1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 2 (đợt 1) năm học 2023-2024.

+ Công bố danh sách dự kiến xử lý học vụ học kỳ 1 năm học 2023-2024

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 1 (đợt 2) năm học 2023-2024.

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 (KỲ 123).

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK223] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

+ THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN HỌC ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ CƠ BẢN, NGOẠI NGỮ I (BẮT ĐẦU HỌC TỪ NGÀY 02/10/2023)

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH DỰ KIẾN CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ Thông báo về việc cập nhật phòng học và thời khóa biểu Học kỳ 1 năm học 2023-2024 (Kỳ 123).

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK123] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC.

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu giờ giảng quy đổi học kỳ II năm học 2022-2023; định mức giờ chuẩn và giờ chuẩn quy đổi năm học 2022 - 2023.

Previous
Next

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Electrical, Electronics Engineering Technology

ngành: 52510301

Mã tuyển sinh: D510301

 

v            Trình độ đào tạo: Đại học

v            Đối tượng đào tạo: Tuyển sinh các đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

v            Mục tiêu đào tạo – Chuẩn đầu ra:

§           Mục tiêu chung:

+         Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư thực hành ứng dụng ngành Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên ngành về lĩnh vực điện tử công nghiệp; hệ thống cung cấp điện công nghiệp; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp trong các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; có năng lực thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và xã hội.

§           Chuẩn đầu ra:

Người học sau khi tốt nghiệp phải đạt được những chuẩn đầu ra cụ thể sau:

+         C1. Vận dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản để giải quyết các vấn đề trong công tác và cuộc sống.

+         C2. Áp dụng các kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi và cơ sở kỹ thuật nâng cao để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử công nghiệp.

+         C3. Áp dụng kiến thức để xác định, phân tích, giải quyết vấn đề cũng như tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu các vấn đề thực tế trong lĩnh vực điện, điện tử và một số lĩnh vực liên quan.

+         C4. Có tư duy về hệ thống, có khả năng hiểu về cấu trúc một hệ thống, thành phần hoặc quá trình theo thông số kỹ thuật nhất định và các yêu cầu trong lĩnh vực hệ thống cung cấp điện, điện tử công nghiệp.

+         C5. Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, có khả năng tự học và làm việc độc lập, không ngừng rèn luyện năng lực nghề nghiệp chuyên môn và những phẩm chất của người lao động.

+         C6. Giao tiếp và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

+         C7. Có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).

+         C8. Nhận thức được tầm quan trọng về hoạt động kỹ thuật của lĩnh vực điện, điện tử đối với môi trường, xã hội.

+         C9. Có khả năng thích ứng, làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện, điện tử và một số lĩnh vực liên quan.

+         C10. Đề xuất giải pháp, thiết kế, kiểm tra và vận hành các hệ thống cung cấp điện, điện tử công nghiệp. 

+         C11. Có kiến thức và sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc. SV tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

v            Tuyển sinh - điều kiện nhập học

+         Đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2017 của thí sinh

+         Đăng ký xét tuyển theo kết quả học bạ THPT của thí sinh

v            Điều kiện tốt nghiệp

+         Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

v            Phương thức và thời gian đào tạo

+         Đào tạo theo học chế tín chỉ.

+         Tổng số tín chỉ: 131TC

+         Hệ đào tạo chính qui tập trung: từ 3,5 đến 4 năm  tùy theo khả năng & điều kiện của người học.

+         Đại học hệ liên thông, hoàn chỉnh kiến thức từ trình độ cao đẳng: từ 1 đến 1,5 năm.

+         Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

v     Chương trình khung

 

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập 

I.        Kiến thức Giáo dục Đại cương

1.       Các học phần bắt buộc

1

5319001

Đại số tuyến tính

2

0

0

2

 

2

5209001

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I -

3

5319002

Giải tích I

3

0

0

3

 

4

5413002

Ngoại Ngữ I

3

0

0

3

Ngoại Ngữ cơ bản(*) -

5

5413003

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I -

6

5413004

Ngoại ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II -

7

5209002

NLCB của CNMLN I

2

0

0

2

 

8

5209003

NLCB của CNMLN II

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I -

9

5211005

Pháp luật đại cương

2

0

0

2

 

10

5505082

TH Tin học văn phòng

0

1

0

1

Tin học văn phòng(+) -

11

5505098

Tin học văn phòng

2

0

0

2

 

12

5505108

Toán chuyên ngành

2

0

0

2

Giải tích I -

13

5209004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN I -

14

5305002

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

0

0

2

 

15

5305004

Vật Lý Điện - Từ

2

0

0

2

 

16

5504085

Vẽ kỹ thuật

2

0

0

2

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương

35

 

2.      Các học phần tự chọn bắt buộc

1

5505097

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

2

5305005

Vật Lý Quang - Nguyên tử

2

0

0

2

 

3

5319005

Xác suất Thống kê

2

0

0

2

Giải tích I -

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc học phần đại cương

2

 

3.      Các học phần tự chọn tự do

1

5507014

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

2

5413001

Ngoại Ngữ cơ bản

3

0

0

3

 

3

5413005

Ngoại Ngữ IV

2

0

0

2

Ngoại ngữ III -

4

5413006

Ngoại Ngữ V

2

0

0

2

Ngoại Ngữ IV -

5

5502005

Phát triển dự án

2

0

0

2

 

6

5502006

Phương pháp học tập NCKH

2

0

0

2

 

7

5505080

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+) -

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần giáo dục đại cương

37

 

·         Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

5502001

Giáo dục quốc phòng

0

0

4

4

 

2

5013001

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5013002

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5013003

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

5

5013004

Giáo dục thể chất IV

0

1

0

1

 

·         Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ

1

5502002

Khởi nghiệp - việc làm

1

0

0

1

 

2

5502003

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

3

5502004

Kỹ năng làm việc nhóm

1

0

0

1

 

II.      Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

  1. Các học phần cơ sở - bắt buộc

1

5505001

An toàn điện

1

0

0

1

Lý thuyết mạch I -

2

5505010

Điện tử cơ bản

3

0

0

3

 

3

5505027

Đo lường điện - điện tử

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

4

5505033

Khí cụ điện

2

0

0

2

 

5

5505035

Kỹ thuật cảm biến

2

0

0

2

Điện tử cơ bản -

6

5505041

Kỹ thuật điều khiển tự động

2

0

0

2

 

7

5505048

Kỹ thuật xung số

3

0

0

3

Điện tử cơ bản -

8

5505050

Lý thuyết mạch I

2

0

0

2

Đại số tuyến tính - Giải tích I -

9

5505051

Lý thuyết mạch II

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

10

5505061

Nhập môn Điện- Điện tử

1

0

0

1

 

11

5505065

TH điện

0

2

0

2

TH nhập môn Điện- Điện tử -

12

5505066

TH Điện tử

0

2

0

2

Điện tử cơ bản(+) -

13

5505077

TH nhập môn Điện- Điện tử

0

1

0

1

Nhập môn Điện- Điện tử(+) -

14

5505086

TH Xung số & ứng dụng

0

2

0

2

Kỹ thuật xung số -

15

5505100

TN Đo lường và Cảm biến

0

1

0

1

Đo lường điện - điện tử(+)

 Kỹ thuật cảm biến(+) -

16

5505102

TN mạch điện

0

1

0

1

Lý thuyết mạch I -

17

5505109

Trang bị điện công nghiệp

2

0

0

2

Khí cụ điện -

18

5505115

Tư duy thiết kế

1

0

0

1

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở

32

 

