị truyền nhiệt đặc trưng trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học như đun nóng, làm nguội, ngưng tụ, cô đặc, sấy. Quá trình và thiết bị truyền chất Đây là học phần cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về các quá trình truyền chất cũng như các thiết bị sử dụng trong quá trình truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh… từ đó giúp người học có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc. Học phần này liên quan trực tiếp đến các học phần công nghệ sau này. Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở để có thể hiểu rõ nguyên lý, cách thức hoạt động và tính toán được thông số của các thiết bị truyền chất cũng như kỹ năng để vận hành, sửa chữa, bảo trì các thiết bị này trong hệ thống công nghệ. Thí nghiệm quá trình và thiết bị truyền nhiệt-truyên chất Học phần này nhằm củng cố lại những kiến thức lý thuyết cơ bản về các quá trình truyền chất cũng như các thiết bị sử dụng trong quá trình truyền chất đặc trưng trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học như: chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, kết tinh… từ đó giúp người học sau khi ra trường có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo cho phù hợp với thực tế công việc. Đây là học phần cơ sở ngành, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về thế giới vi sinh vật sống. Bao gồm các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc tính sinh lý, khả năng chuyển hoá vật chất của vi sinh vật, sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên và vai trò của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Học phần này giúp sinh viên củng cố các kiến thức lý thuyết đã học đồng thời trang bị cho sinh viên một số kĩ năng thực hành như cách chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật, phân lập, quan sát hình thái tế bào… Thí nghiệm hóa sinh Sinh viên sẽ được thực hiện các bài thí nghiệm về hoá sinh thực phẩm như các phương pháp xác định protein, xác định nitơ amoniac, các phương pháp xác định gluxit, xác định sacaroza theo phương pháp thủy phân bằng axit, xác định tinh bột theo phương pháp thủy phân bằng axit, các phương pháp xác định chất béo, xác định các chỉ số lý hoá của chất béo, định lượng vitamin. Hóa học thực phẩm Đây là học phần cơ sở chuyên ngành quan trọng, giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản để lĩnh hội kiến thức các học phần chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm.Học phần trang bị cho người học các khái niệm, các kiến thức cơ sở về cấu trúc, tính chất, chức năng, tính năng công nghệ của các chất cấu thành thực phẩm bao gồm: nước, protein, polysacarit, chất tạo màu, chất tạo vị....Giải thích và ứng dụng các tính năng công nghệ của các hợp phần thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Cơ sở thiết kế nhà máy Đây là học phần cơ sở ngành bắt buộc, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để thiết kế một nhà máy hoặc phân xưởng sản xuất thực phẩm. Tối ưu hóa và quy hoạch thực nghiệm Học phần trang bị cho người học những khái niệm, định nghĩa, các kiến thức căn bản về qui hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa mô hình thực nghiệm. Trên cơ sở đó, tìm ra các qui luật biến đổi trong các quá trình công nghệ thực phẩm, đồng thời xác lập chế độ công nghệ ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, làm nền tảng cho việc tiếp cận hệ thống, thực hiện các đồ án môn học, đồ án khóa luận tốt nghiệp. Công nghệ sấy và lạnh Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, công nghệ sấy, lạnh ứng dụng trong bảo qủan và chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Cơ sở kỹ thuật thực phẩm Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đại cương về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ cơ bản và phạm vi ứng dụng. Hóa sinh thực phẩm Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tính chất của các chất tạo thành cơ thể sống như protein, gluxit, lipit, vitamin,... ; về sự chuyển hoá và vai trò của các chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảm quan và chất lượng các sản phẩm thực phẩm. Thiết bị thực phẩm Học phần này nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học về những kiến thức cơ bản về mục đích, cấu tạo, nguyên tắc làm việc, cách tính toán và cách chọn thiết bị cũng như ứng dụng của từng loại thiết bị cụ thể vào dây chuyền sản xuất. Đồ án quá trình và thiết bị thực phẩm Học phần này nằm trong khối kiến thức cơ sở bắt buộc nhằm giúp sinh viên tổng hợp các kiến thức lý thuyết về Quá trình và Thiết bị đã học đồng thời tham khảo tài liệu, tra cứu dữ liệu để thiết lập nên một quy trình công nghệ hoặc truyền nhiệt hoặc truyền chất. Thiết kế 1 phân xưởng thuộc 1 trong 2 quá trình trên. Thực tập kỹ thuật Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập trong thời gian 3 tuần, với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm mục đích