  1. Các học phần chuyên ngành – bắt buộc

1

5505002

Bảo vệ rơle

3

0

0

3

Ngắn mạch -

2

5505004

Chuyên đề Lưới điện phân phối

2

0

0

2

Cung cấp điện -

3

5505006

Cung cấp điện

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

4

5505007

ĐA chống sét và tiếp địa

0

0

2

2

KT điện cao áp & vật liệu điện

5

5505009

ĐA thiết kế mạng điện khu vực

0

0

2

2

Mạng điện khu vực -

6

5505011

Điện tử công suất

3

0

0

3

Điện tử cơ bản -

7

5505021

Đồ án thiết kế cấp điện

0

0

2

2

Cung cấp điện -

8

5505022

Đồ án tổng hợp HTCCĐ

0

0

10

10

Bảo vệ rơle -KT điện cao áp &
VL điện -Mạng điện khu vực -

9

5505034

KT điện cao áp & vật liệu điện

3

0

0

3

Khí cụ điện -

10

5505036

Kỹ thuật chiếu sáng

2

0

0

2

Cung cấp điện -

11

5505049

Lập trình PLC

2

0

0

2

Kỹ thuật xung số -

12

5505052

Mạng điện khu vực

3

0

0

3

Lý thuyết mạch I -

13

5505055

Máy điện I

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

14

5505056

Máy điện II

2

0

0

2

Máy điện I -

15

5505059

Ngắn mạch

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

16

5505064

TH Cung cấp điện

0

1

0

1

Cung cấp điện -

17

5505075

TH Lập trình PLC

0

1

0

1

Lập trình PLC(+) -

18

5505079

TH Thiết kế chiếu sáng với phần mềm chuyên dụng

0

1

0

1

Kỹ thuật chiếu sáng(+) -

19

5505081

TH tin học ứng dụng trong HTĐ

0

2

0

2

Lý thuyết mạch I -

20

5505084

TH Vẽ sơ đồ điện (Autocad)

0

1

0

1

Lý thuyết mạch I -

21

5505092

Thực tập máy điện

0

0

2

2

Máy điện II(+) -

22

5505101

TN KT điện cao áp

0

1

0

1

KT điện cao áp & vật liệu điện -

23

5505104

TN Mạng điện khu vực

0

1

0

1

Mạng điện khu vực(+) -

24

5505105

TN Máy điện

0

1

0

1

Máy điện II(+) -

25

5505106

TN Rơle

0

1

0

1

Bảo vệ rơle -

26

5505110

Trường điện từ

2

0

0

2

Toán chuyên ngành -

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành

56

 

3.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

1

5505005

Ch.đề Sửa chữa thiết bị điện

1

0

0

1

Máy điện II -

2

5505008

ĐA Nhà máy điện

0

0

2

2

Nhà máy điện -

3

5505030

Học kỳ doanh nghiệp HTCCĐ

0

0

2

2

Đồ án tổng hợp HTCCĐ(+) -

4

5505058

Năng lượng sạch & tái tạo

2

0

0

2

Lý thuyết mạch I -

5

5505060

Nhà máy điện

3

0

0

3

Ngắn mạch -

6

5505083

TH Tính toán lưới điện trên MT

0

1

0

1

Cung cấp điện -

7

5505090

Thông tin và điều độ trong HTĐ

2

0

0

2

Mạng điện khu vực -

8

5505093

Thực tập tốt nghiệp HTCCĐ

0

0

2

2

Bảo vệ rơle(+) -
 KT điện cao áp & VL điện(+)
 Mạng điện khu vực(+)

9

5505099

TN Điện tử công suất

0

1

0

1

Điện tử công suất -

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc phần chuyên nghiệp

8

 

Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp

96

 

Tổng số

131

 

 

v     Mô tả tóm tắt các học phần cơ sở và chuyên ngành

Nhập môn ngành Điện- Điện tử(LT+TH)

Giới thiệu và định hướng về nghề nghiệp cho sinh viên ngành Điện - Điện tử. Tư vấn những công việc và những địa chỉ mà sinh viên có thể tham gia tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Giới thiệu tổng quan về 2 chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện và Kỹ thuật điện tử. Tổ thức cho SV tham quan, thực hành làm quen ngành nghề Điện- Điện tử tại các xưởng, PTN.

Điện tử cơ bản

Môn học điện tử cơ bản nhằm cung cấp cho người học các nội dung về cấu trúc, nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật của linh kiện điện tử. Phân tích mạch và hoạt động một số ứng dụng điển hình.

An toàn điện

Giới thiệu cơ sở lý thuyết về khí cụ điện : giới thiệu chung, lực điện động trong khí cụ điện, sự phát nóng trong khí cụ điện, hồ quang điện, tiếp xúc điện,... Giới thiệu các khí cụ điện được sử dụng trong hệ thống phân phối điện năng, hệ thống điều khiển, hệ thống điện hạ áp.

Lý thuyết mạch 1

Giới thiệu các khái niệm và định luật cơ bản về mạch điện. Phân tích mạch ở chế độ xác lập điều hòa. Nghiên cứu mạng một cửa (hai cực), hai cửa (bốn cực) và mạch điện ba pha.

Lý thuyết mạch 2

Các khái niệm cơ bản về mạch điện phi tuyến và các phương pháp giải, các khái niệm về quá trình quá độ và các phương pháp giải, các khái niệm về mạch thông số rải và các phương pháp giải.

Đo lường điện – điện tử

Giới thiệu cơ sở lý thuyết của kỹ thuật đo lường; các khái niệm cơ bản và định nghĩa, mạch đo và thiết bị đo, đo lường những đại lượng điện (dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, góc pha, tần số...), đo thông số của mạch điện. Các nguyên lý và phương pháp đo lường tín hiệu điện tử bằng các thiết bị đo điện tử.

TN đo lường điện & cảm biến

Phương pháp đo các đại lượng không điện: đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lực và moment, đo RLC sử dụng các mạch cầu và phương pháp trở kháng, TN đo lường độ dịch chuyển, đo góc, tốc độ.

Kỹ thuật xung số

Kỹ thuật xung số là môn cơ sở ngành, được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động, vi điều khiển, vi xử lý. Môn học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về tín hiệu xung, biến đổi xung, khoa điện tử, các hệ thống số đếm, các loại mã thông dụng, đại số Boole các phương pháp biểu diễn hàm, các phần tử logic cơ bản. Trên cơ sở đó tính toán, thiết kế các mạch tạo xung, các hệ tổ hợp và hệ tuần tự…..

Tư duy thiết kế

Học phần này trang bị cho các em sinh viên những kiến thức cơ bản về tư duy thiết kế. Sinh viên cũng được trang bị các công cụ và quy trình để thúc đẩy tư duy thiết kế: kỹ thuật và kinh nghiệm về nhận định vấn đề cần giải quyết, xây dựng và chọn lựa ý tưởng, thiết kế một nguyên mẫu theo ý tưởng đã chọn lọc.

Khí cụ điện

Giới thiệu cơ sở lý thuyết về khí cụ điện : giới thiệu chung, lực điện động trong khí cụ điện, sự phát nóng trong khí cụ điện, hồ quang điện, tiếp xúc điện,... Giới thiệu các khí cụ điện được sử dụng trong hệ thống phân phối điện năng, hệ thống điều khiển, hệ thống điện hạ áp.

Kỹ thuật điều khiển tự động

Học phần nhằm cung cấp các lý thuyết điều khiển, các phương pháp mô tả hệ thống điều khiển tự động. Thiết lập hàm truyền đạt của các phần tử và hệ thống. Đặc tính động lực học của một số khâu động học điển hình. Một số các hệ thống thực tế: bộ truyền bánh răng, động cơ điện một chiều, hệ điều khiển chuyển động tịnh tiến, hệ thuỷ khí, hệ lò nhiệt... Các tiêu chuẩn khảo sát tính ổn định, đánh giá chất lượng điều khiển của một hệ thống điều khiển tự động. Cấu trúc, chức năng và xác định tham số bộ điều khiển PID.

Kỹ thuật cảm biến

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, cơ chế hoạt động, các thông số đo lường, phạm vi ứng dụng của cảm biến và cơ cấu chấp hành. Trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên nhằm tạo cơ sở để có thể tính toán và lựa chọn cảm biến trong thiết kế các hệ thống tự động hóa trong điện công nghiệp.

Trang bị điện công nghiệp

Học phần này giới thiệu các nguyên tắc truyền động điện, trang bị điện cho các máy trong công nghiệp và các bộ điều khiển động cơ điện.

TN Mạch điện

Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn Mạch điện. Thông qua các bài thí nghiệm, sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học: nắm được các thông số của mạch điện; kiểm nghiệm lại các công thức và các định luật trong mạch điện; hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến sự hoạt động của mạch điện.

TH điện

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng nghề cơ bản liên quan đến kỹ thuật điện. Các nội dung chính gồm thực hành đo, lắp đặt điện chiếu sáng, thực hành mạch điều khiển và thao tác trên các thiết bị, khí cụ điện phổ biến khác.

TH điện tử

Học phần này cung cấp các kỹ năng cơ bản ban đầu của nghề điện tử, sinh viên hoàn thành học phần này sẽ sử dụng thành thạo các thiết bị được sử dụng phổ biến như: các loại đồng hồ để đo các đại lượng cường độ dòng điện, điện áp…, các loại máy hiện sóng. Đồng thời sinh viên nắm được cách nhận dạng và đọc thông số của các linh kiện điện tử và ứng dụng để làm một số mạch điện tử cơ bản.

TH xung số và ứng dụng

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản thực hiện các mô phỏng, phân tích, khảo sát các mạch xung số. Mục tiêu của HP là củng cố kiến thức lư thuyết, rèn luyện các kỹ năng phân tích và thực thi mạch, tổng hợp tạo ra các mạch ứng dụng phù hợp. Nội dung HP gồm 3 phần: Thí nghiệm ảo trên máy tính, khảo sát các mạch xung số cơ bản và cuối cùng là thi công một sản phẩm ứng dụng.

Kỹ thuật mạch điện tử

Cung cấp các kiến thức cơ bản về phân giải mạch điện bằng mô hình tương để tính toán các mạch khuếch đại tần số thấp và trung bình. Các chỉ tiêu kỹ thuật và tần số hoạt động của các mạch khuếch đại dùng BJT, FET và khuếch đại thuật toán. Mô hình tương đương của BJT và FET, phân cực cho Transistor. Các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ. Hồi tiếp âm trong mạch khuếch đại. Tầng khuếch đại công suất. Các tầng số khuếch đại vi sai. Khuếch đại thuật toán và ứng dụng.

Điện tử thông tin

Học phần này giới thiệu các khái niệm về hệ thống thu phát thông tin. Các kỹ thuật quan trọng được sắp xếp theo trình tự hợp lý giúp cho sinh viên nhanh chóng hình dung được về cấu trúc và tổ chức của hệ thống từ nguồn thông tin qua các bước xử lý phức hợp của máy phát qua kênh truyền đến máy thu và các bước xử lý ngược lại so với ở máy phát.

Xử lý tín hiệu số

Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tín hiệu số và xử lý tín hiệu số. Các tính chất, đặc điểm, phương pháp phân tích và xử lý đối với tín hiệu số. Các ứng dụng phổ biến trong xử lý tín hiệu số.

Cấu trúc máy tính

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về kiến trúc phần cứng của một máy vi tính: kiến trúc cơ bản, nguyên lý hoạt động, bus và phương pháp truyền thông tin trong máy vi tính, các phương pháp VÀO-RA dữ liệu, các thiết bị nhớ, các thiết bị điều khiển và giao diện VÀO-RA dữ liệu, các thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ. Các công nghệ cập nhật liên quan đến phần cứng máy tính.

Kỹ thuật vi điều khiển

Cung cấp cho người học các khái niệm về hệ thống xử lý, nguyên tắt hoạt động của một máy tính đơn giản, cách viết chương trình điều khiển ứng dụng vi điều khiển trong việc điều khiển các thiết bị ngoại vi thông dụng. Sau khi học song học phần này sinh viên sẽ có thể viết được các chương trình điều khiển đơn giản.

TH vi điều khiển.

Trên cơ sở kiến thức đã học trong các môn kỹ thuật Xung- Số và môn Kỹ thuật Vi điều khiển. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức thực tế từng bước thiết kế một hệ thống điều khiển các thiết bị ngoại vi dựa trên nền vi điều khiển thông dụng đã được học (8051), cách thức xây dựng một chương trình điều khiển và sửa lỗi và tối ưu chương trình. Kết quả của quá trình thực tập người học phải xây dựng được phần cứng, biên dịch được chưng trình dịch và nạp vào vi điều khiển cũng như đánh giá hoạt động điều khiển và toàn bộ sản phẩm của mình.

Điều khiển ghép nối thiết bị ngoại vi

Học phần cung cấp các kiến thức cơ sở về kỹ thuật ghép nối thiết bị ngoại vi: ghép nối và điều khiển qua cổng song song LPT, chuẩn nối tiếp UART, cổng USB. Thiết kế card giao tiếp máy tính, ghép nối PC với thiết bị ngoại vi.

TH ĐK ghép nối thiết bị ngoại vi

Học phần nhằm rèn luyện các kỹ năng thiết kế và lập trình cho các ứng dụng giao tiếp, điều khiển thông qua máy tính. Trọng tâm của học phần là lập trình ứng dụng khai tác các tài nguyên phần cứng của máy tính, giao tiếp máy tính với vi điều khiển thông qua các cổng USB, các chuẩn giao tiếp nối tiếp và song song.

Lập trình PLC

Giúp sinh viên hiểu biết về PLC S7 – 200 của hãng SIEMENS ,sinh viên nắm bắt lý thuyết và cả thực hành để nhanh chóng tiếp cận các dây chuyền sản xuất sau khi  ra thị trường, mặc dù theo học một họ PLC cụ thể nhưng sinh viên hoàn toàn có thể tiếp cận các loại PLC của hãng khác nhanh chóng theo quy định của IEC.Giáo trình bao gồm 3 phần:Lý thuyết, tập lệnh và bài tập thực hành.

TH lập trình PLC

Giúp cho sinh viên nắm đươc cấu tạo của CPU,các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter…từ đó ứng dụng được trong các hệ thống điều khiển công nghiệp.

Kỹ thuật truyền hình

Cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật truyền hình tương tự gồm phần phát truyền dẫn, phần thu, các hệ truyền hình màu khác nhau; kỹ thuật truyền hình số và truyền hình độ phân giải cao HDTV.

TH Kỹ thuật truyền hình

Học phần trang bị cho SV các kỹ năng cơ bản về phân tích và thực hành trong các hệ thống truyền dẫn và thu hình. SV được thực hành lắp đặt và đo kiểm tín hiệu truyền hình trên mạng cáp đồng, cáp quang, thu truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh.

ĐA Kỹ thuật mạch Điện tử

Đồ án nay giúp sinh viên tổng hợp lại những kiến thức đã được học, thiết kế và lắp ráp các mạch có thể ứng dụng trong thực tế.

Kỹ thuật lập trình C

Cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện tử các tiện ích của ngôn ngữ lập trình C để dùng trong kỹ thuật điện tử. Sinh viên sẽ làm chủ được các kỹ thuật lập trình thông qua rất nhiều ví du trong bài giảng tại lớp và trong tài liệu dùng làm giáo trình.

TH lập trình C

Học phần nhằm cung cấp cho người học các kỹ năng lập trình bằng ngôn ngữ C. Sinh viên được làm quen lập trình, thực hành lập trình trên máy tính, xử lý các bài toán đơn giản đến phức tạp ứng dụng ngôn ngữ C. Tạo nền tảng để sử dụng ngôn ngữ C cho các học phần khác liên quan.

TN Kỹ thuật mạch điện tử

Học phần nhằm cũng cố các kiến thức đã học bằng các thực nghiệm tại phòng thí nghiệm. Sinh viên được kiểm chứng lý thuyết bằng các thực nghiệm thực tiễn trên các thiết bị và linh kiện.

Điện tử công suất

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử công suất, bao gồm linh kiện bản dẫn công suất, các phương pháp điều khiển và ổn định trong điện tử công nghiệp. Các mô hình ứng dụng như điều khiển và ổn định nhiệt độ, biến đổi điện áp, nghịch lưu ,biến tần, điều khiển và ổn định tốc độ động cơ, nung nóng cao tần… Ngoài ra HP còn làm nền tảng để tham gia học kỳ doanh nghiệp, thực hiện đồ án điện tử công suất

Kỹ thuật vi xử lý

Cung cấp cho người học các khái niệm về hệ thống xử lý, nguyên tắt hoạt động của một máy tính đơn giản, cách thức lưu  trữ thông tin dựa trên kỹ thuật truy cập trực tiếp bộ nhớ kết hợp với kỹ thuật ngắt Sau khi học song học phần này sinh viên có thể thiết kế một hệ thống điện tử số và viết được một số chương  trình điều khiển đơn giản .