cho sinh viên hiểu rõ hơn về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (truyền nhiệt và truyền chất), nắm vững nguyên tắc, cấu tạo, vận hành và điều khiển của các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng của các cơ sở sản xuất thuộc công nghiệp hóa học, thực phẩm và môi trường. Học phần này bao gồm hai chủ đề trọng tâm. Thứ nhất là giúp sinh viên hiểu rõ hơn đồng thời vận dụng các kiến thức về các quá trình kỹ thuật cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất) đã học vào thực tế sản xuất. Thứ hai là tập cho sinh viên làm quen với tác phong làm việc công nghiệp trong nhà máy, phòng thí ngiệm, tránh sự bỡ ngỡ trong quá trình làm việc làm việc sau khi mới ra trường. Anh văn chuyên ngành Là học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng anh cơ bản về công nghệ thực phẩm, giúp sinh viên có khả năng đọc hiểu, lấy thông tin một cách nhanh chóng, từ đó tiếp cận với các kiến thức khoa học mới thuộc lĩnh vực thực phẩm. Công nghệ lên men Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công nghệ sản xuất malt; Công nghệ sản xuất bia; Công nghệ sản xuất rượu etylic và các loại rượu uống cao độ; Công nghệ sản xuất rượu vang và Công nghệ sản xuất nước chấm. Thí nghiệm Công nghệ lên men Hướng dẫn sinh viên thực hành sản xuất bia và một số sản phẩm rượu, đánh giá chất lượng của bia và một số sản phẩm rượu. Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm Học phần này nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học về những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và ăn uống hợp lý để có sức khoẻ trên cơ sở nghiên cứu về các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, các phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm như GMP, SSOP, HACCP để người học có thể đánh giá và tìm giải pháp phòng ngừa hạn chế tác động của vi sinh vật gây bệnh và các độc tố có trong thực phẩm.
Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa Giới thiệu cho sinh viên nắm được nguyên liệu sữa, hệ vi sinh vật sữa và cách vận chuyển, bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến; các quá trình cơ bản xảy ra trong chế biến sữa (quá trình vật lý, hóa lý, sinh học); giới thiệu cho sinh viên nắm được công nghệ sản xuất các sản phẩm sữa.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa Giúp cho sinh viên nắm vững một số bài thí nghiệm quan trọng nhất về sữa tươi và một số sản phẩm về sữa, để sinh viên hiểu rõ hơn những vấn đề được đề cập trong lý thuyết, quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm.
Công nghệ chế biến thịt – thủy sản Học phần này nhằm củng cố kiến thức lý thuyết đã học về những kiến thức cơ bản về nguyên liệu thịt-thủy sản, các biến đổi sinh hóa, công nghệ chế biến sản phẩm từ thịt-thủy sản để có thể vận hành và quản lý tốt dây chuyền sản xuất. Công nghệ gia công sơ bộ và chế biến các sản phẩm từ thịt-thủy sản.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến thịt – thủy sản Học phần này nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về công nghệ chế biến cây nhiệt đới như trà, cà phê, hạt có dầu thông qua chế biến các sản phẩm thông dụng trong quy mô phòng thí nghiệm cùng một số phương pháp đánh giá chất lượng các sản phẩm.
Công nghệ chế biến lương thực Đây là học phần chuyên ngành cần thiết của ngành Kỹ thuật thực phẩm. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về công nghệ chế biến lương thực như các quá trình sản xuất tinh bột, bánh mì, mì ăn liền… cũng như cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tính chất của hạt lương thực, từ đó giúp sinh viên nắm được các quá trình cơ bản trong sản xuất và chế biến lương thực.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến lương thực Đây là học phần chuyên ngành, nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về công nghệ chế biến lương thực như: tính chất vật lý của hạt lương thực, xác định chất lượng của bột và thực hành sản xuất một số sản phẩm lương thực cụ thể.
Bao gói thực phẩm Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc, nhằm giúp cho sinh viên nắm được vai trò quan trọng của bao bì đối với chất lượng thực phẩm, trong việc vận chuyển, quản lý, tiêu thụ, quảng bá... sản phẩm thực phẩm.
Kiểm nghiệm thực phẩm Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để vận dụng đánh giá chất lượng các mặt hàng thực phẩm thông qua những phương pháp xác định các thành phần cơ bản của thực phẩm: nước, protein, enzym, gluxit, lipit, alcaloit, phenol; và các nhiễm tạp độc tố có thể tồn dư trong các sản phẩm thực phẩm như: kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, chất kháng khuẩn, chất kích thích tăng trưởng...
Thí nghiệm Kiểm nghiệm thực phẩm Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc, nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học đồng thời cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành kiểm tra chất lượng một số mặt hàng thực phẩm.