Kỹ thuật Robot

Môn học Trang bị cho sinh viên chuyên ngành điện kiến thức cơ bản về Robot trong công nghiệp. Trình bày các kiến thức căn bản về lý thuyết, cấu trúc và cơ cấu động học của Robot. - Ngoài ra còn nghiên cứu cơ sở điều khiển và hệ thống điều khiển Robot, các ứng dụng của Robot trong công nghiệp.

Đồ án điện tử công suất

Trên cơ sở kiến thức đã học trong các môn học cơ  sở và điện tử công suất. Môn học này giúp cho sinh viên hệ thống các kến thức cơ sở để tính toán thiết kế một số mạch điện tử ứng dụng trong công nghiệp dựa trên lý thuyết đã học của môn môn điện tử công suất. Cách kết hợp các mạch điều khiển lại với nhau để trở thành một hệ thống điều khiển lớn hơn ổn định hơn.

Đồ án vi điều khiển

Học phần nhằm củng cố kiến thức về vi điều khiển, rèn luyện kỹ năng lập trình, lập trình ứng dụng cho vi điều khiển. Sau khi học xong học phần, sinh viên có khả năng hiện thực hóa các ứng dụng vi điều khiển từ các khâu thiết kế nguyên lý, mô phỏng chương trình, thiết kế mạch in và lắp ráp tạo ra sản phẩm ứng dụng vi điều khiển

Thiết kế vi mạch số với HDL

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức liên quan đến ngôn ngữ và lập trình phần cứng trên nền tảng ngôn ngữ verilog.

TH lập trình FPGA

Học phần cung cấp các kiến thức, quy trình và kỹ năng liên quan đến lập trình nhúng trên KIT FPGA

Hệ thống nhúng

Môn học này trang bị cho người học kiến thức về kiến trúc hệ thống nhúng, nguyên lý về hệ điều hành nhúng, hệ điều hành thời gian thực.

Matlab và ứng dụng

Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Matlab, ứng dụng Matlab trong việc lập trình giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, điều khiển, mô phỏng, xử lý các bài toán và mô hình ứng dụng. Tìm hiểu, khai thác sử dụng các công cụ mô phỏng sẵn có trong thư viện simulink…

Thiết kế MĐT bằng máy tính

Học phần cung cấp các kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm điện tử chuyên ngành như Orcad, Antium, Proteus… cho việc lập thiết kế sơ đồ nguyên lý(Schematics), thí nghiệm ảo, mô phỏng, thiết kế bo mạch in(PCB).

Sửa chửa- bảo trì máy tính

Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng nhận dạng, lắp đặt, cài đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc căn bản các hệ thống máy vi tính. Sinh viên được thực hành, rèn luyện kỹ năng trên máy tính PC, Labtop, hệ thống mạng.

Điện tử công suất

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử công suất, bao gồm linh kiện bán dẫn công suất, các phương pháp điều khiển và ổn định. Các bộ chỉnh lưu, nghịch lưu và biến tần, các bộ biến đổi một chiều kiểu băm xung, bù cosj, điều khiển và ổn định tốc độ, nhiệt độ, nung nóng cao tần. Ngoài ra HP còn làm nền tảng để tham gia học kỳ doanh nghiệp, thực hiện đồ án điện tử công suất

Cung cấp điện

Trình bày các kiến thức về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, các phương pháp tính toán kinh tế-kỹ thuật, phương pháp xác định phụ tải điện, tính toán tổn thất điện năng và phương pháp tính toán hệ thống cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp, nhà cao tầng và các công trình đô thị.

Đồ án thiết kế cấp điện

Trên cơ sở kiến thức do học phần Cung cấp điện cung cấp, sinh viên sẽ được TH tính toán thiết kế cung cấp điện công nghiệp cũng như lập dự toán cho công trình cung cấp điện công nghiệp trong học phần Đồ án Cung cấp điện.

Máy điện 1

Nghiên cứu các kiến thức chung về máy điện, về cấu tạo, nguyên lý làm việc máy biến áp và máy điện không đồng bộ. Dựa vào các định luật vật lý viết hệ phương trình mô tả sự làm việc của máy điện, từ đó thiết lập mạch điện thay thế, tính toán các quá trình năng lượng, đặc tính làm việc, nghiên cứu khai thác, sử dụng máy biến áp và máy điện không đồng bộ theo yêu cầu cụ thể.

Máy điện 2

Nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điện đồng bộ và máy điện một chiều. Dựa vào các định luật vật lý viết hệ phương trình mô tả sự làm việc của máy điện, từ đó thiết lập mạch điện thay thế, tính toán các quá trình năng lượng, đặc tính làm việc, nghiên cứu khai thác, sử dụng máy điện đồng bộ và máy điện một chiều theo yêu cầu cụ thể.

TN Máy điện

Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức về môn học Máy điện. Thông qua các bài TN sinh viên sẽ hiểu sâu và nắm vững kiến thức môn học. Hiểu rõ về cấu tạo,nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành các loại máy điện. Xây dựng được các đường đặc tính của các loại máy điện cơ bản. Lấy được các thông số làm việc của các loại máy điện. Tính toán được các thông số ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại máy điện. Nắm bắt một cách trực quan kết quả TN bằng máy tính.

Thực tập máy điện

Học phần này giúp sinh viên nắm được cấu tạo của dây quấn máy điện, từ đó thiết lập được các sơ đồ dây quấn cơ bản của động cơ điện xoay chiều. Thực hiện tính toán và sửa chữa dây quấn.

Trường điện từ

Các khái niệm cơ bản về trường điện từ, Các khái niệm và định luật cơ bản của điện trường tĩnh, các phương pháp giải bài toán điện trường tĩnh, Tính toán điện trường dừng. Tính toán từ trường dừng.

Lập trình PLC

Lý thuyết cơ sở. Mạch tổ hợp và mạch trình tự. Bộ điều khiển lập trình PLC. Phương pháp lập trình PLC. Ngôn ngữ lập trình LADDER. Kỹ thuật lập trình điều khiển trình tự. Các chức năng chuyên dụng trên PLC. Những ứng dụng của PLC. Lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Các bài TN.

Bảo vệ rơle

Giới thiệu cơ sở lý thuyết về kỹ thuật bảo vệ rơle: khái niệm chung về bảo vệ rơle, các mạch bảo vệ dùng rơle (bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ quá dòng có hướng, bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ dòng so lệch, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ tần số cao và vô tuyến). Tự động đóng nguồn dự trữ, tự động đóng trở lại nguồn điện.

Ngắn mạch

Giới thiệu cơ sở lý thuyết về ngắn mạch, các phương pháp tính toán ngắn mạch, tình trạng ngắn mạch duy trì và ngắn mạch không đối xứng. Tìm hiểu về quá trình quá độ trong mạch điện đơn giản và trong máy điện khi có ngắn mạch xảy ra.

Mạng điện khu vực

Giới thiệu những vấn đề chung về hệ thống điện và mạng điện. Tính toán chế độ xác lập của mạng điện. Chọn tiết diện dây dẫn, máy biến áp. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện. Nâng cao hiệu quả kinh tế mạng điện.

TN Rơle

Nội dung của học phần gồm các bài TN cài đặt, chỉnh định các bảo vệ thường dùng trong hệ thống điện;

TN Mạng điện khu vực

TN này giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong các học phần liên quan đến mạng điện. Nội dung của học phần gồm các bài TN nghiên cứu sự phân bố điện áp trên đường dây truyền tải.

Đồ án thiết kế mạng điện khu vực

Cân bằng công suất trong hệ thống điện, xác định sơ bộ dung lượng bù của hệ thống theo điều kiện cân bằng công suất phản kháng, chọn tiết diện dây dẫn, tính toán so sánh kinh tế-kỹ thuật các phương án, lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp, chọn sơ đồ nối dây chi tiết mạng điện, tính toán bù kinh tế mạng điện, tính toán phân bố công suất chính xác trong các chế độ, kiểm tra cân bằng công suất phản kháng, tính toán điều chỉnh điện áp trong mạng điện, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện thiết kế.

KT điện cao áp & vật liệu điện

Phóng điện vầng quang. Phóng điện sét và bảo vệ chống sét đánh thẳng vào hệ thống điện. Quá trình sóng trên đường dây tải điện. Nối đất trong hệ thống điện. Bảo vệ chống sét cho hệ thống điện. Quá điện áp nội bộ. Cung cấp các kiến thức cơ bản: các quá trình vật lý, các tính chất cơ bản và đặc tính của vật liệu điện, các vật liệu điện được sử dụng trong kĩ thuật điện, vật liệu dẫn điện, bán dẫn điện, vật liệu siêu dẫn, vật liệu từ, đặc biệt là các vật liệu cách điện ở điện áp cao và các kết cấu cách điện cao áp.

TN KT điện cao áp

Nội dung của học phần gồm các bài TN phóng điện trong chất khí trong dầu máy biến áp và tính toán điện trở suất của đất.

Đồ án chống sét và tiếp địa

Môn học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành hệ thống điện những kiến thức về tính toán bảo vệ chống sét đánh thẳng cho trạm phân phối điện, tính toán bảo vệ sét đánh đường dây tải điện, tính toán nối đất Hệ thống.

TH tin học ứng dụng trong HTĐ

Ứng dụng Matlab để tính toán ma trận, đa thức, giải phương trình, đạo hàm, tích phân. Vẽ một số đồ thị dạng 2D, 3D. Tạo giao diện người sử dụng GUI. Ứng dụng công cụ Simulink để mô hình hóa, mô phỏng hệ thống điện. Mô phỏng trào lưu công suất trong hệ thống điện.

Chuyên đề Lưới điện phân phối

Học phần này giúp trang bị cho người học chọn được các thiết bị điện trong lưới điện phân phối, các biện pháp nâng cao hệ số công suất: bù tự nhiên, đặt thiết bị bù, xác định dung lượng bù kinh tế tại các hộ tiêu thụ, phân phối thiết bị bù trong mạng điện xí nghiệp. Sự phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ chính trên lưới điện phân phối.

TH cung cấp điện

Học phần này giúp sinh viên trang bị kỹ năng thực hành đấu nối, lắp đặt với các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

Kỹ thuật chiếu sáng

Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các vần đề liên quan đến chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp. Trang bị những kiến thức cơ bản về chiếu sáng, chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp trong các công trình và tính toán chiếu sáng trong nhà cũng như trên đường phố.

TH Thiết kế chiếu sáng với phần mềm chuyên dụng

Học phần này giúp cho người học trải nghiệm thiết kế chiếu sáng với phần mềm chuyên dụng. Tìm hiểu phần mềm, ứng dụng phần mềm để thiết kế nhanh chiếu sáng nội thất, chiếu sáng công nghiệp.

TH Lập trình PLC

Giúp cho sinh viên nắm được cấu tạo của CPU, các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter,... thực hiện được và đầy đủ các bài TH của sinh viên đề ra cũng như một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp.

TH vẽ sơ đồ điện (Autocad)

Học phần này trình bày một số quy định về bản vẽ sơ đồ điện, giới thiệu và hướng dẫn cách đọc các sơ đồ điện. Giới thiệu và ứng dụng phần mềm Autocad để vẽ các sơ đồ trong hệ thống cung cấp điện.

Năng lượng sạch & tái tạo

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nguồn năng lượng mới (năng lượng tái tạo) tập trung chủ yếu vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió, các quá trình biến đổi năng lượng, các bộ biến đổi công suất và máy điện. Những kiến thức này sẽ giúp sinh viên hiểu được chức năng cơ bản của một hệ thống phát điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Thông tin và điều độ trong HTĐ

Tổng quan về các tín hiệu và hệ thống thông tin, biến đổi tín hiệu, các nguyên lý ghép kênh, giới thiệu các hệ thống thông tin vi ba, sợi quang, tải ba, công tác điều độ trong hệ thống điện, giới thiệu về hệ thống SCADA.

Nhà máy điện

Khái niệm chung về nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống điện và năng lượng. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện và trạm biến áp. Máy biến áp điện lực. Ảnh hưởng của dòng điện đối với các thiết bị điện và các phần có dòng điện chạy qua. Chọn các thiết bị điện chính trong nhà máy điện và trạm biến áp. Tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp. Thiết bị phân phối điện năng.

ĐA Nhà máy điện

Cân bằng công suất, đề xuất phương án tính toán, chọn máy biến áp, tính toán tổn thất điện năng, tính toán ngắn mạch, chọn khí cụ điện và các phần có dòng điện chạy qua, tự dùng trong nhà máy điện, bố trí thiết bị phân phối điện.

TH Tính toán lưới điện trên máy tính

Tính toán tổn thất điện áp, tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối tại các Điện lực. Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để tính toán các thông số dòng, áp và công suất trong lưới điện phân phối.

Chuyên đề Sửa chữa thiết bị điện

Học phần này trình bày hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, cách xử lý sự cố,kiểm tra và sửa chữa các loại máy điện, các khí cụ điện.

TN Điện tử công suất

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức thực nghiệm và kiểm chứng lý thuyết về các linh kiện điện tử công suất, các bộ biến đổi điện tử công suất như: bộ chỉnh lưu, bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ biến đổi điện áp xoay chiều, bộ nghịch lưu. Thông qua các bài thí nghiệm, sinh viên có khả năng đọc sơ đồ nguyên lý, lắp ráp mạch, kiểm tra và phân tích hoạt động của các mạch điện tử công suất.

Thực tập tốt nghiệp Kỹ thuật điện tử

Sinh viên được thực tập, trải nghiệp bằng việc thực tập thực tế tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành điện tử, viễn thông. Nội dung thực tập gồm các nội dung khảo sát, phân tích, lắp đặt, vận hành, đo kiểm, đánh giá… các hệ thống điện tử, viễn thông.

Học kỳ doanh nghiệp Kỹ thuật điện tử

Là học phần tự chọn tự do không bắt buộc ích lũy. Ở học kỳ doanh nghiệp, thay vì SV học tập, thực hành tại trường thì SV được đi học tập, thực tập tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, được nhà trường và doanh nghiệp cử GV hướng dẫn, thực hiện. SV được nhà trường và doanh nghiệp cùng cấp chứng nhận sau khi hoàn thành khóa học.

Học kỳ doanh nghiệp Hệ thống cung cấp điện

Người học sẽ được trải nghiệm thực tế công việc liên quan đến lĩnh vực Hệ thống điện trong các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp,…

Thực tập tốt nghiệp Hệ thống cung cấp điện

Người học sẽ được thực tập các công việc liên quan đến lĩnh vực Hệ thống điện trong các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, cụ thể về các lĩnh vực chuyên ngành như: Mạng điện, bảo vệ rơle, chống sét công trình, thiết kế chiếu sáng, vận hành các thiết bị điện, nhà máy điện,…

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

Là học phân chuyên ngành bắt buộc, người học ứng dụng các kiến thức và chuyên môn đã đượ đào tạo để thực hiện các đề tài chuyên sâu nhằm tiểm hiểu, phân tích, đánh giá, khảo sát, thực nghiệm, nghiên cứu thiết kế, xây dựng các mô hình giải quyết các nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn thuộc chuyên ngành. Mỗi SV được phân công một GV hướng dẫn chính, các đề tài nghiên cứu được lập và công bố đề cương, chi tiết tiến độ thực hiện, có một hội đồng đánh giá kết quả thực hiện.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện

Học phần này tổng hợp các kiến thức chuyên ngành đã học. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng hợp về lĩnh vực Hệ thống điện như: Kỹ thuật cao áp, Hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp, Phần điện trong Nhà máy điện, kỹ thuật chiếu sáng,…

 

v     Kế hoạch đào tạo

Học Kỳ

Tên học phần

Số TC

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

Loại HP

1

Pháp luật đại cương

2

 

Bắt buộc ĐC

Đại số tuyến tính

2

 

Bắt buộc ĐC

Giải tích

3

 

Bắt buộc ĐC

Vật Lý Điện - Từ

2

 

Bắt buộc ĐC

Ngoại Ngữ I

3

 

Bắt buộc ĐC

Tin học văn phòng

2

 

Bắt buộc ĐC

TH Tin học văn phòng

1

Tin học văn phòng(+)

Bắt buộc ĐC

Tin học đại cương

2

 

Tự chọn tự do

TH Tin học đại cương

1

Tin học đại cương(+)

Tự chọn tự do

Ngoại Ngữ cơ bản

3

 