Đánh giá cảm quan Đây là học phần tự chọn chuyên ngành. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các phương pháp luận của đánh giá cảm quan, nền tảng sinh lý học và tâm lý học của chức năng cảm giác thông qua các phép thử.
Thí nghiệm Đánh giá cảm quan Đây là học phần tự chọn chuyên ngành, nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về đánh giá cảm quan như: cách lựa chọn phép thử, bố trí thí nghiệm đánh giá cảm quan.
Đồ án Công nghệ Thực phẩm Học phần này thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc sau khi đã tích lũy xong một số các học phần cơ sở và chuyên ngành cần thiết. Học phần này có mục đích trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng, tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học kết hợp với các tài liệu chuyên sâu và sự hướng dẫn của giảng viên để tính toán, thiết kế một phần trong dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm như chế biến đồ hộp, khô thủy sản, các sản phẩm sữa, bia…
Thực tập chuyên môn Công nghệ mới Đây là học phần chuyên ngành bắt buộc, được đưa vào sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần học trước về cơ sở kỹ thuật thực phẩm, các quá trình thủy lực và truyền nhiệt, sinh viên sẽ được thực hiện đợt thực tập trong thời gian 1 tuần, với việc đến tìm hiểu, nghiên cứu ngày 8 tiếng tại các phân xưởng thuộc cơ sở sản xuất thực phẩm hiện đại nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm và các quá trình cơ sở nền tảng (thủy lực, truyền nhiệt và truyền chất).
Học kỳ doanh nghiệp + Vị trí vai trò của học phần trong CTĐT chuyên ngành: Sau khi sinh viên đã tích lũy được các học phần chuyên ngành, sinh viên được tham gia đợt thực tập học kỳ doanh nghiệp tại tại các phân xưởng, nhà máy chế biến sản xuất thực phẩm. Sinh viên làm việc dưới sự hướng dẫn của kỹ sư nhà máy ngày 8 tiếng , thời gian trong 1 học kỳ. + Các chủ đề trọng tâm của học phần: Sinh viên vân dụng các kiến thức về các công nghệ sản xuất thực phẩm đã học vào thực tế sản xuất. Đồng thờirèn luyện cho sinh viên tác phong công nghiệp trong nhà máy, hình thành tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu cho công việc sau này. + Mức độ cập nhật của học phần: Tùy điều kiện thực tế ở mỗi nhà máy, chế độ làm việc do cán bộ của nhà máy bố trí mà sinh viên sẽ được làm việc với các dây chuyền công nghệ và máy móc ở mức độ hiện đại khác nhau. + Mức độ liên quan đến các học phần khác của chuyên ngành đào tạo. Tùy thuộc vào nhà máy mà sinh viên đến làm việc, học phần này sẽ liên quan đến một số các học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo ở các ngành thuộc vĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.
Đồ án tốt nghiệp Đây là loại đồ án tốt nghiệp dạng tổng hợp, kết thúc khoá học ngành Kỹ thuật thực phẩm, do vậy đề tài có thể là một trong các thể loại sau: - Dạng tính toán thiết kế một nhà máy, một phân xưởng. - Dạng nghiên cứu thí nghiệm, phân tích tại các phòng thí nghiệm, - Dạng nghiên cứu khảo sát thực tế tại một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất, - Dạng nghiên cứu tổng quan lý thuyết.
An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Đây là học phần cơ sở ngành được tích lũy trước khi sinh viên đăng ký tích lũy các học phần thí nghiệm, các đợt thực tập nhằm cung cấp cho sinh viên các ngành các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động và tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, phát triển bền vững.
Mô phỏng quá trình công nghệ Học phần này sẽ hổ trợ đắc lực cho sinh viên khi sử dụng phần mềm mô phỏng để thiết kế các quá trình công nghệ trong các đồ án môn học QT&TB, đồ án Công nghệ và đồ án tốt nghiệp.
Quản lý chất lượng thực phẩm Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chất lượng thực phẩm và các phương pháp để quản lý chất lượng thực phẩm; cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng để tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm trong nhà máy. Đồng thời học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về các hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm đang được áp dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm như: GMP, ISO 9001:2008; ISO 22001: 2008, HACCP, TQM, 5S, SA 8000… Môn học này sẽ giúp người học nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm tại các nhà máy để sẵn sàng đảm nhận các công việc đó tại nhà máy sản xuất.