Tự chọn tự do

Giáo dục thể chất I

1

 

Thể chất

Kỹ năng giao tiếp

1

 

Kỹ năng mềm

Nhập môn ngành Điện- Điện tử

1

 

Bắt buộc CSN

TH nhập môn Điện- Điện tử

1

Nhập môn ngành Điện- Điện tử(+)

Bắt buộc CSN

2

NLCB của CNMLN I

2

 

Bắt buộc ĐC

Toán chuyên ngành

2

Giải tích

Bắt buộc ĐC

Vật lý Cơ - Nhiệt

2

 

Bắt buộc ĐC

Ngoại Ngữ II

2

Ngoại ngữ I

Bắt buộc ĐC

Giáo dục thể chất II

1

 

Thể chất

Kỹ năng làm việc nhóm

1

 

Kỹ năng mềm

Điện tử cơ bản

3

 

Bắt buộc CSN

Lý thuyết mạch 1

2

Đại số tuyến tính, Giải tích I

Bắt buộc CSN

Tư duy thiết kế

1

 

Bắt buộc CSN

TH điện tử

2

Điện tử cơ bản(+)

Bắt buộc CSN

3

NLCB của CNMLN II

3

NLCB của CNMLN I

Bắt buộc ĐC

Ngoại Ngữ III

2

Ngoại ngữ II

Bắt buộc ĐC

Vẽ kỹ thuật

2

 

Bắt buộc ĐC

Vật lý Quang- Nguyên tử

2

 

Tự chọn tự do

Giáo dục quốc phòng

4

 

Quốc phòng

Giáo dục thể chất III

1

 

Thể chất

An toàn điện

1

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CSN

Lý thuyết mạch 2

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CSN

Kỹ thuật xung số

3

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CSN

Khí cụ điện

2

 

Bắt buộc CSN

TN mạch điện

1

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CSN

TH điện

2

 

Bắt buộc CSN

4

(K

T

Đ

T)

Đường lối CM của ĐCSVN

3

NLCB của CNMLN I

Bắt buộc ĐC

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

NLCB của CNMLN I

Bắt buộc ĐC

Xác suất Thống kê

2

 

Tự chọn tự do

Ngoại Ngữ IV

2

Ngoại Ngữ III

Tự chọn tự do

Giáo dục thể chất IV

1

 

Thể chất

Đo lường điện- điện tử

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CSN

Kỹ thuật cảm biến

2

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CSN

Trang bị điện công nghiệp

2

Khí cụ điện

Bắt buộc CSN

TH xung số và ứng dụng

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CSN

Kỹ thuật mạch điện tử

3

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CN

Kỹ thuật lập trình C

2

 

Bắt buộc CN

4

(H

T

C

C

Đ)

Giáo dục thể chất IV

1

 

Thể chất

Xác suất Thống kê

2

 

Tự chọn tự do

Ngoại Ngữ IV

2

Ngoại Ngữ III

Tự chọn tự do

Đường lối CM của ĐCSVN

3

NLCB của CNMLN I

Bắt buộc ĐC

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

NLCB của CNMLN I

Bắt buộc ĐC

Đo lường điện- điện tử

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CSN

Kỹ thuật cảm biến

2

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CSN

TH xung số và ứng dụng

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CSN

Cung cấp điện

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

Máy điện 1

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

TH tin học ứng dụng trong HTĐ

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

TH vẽ sơ đồ điện (Autocad)

1

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

5

(K

T

Đ

T)

Ngoại Ngữ V

2

Ngoại ngữ IV

Tự chọn tự do

Phương pháp học tập NCKH

2

 

Tự chọn tự do

Kỹ thuật điều khiển tự động

2

 

Bắt buộc CSN

TN đo lường và cảm biến

1

Kỹ thuật cảm biến, Đo lường điện- điện tử(+)

Bắt buộc CSN

Điện tử thông tin

3

Kỹ thuật mạch điện tử

Bắt buộc CN

Kỹ thuật vi điều khiển

3

Kỹ thuật xung số, Kỹ thuật lập trình C

Bắt buộc CN

Tín hiệu và hệ thống

2

 

Bắt buộc CN

Xử lý tín hiệu số

2

 

Bắt buộc CN

Thiết kế MĐT bằng máy tính

1

Kỹ thuật mạch điện tử

Bắt buộc CN

TN mạch điện tử

1

Kỹ thuật mạch điện tử (+)

Bắt buộc CN

TH Kỹ thuật lập trình C

1

Kỹ thuật lập trình C

Bắt buộc CN

Đồ án Kỹ thuật mạch ĐT

2

Kỹ thuật mạch điện tử

Bắt buộc CN

5

(H

T

C

C

Đ)

Ngoại Ngữ V

2

Ngoại ngữ IV

Tự chọn tự do

Phương pháp học tập NCKH

2

 

Tự chọn tự do

Kỹ thuật điều khiển tự động

2

 

Bắt buộc CSN

Trang bị điện công nghiệp

2

Khí cụ điện

Bắt buộc CSN

TN đo lường và cảm biến

1

Kỹ thuật cảm biến, Đo lường điện- điện tử(+)

Bắt buộc CSN

Đồ án thiết kế cấp điện

2

Cung cấp điện

Bắt buộc CN

Máy điện 2

2

Máy điện 1

Bắt buộc CN

Trường điện từ

2

 

Bắt buộc CN

Ngắn mạch

2

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

Mạng điện khu vực

3

Lý thuyết mạch 1

Bắt buộc CN

TH Cung cấp điện

1

Cung cấp điện

Bắt buộc CN

TH Tính toán lưới điện trên máy tính

1

Cung cấp điện

Tự chọn BB CN

6

(K

T

Đ

T)

Giáo dục Môi trường

1

 

Tự chọn tự do

Điện tử công suất

3

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CN

Kỹ thuật truyền hình

2

Điện tử thông tin

Bắt buộc CN

Cấu trúc máy tính

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CN

Kỹ thuật Vi xử lý

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CN

TH vi điều khiển

2

Kỹ thuật vi điều khiển

Bắt buộc CN

Truyền thông công nghiệp

2

Lập trình PLC

Tự chọn BB CN

Thiết kế vi mạch số với HDL

2

Kỹ thuật lập trình C

Tự chọn BB CN

Matlab và simulink

2

Xử lý tín hiệu số

Tự chọn BB CN

Hệ thống nhúng

2

Kỹ thuật Vi xử lý

Tự chọn BB CN

6

(H

T

C

C

Đ)

Giáo dục Môi trường

1

 

Tự chọn tự do

Điện tử công suất

3

Điện tử cơ bản

Bắt buộc CN

TN máy điện

1

Máy điện 2(+)

Bắt buộc CN

Thực tập máy điện

2

Máy điện 2(+)

Bắt buộc CN

Bảo vệ rơle

3

Ngắn mạch

Bắt buộc CN

TN Mạng điện khu vực

1

Mạng điện(+)

Bắt buộc CN

ĐA thiết kế mạng điện khu vực

2

Mạng điện

Bắt buộc CN

KT điện cao áp & vật liệu điện

3

Khí cụ điện

Bắt buộc CN

Nhà máy điện

3

Ngắn mạch

Tự chọn BB CN

Chuyên đề Sửa chữa thiết bị điện

1

Máy điện 2

Tự chọn BB CN

7

(K

T

Đ

T)

Phát triển dự án

2

 

Tự chọn tự do

Khởi nghiệp- việc làm

1

 

Kỹ năng mềm

ĐK ghép nối thiết bị ngoại vi

2

Kỹ thuật vi điều khiển

Bắt buộc CN

Lập trình PLC

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CN

Kỹ thuật Robot

2

 

Bắt buộc CN

TH ĐK ghép nối TB ngoại vi

1

ĐK ghép nối thiết bị ngoại vi(+)

Bắt buộc CN

TH lập trình PLC

1

Lập trình PLC(+)

Bắt buộc CN

Đồ án Vi điều khiển

2

Kỹ thuật vi điều khiển

Bắt buộc CN

Đồ án Điện tử công suất

2

Điện tử công suất

Bắt buộc CN

TH Kỹ thuật truyền hình

1

Kỹ thuật truyền hình

Bắt buộc CN

TH lập trình FPGA

2

Thiết kế vi mạch số với HDL

Tự chọn BB CN

TH lập trình nhúng

2

Hệ thống nhúng

Tự chọn BB CN

Sửa chữa- bảo trì máy tính

2

Cấu trúc máy tính

Tự chọn BB CN

7

(H

T

C

C

Đ)

Khởi nghiệp- việc làm

1

 

Kỹ năng mềm

Phát triển dự án

2

 

Tự chọn tự do

Lập trình PLC

2

Kỹ thuật xung số

Bắt buộc CN

TN Rơle

1

Bảo vệ rơle

Bắt buộc CN

TN KT điện cao áp

1

KT điện cao áp & vật liệu điện

Bắt buộc CN

ĐA chống sét và tiếp địa

2

KT điện cao áp & vật liệu điện

Bắt buộc CN

Chuyên đề Lưới điện phân phối

2

Cung cấp điện

Bắt buộc CN

Kỹ thuật chiếu sáng

2

 

Bắt buộc CN

TH Thiết kế chiếu sáng với phần mềm chuyên dụng

1

Kỹ thuật chiếu sáng(+)

Bắt buộc CN

TH Lập trình PLC

1

Lập trình PLC(+)

Bắt buộc CN

Năng lượng sạch & tái tạo

2

Lý thuyết mạch 1

Tự chọn BB CN

Thông tin và điều độ trong HTĐ

2

Mạng điện

Tự chọn BB CN

ĐA Nhà máy điện

2

Nhà máy điện

Tự chọn BB CN

TN Điện tử công suất

1

Điện tử công suất

Tự chọn BB CN

8

(K

T

Đ

T)

Đồ án tốt nghiệp Kỹ thuật điện tử

10

Kỹ thuật vi điều khiển(*) & Kỹ thuật mạch điện tử(*)

Bắt buộc ĐC

Học kỳ doanh nghiệp KT Điện tử

2

Kỹ thuật mạch điện tử

Tự chọn BB CN

Thực tập tốt nghiệp KT Điện tử

2

Kỹ thuật mạch điện tử

Tự chọn BB CN

8

(H

T

C

C

Đ)

Đồ án tốt nghiệp HTCCĐ

10

Bảo vệ rơle(*), Mạng điện(*), KT điện cao áp & vật liệu điện(*)

Bắt buộc ĐC

Học kỳ doanh nghiệp HTCCĐ

2

Bảo vệ rơle(+), Mạng điện(+), KT điện cao áp & vật liệu điện(+)

Tự chọn BB CN

Thực tập tốt nghiệp HTCCĐ

2

Bảo vệ rơle(+), Mạng điện(+), KT điện cao áp & vật liệu điện(+)

Tự chọn BB CN

 

v     Ma trận chuẩn đầu ra:

S

T

T

Tên học phần

CHUẨN ĐẦU RA

Số TC

Loại HP

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

 

1- Các học phần khối Giáo dục Đại cương

1.       

Đường lối CM của ĐCSVN

3-0-0

1A

 

 

 

 

S

 

 

M

 

 

 

2.       

NLCB của CNMLN I

2-0-0

1A

 

 

 

 

S

 

 

M

 

 

 

3.       

NLCB của CNMLN II

3-0-0

1A

 

 

 

 

S

 

 

M

 

 

 

4.       

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2-0-0

1A

 

 

 

 

S

 

 

S

 

 

 

5.       

Pháp luật đại cương

2-0-0

1A

 

 

 

 

S

 

 

S

 

 

 

6.       

Đại số tuyến tính

2-0-0

1A

S

 

 

 

M

 

 

 

 

 

 

7.       

Giải tích

3-0-0

1A

S

 

 

 

M

 

 

 

 

 

 

8.       

Toán chuyên ngành

2-0-0

1A

S

 

 

 

M

 

 

 

 

 

 

9.       

Vật Lý Điện - Từ

2-0-0

1A

S

 

 

 

W

 

 

 

 

 

 

10.   

Vật lý Cơ - Nhiệt

2-0-0

1A

S

 

 

 

W

 

 

 

 

 

 

11.   

Ngoại Ngữ I

3-0-0

1A

 

 

 

 

M

 

S

 

M

 

W

12.   

Ngoại Ngữ II

2-0-0

1A

 

 

 

 

M

 

S

 

M

 

W

13.   

Ngoại Ngữ III

2-0-0

1A

 

 

 

 

M

 

S

 

M

 

W

14.   

Tin học văn phòng

2-0-0

1A

 

 

 

 

M

 

 

 

M

 

S

15.   

TH Tin học văn phòng

0-0-1

1A

 

 

 

 

M

 

 

 

M

 

S

16.   

Vẽ kỹ thuật

2-0-0

1A

 

M

 

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 2- Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1.       

Giáo dục quốc phòng

0-0-4

4

 

 

 

 

S

 

 

 

M

 

 

2.       

Giáo dục thể chất I

0-1-0

4

 

 

 

 

S

 

 

 

M

 

 

3.       

Giáo dục thể chất II

0-1-0

4

 

 

 

 

S

 

 

 

M

 

 

4.       

Giáo dục thể chất III

0-1-0

4

 

 

 

 

S

 

 

 

M

 

 

5.       

Giáo dục thể chất IV

0-1-0

4

 

 

 

 

S

 

 

 

M

 

 

 

3- Các học phần kiến thức kỹ năng mềm

1.       

Kỹ năng giao tiếp

1-0-0

3

 

 

 

 

M

S

 

 

W

 

 

2.       

Kỹ năng làm việc nhóm

1-0-0

3

 

 

 

 

M

S

 

 

W

 

 

3.       

Khởi nghiệp- việc làm

1-0-0

3

 

 

 

 

M

S

 

 

W

 

 

 

4- Các học phần cơ sở ngành Điện-Điện tử

1.       

Điện tử cơ bản

3-0-0

1B

 

S

S

W

 

 

 

 

M

W

 

2.       

An toàn điện

1-0-0

1B

W

M

M

W

W

 

 

 

 

 

 

3.       

Lý thuyết mạch 1

2-0-0

1B

S

S

M

W

W

 

 

 

 

W

 

4.       

Lý thuyết mạch 2

2-0-0

1B

S

S

M

W

W

 

 

 

 

W

 

5.       

Nhập môn ngành Điện- Điện tử

1-0-0

1B

 

M

 

 

W

W

 

 

 

 

 

6.       

Đo lường điện- điện tử

2-0-0

1B

 

S

S

W

 

 

 

 

W

W

 

7.       

Kỹ thuật xung số

3-0-0

1B

 

S

M

W

 

 

 

 

 

W

W

8.       

Tư duy thiết kế

1-0-0

1B

 

 

 

S

 

M

 

 

W

 

 

9.       

Khí cụ điện

2-0-0

1B

 

S

S

W

 

 

 

 

 

 

 

10.   

Kỹ thuật điều khiển tự động

2-0-0

1B

 

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

11.   

Kỹ thuật cảm biến

2-0-0

1B

 

S

M

 

 

 

 

 

W

 

 

12.   

Trang bị điện công nghiệp

2-0-0

1B

 

S

S

M

W

 

 

 

 

 

 

13.   

TH xung số và ứng dụng

0-2-0

1B

 

M

S

 

 

M

 

 

 

W

S

14.   

TN đo lường và cảm biến

0-1-0

1B

 

M

S

 

W

 

 

 

W

W

 

15.   

TN mạch điện

0-1-0

1B

 

M

S

 

 

 

 

 

 

W

 

16.   

TH điện

0-2-0

1B

 

M

S

W

W

M

 

 

 

 

 

17.   

TH điện tử

0-2-0

1B

 

M

S

M

W

M

 

 

W

W

M

18.   

TH nhập môn Điện- Điện tử

0-1-0

1B

 

M

M

 

M

W

 

 

 

 

 

 

5- Các học phần chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

1.       

Kỹ thuật mạch điện tử

3-0-0

1C

 

S

S

M

M

 

 

 

M

M

W

2.       

Điện tử thông tin

3-0-0

1C

 

S

M

M

M

 

W

 

W

M

W

3.       

Kỹ thuật vi điều khiển

3-0-0

1C

 

S

S

M

M

 

W

 

W

M

S

4.       