Sản xuất sạch hơn Trang bị cho người học những khái niệm về sản xuất sạch hơn, phương pháp luận về đánh giá sản xuất sạch hơn bao gồm cân bằng vật chất và năng lượng, các kỹ năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả và giảm chất thải đưa ra môi trường.
Tin học ứng dụng trong kỹ thuật thực phẩm Nhằm giúp cho sinh viên có khả năng xử lý số liệu thường gặp trong điều tra, nghiên cứu trong ngành kỹ thuật thực phẩm.
Thực phẩm chức năng Khái quát các qui định pháp chế về thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng đối với sức khỏe của người tiêu dùng và khả năng phòng chống bệnh. Nguyên lý và phương thức phát triển thực phẩm chức năng.
Phụ gia thực phẩm Đây là học phần tự chọn chuyên ngành. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các loại phụ gia thực phẩm như đặc điểm, vai trò, liều lượng sử dụng và tính an toàn của phụ gia dùng trong thực phẩm.
Công nghệ chế biến cây nhiệt đới Học phần này nhằm cung cấp kiến thức lý thuyết đã học về những kiến thức cơ bản về nguyên liệu vùng nhiệt đới, các biến đổi sinh hóa, công nghệ chế biến sản phẩm để có thể vận hành và quản lý tốt dây chuyền sản xuất tinh dầu và dầu béo, kỹ thuật chế biến chè (trà) và cà phê, kỹ thuật chế biến cacao.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến cây nhiệt đới Học phần này nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về công nghệ chế biến cây nhiệt đới như trà, cà phê, hạt có dầu thông qua chế biến các sản phẩm thông dụng trong quy mô phòng thí nghiệm cùng một số phương pháp đánh giá chất lượng các sản phẩm.
Công nghệ chế biến rau quả Đây là học phần chuyên ngành tự chọn, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và những vấn đề cụ thể trong công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả bao gồm: đặc điểm, tính chất của nguyên liệu rau quả, các biện pháp công nghệ để thu hoạch và bảo quản rau quả đồng thời chú trọng hơn về công nghệ chế biến rau quả phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu và sản phẩm rau an toàn.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến rau quả Đây là học phần chuyên ngành tự chọn, nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về công nghệ chế biến rau quả như: cách làm sạch vỏ các loại củ, quả; thực hành sản xuất một số sản phẩm từ nguyên liệu rau quả.
Công nghệ chế biến đường và bánh kẹo Đây là học phần chuyên ngành - tự chọn bắt buộc, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên liệu mía đường, nguyên liệu chế biến bánh kẹo, quy trình công nghệ chế biến đường mía, các sản phẩm bánh, kẹo.
Thí nghiệm Công nghệ chế biến đường và bánh kẹo Đây là học phần chuyên ngành - tự chọn bắt buộc, nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức lý thuyết đã học về công nghệ chế biến đường, bánh - kẹo thông qua thực hành chế biến các sản phẩm thông dụng trong quy mô phòng thí nghiệm.
Phát triển sản phẩm thực phẩm Đây là học phần chuyên ngành - tự chọn bắt buộc,đòi hỏi sinh viên khả năng tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã có liên quan đến cơ sở và chuyên ngành thực phẩm để ứng dụng vào thực hiện một sản phẩm mới. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thứccơ bản về mối quan hệ trong tiến trình phát triển sản phẩm như tính khoa học, kỹ thuật, quản lý nghiên cứu, quản lý thương mại, sản xuất, tiếp thị…trong việc phát triển sản phẩm thực phẩm mới trên thị trường. Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, từ đó có những định hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.
5. Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT a) Danh sách đội ngũ giảng viên. Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên ngành: · Bộ môn : Công nghệ thực phẩm
· Bộ môn: Công nghệ vật liệu
· Bộ môn: Công nghệ kỹ thuật môi trường
· Bộ môn: Công nghệ sinh học
b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính - Gồm 7 PTN chuyên ngành và cơ bản: PTN Công nghệ thực phẩm, PTN Công nghệ sinh học, PTN Hóa cơ bản, PTN Quá trình và thiết bị, PTN Môi trường, PTN Công nghệ vật liệu, PTN Công nghệ Hóa học. - Trang thiết bị: Hiện đại phục vụ cho học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên: + TB chưng cất đạm + TB chiết béo + Bộ phá mẫu + TB cất nước hai lần + Tủ lạnh sâu + Máy quang phổ + Kính hiển vi + Tủ sấy + Tủ cấy + Máy đóng hộp + Nồi hấp tiệt trùng + Bộ micropipet + Máy đếm khuẩn lạc c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành - Laptop - Máy chiếu - Các phần mềm chuyên ngành.
Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||