ĐK ghép nối thiết bị ngoại vi

2-0-0

1C

 

S

S

M

M

 

W

 

W

W

S

5.       

Lập trình PLC

2-0-0

1C

 

S

M

M

M

 

W

 

W

W

S

6.       

Điện tử công suất

3-0-0

1C

 

S

S

W

W

 

 

 

W

W

 

7.       

Kỹ thuật truyền hình

2-0-0

1C

 

S

S

M

W

 

 

 

W

W

 

8.       

Kỹ thuật lập trình C

2-0-0

1C

 

S

M

 

W

 

W

 

W

 

S

9.       

Tín hiệu và hệ thống

2-0-0

1C

 

M

W

M

 

 

 

 

 

 

W

10.   

Xử lý tín hiệu số

2-0-0

1C

 

S

M

M

 

 

 

 

W

 

M

11.   

Cấu trúc máy tính

2-0-0

1C

 

S

M

M

 

 

 

 

 

 

 

12.   

Kỹ thuật Vi xử lý

2-0-0

1C

 

M

W

M

 

 

 

 

 

 

W

13.   

Kỹ thuật Robot

2-0-0

1C

 

M

S

M

 

 

W

 

 

W

M

14.   

Thiết kế MĐT bằng máy tính

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

W

W

 

W

W

S

15.   

TN mạch điện tử

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

M

W

 

W

W

W

16.   

TH Kỹ thuật lập trình C

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

W

W

 

W

W

S

17.   

TH vi điều khiển

0-2-0

1C

 

S

S

W

W

S

W

 

W

W

S

18.   

TH ĐK ghép nối TB ngoại vi

0-1-0

1C

 

S

S

M

W

M

W

 

W

W

S

19.   

TH lập trình PLC

0-1-0

1C

 

S

S

M

W

W

W

 

W

W

S

20.   

Đồ án Vi điều khiển

0-0-2

1C

 

M

S

M

M

M

W

 

W

M

S

21.   

Đồ án Điện tử công suất

0-0-2

1C

 

M

S

M

M

M

W

 

W

M

M

22.   

Đồ án Kỹ thuật mạch ĐT

0-0-2

1C

 

M

S

M

M

M

W

 

W

M

M

23.   

TH Kỹ thuật truyền hình

0-1-0

1C

 

M

S

M

W

M

W

 

W

W

W

24.   

Đồ án tốt nghiệp

0-0-10

1C

M

S

S

S

S

S

M

M

S

S

S

 

Các học phần tự chọn chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

1.       

Truyền thông công nghiệp

2-0-0

2C

 

S

M

 

 

 

 

 

W

W

W

2.       

Thiết kế vi mạch số với HDL

2-0-0

2C

 

S

M

W

 

 

W

 

 

 

W

3.       

TH lập trình FPGA

0-2-0

2C

 

M

S

W

 

 

W

 

 

W

S

4.       

Matlab và simulink

1-1-0

2C

 

S

S

 

 

 

W

 

 

 

M

5.       

Hệ thống nhúng

2-0-0

2C

 

S

M

M

W

 

W

 

 

 

M

6.       

TH lập trình nhúng

0-2-0

2C

 

M

S

 

W

 

W

 

W

W

S

7.       

Sửa chữa- bảo trì máy tính

0-2-0

2C

 

M

S

M

M

 

 

 

W

W

 

8.       

Học kỳ doanh nghiệp KT Điện tử

0-0-2

2C

 

M

S

S

M

M

W

M

S

S

W

9.       

Thực tập tốt nghiệp KT Điện tử

0-0-2

2C

 

M

S

S

M

M

W

M

S

S

W

 

Các học phần chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện

1.       

Điện tử công suất

3-0-0

1C

 

S

S

W

W

 

 

 

W

W

 

2.       

Cung cấp điện

2-0-0

1C

 

M

S

M

 

 

 

 

S

S

 

3.       

Đồ án thiết kế cấp điện

0-0-2

1C

W

M

S

S

W

M

 

W

M

S

W

4.       

Máy điện 1

2-0-0

1C

 

M

S

M

 

 

 

 

M

M

 

5.       

Máy điện 2

2-0-0

1C

 

M

S

M

 

 

 

 

M

M

 

6.       

TN máy điện

0-1-0

1C

 

M

S

S

M

S

 

 

S

M

 

7.       

Thực tập máy điện

0-0-2

1C

 

M

S

S

M

S

 

 

S

M

 

8.       

Trường điện từ

2-0-0

1C

 

M

S

M

 

 

 

 

M

M

 

9.       

Lập trình PLC

2-0-0

1C

 

S

M

M

M

 

W

 

W

W

S

10.   

Bảo vệ rơle

3-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

11.   

Ngắn mạch

2-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

12.   

Mạng điện khu vực

3-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

13.   

TN Rơle

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

M

W

 

W

M

 

14.   

TN Mạng điện khu vực

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

M

W

 

W

M

 

15.   

ĐA thiết kế mạng điện khu vực

0-0-2

1C

W

M

S

S

W

M

 

W

M

M

W

16.   

KT điện cao áp & vật liệu điện

3-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

17.   

TN KT điện cao áp

0-1-0

1C

 

S

S

W

W

M

W

 

W

M

 

18.   

ĐA chống sét và tiếp địa

0-0-2

1C

W

M

S

S

W

M

 

W

M

M

W

19.   

TH tin học ứng dụng trong HTĐ

0-2-0

1C

 

M

M

M

W

 

 

 

M

W

S

20.   

Chuyên đề Lưới điện phân phối

2-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

21.   

TH Cung cấp điện

0-1-0

1C

 

M

S

M

M

M

 

 

M

S

 

22.   

Kỹ thuật chiếu sáng

2-0-0

1C

 

S

S

M

 

 

 

 

S

M

 

23.   

TH Thiết kế chiếu sáng với phần mềm chuyên dụng

0-1-0

1C

 

M

S

M

 

 

 

 

M

M

S

24.   

TH Lập trình PLC

0-1-0

1C

 

S

S

M

W

W

W

 

W

W

S

25.   

TH vẽ sơ đồ điện (Autocad)

0-1-0

1C

 

M

M

M

 

 

 

 

W

 

S

26.   

Đồ án tổng hợp HTCCĐ

0-0-10

1C

M

S

S

S

S

S

M

M

S

S

S

 

Các học phần chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện

1.       

Năng lượng sạch & tái tạo

2-0-0

2C

 

M

S

W

 

 

 

 

M

M

 

2.       

Thông tin và điều độ trong HTĐ

2-0-0

2C

 

M

S

W

 

 

 

 

M

M

 

3.       

Nhà máy điện

3-0-0

2C

 

M

S

M

 

 

 

 

S

M

 

4.       

ĐA Nhà máy điện

0-0-2

2C

W

M

S

S

W

M

 

W

M

S

W

5.       

TH Tính toán lưới điện trên máy tính

0-1-0

2C

 

M

M

M

 

 

 

 

W

 

S

6.       

Chuyên đề Sửa chữa thiết bị điện

1-0-0

2C

 

M

S

M

 

 

 

 

S

M

 

7.       

TN Điện tử công suất

0-1-0

2C

 

S

S

W

W

M

W

 

W

W

 

8.       

Học kỳ doanh nghiệp HTCCĐ

0-0-2

2C

 

M

S

S

M

M

W

M

S

S

W

9.       

Thực tập tốt nghiệp HTCCĐ

0-0-2

2C

 

M

S

S

M

M

W

M

S

S

W

 

Loại HP

Mô tả

 

Mức

Mức độ đáp ứng CĐR

1A

Học phần bắt buộc - đại cương

 

W

Liên quan mức độ thấp(Weak)

1B

Học phần bắt buộc - cơ sở

 

M

Liên quan mức độ trung bình(Medium)

1C

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

 

S

Liên quan chặt chẽ(Strong)

2A

Học phần tự chọn bắt buộc - đại cương

 

 

 

2B

Học phần tự chọn bắt buộc - cơ sở

 

 

2C

HP tự chọn bắt buộc - chuyên ngành

 

Ký hiệu

Mô tả

3

Học phần tích lũy kỹ năng mềm

 

Ci

Chuẩn đầu ra bắt buộc

4

Học phần tích lũy chứng chỉ

 

 

6

Học phần tự chọn tự do

 

 

 

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo